Phụ nữ Pà Thẻn ở Tuyên Quang và những đôi tay dẻo dai, thuần thục dệt áo từ thuở lên 3
Cộng đồng người Pà Thẻn ở Tuyên Quang quan niệm rằng, phụ nữ ai cũng phải biết dệt thổ cẩm để mỗi năm, họ tự dệt cho bản thân 1 bộ quần áo xúng xính dịp năm mới và ngày về nhà chồng.
Bởi vậy, phụ nữ Pà Thẻn được học, được dạy dệt từ thuở lên 3.
Cộng đồng dân tộc Pà Thẻn ở xã Hồng Quang, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang không chỉ được biết đến với lễ hội nhảy lửa đặc sắc, vừa nhận quyết định chứng nhận đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia, mà còn được biết đến với nghề dệt thổ cẩm.
Đây không chỉ là nét văn hóa đặc sắc, đậm nét đời sống tinh thần, sự tự hào của đồng bào Pà Thẻn, mà với người Pà Thẻn, dệt thổ cẩm là một hình thức tăng cường sức khỏe, tăng sự dẻo dai cho cơ thể, cho những đôi tay của phụ nữ Pà Thẻn.
Phụ nữ Pà Thẻn được học dệt từ thuở lên ba. Ảnh: X.Cường – B.Loan
Bởi vậy, hễ khi sắp xếp được công việc đồng áng, chị Sìn Thị Nghiệp (ở thôn Thượng Minh, xã Hồng Quang, huyện Lâm Bình) lại tranh thủ ngồi bên khung cửi, tất bật đôi tay với công việc dệt thổ cẩm.
Chị Sìn Thị Nghiệp là một trong tất cả phụ nữ điển hình ở thôn Thượng Minh được dạy, được học dệt thổ cẩm từ thuở lên 3, lên 4 tuổi.
Bởi người Pà Thẻn nơi đây quan niệm, phụ nữ Pà Thẻn không chỉ đảm việc nhà, mà phải thông thạo cả việc thêu thùa và hơn nữa, theo phong tục người Pà Thẻn, trước khi cưới, người con gái phải tự tay dệt cho mình bộ váy áo mới để mặc trong ngày cưới.
Để tạo nên những tấm vải thổ cẩm nhiều họa tiết, đỏi hỏi đôi tay người dệt phải dẻo dai, tỉ mẩn ở các khâu dệt. Ảnh: X.Cường – B.Loan
Chị Nghiệp cho biết: “Từ khi 5 tuổi, tôi đã được bà và mẹ dạy cách thêu và dệt trang phục. Dệt trang phục thổ cẩm của dân tộc Pà Thẻn rất kỳ công, đòi hỏi sự tỉ mẩn, kỳ công. Bởi vậy, có những người học vài năm mới biết dệt cơ bản và để dệt hoàn thành 1 bộ váy, phải mất ít nhất 3 tháng dệt vải, nhuộm và khâu bằng tay. Sau đó mới tới các khâu dệt trang trí họa tiết”.
Theo chị Nghiệp thành phần cơ bản của bộ trang phục gồm váy, áo, khăn đội đầu xếp nhiều lớp, thắt lưng. Màu sắc chủ đạo của trang phục là đỏ, đen và trắng.
Cũng như các dân tộc khác, phụ nữ Pà Thẻn dùng yếm trước ngực để tạo nên sự kín đáo và duyên dáng. Yếm có hình vuông, thêu hoa văn màu đỏ, vàng xen lẫn những đường kẻ trắng tôn thêm vẻ sặc sỡ của thân áo ngoài.
Ngoài trang phục truyền thống kết hợp với hiện đại, phụ nữ Pà Thẻn còn thêu, dệt nên các sản phẩm đa dạng, phong phú để phục vụ kinh doanh du lịch, góp phần nâng cao thu nhập, như: khăn đội, trang phục, vỏ gối…Ảnh: X.Cường – B.Loan
Chị Sìn Thín Nón (thôn Thượng Minh, xã Hồng Quang, Lâm Bình) chia sẻ, để có được một bộ quần áo là cả một sự lao động nghệ thuật kiên trì, tỉ mỉ bởi y phục của họ rất cầu kỳ trong từng đường kim mũi chỉ và trong từng họa tiết trên y phục.
Theo chị Nón, tất cả các công đoạn dệt, thêu hoa văn, ghép vải của người Pà Thẻn hoàn toàn bằng phương pháp thủ công truyền thống.
Trước kia, nguyên liệu dệt vải là kéo từ sợi cây bông, cây đay, hiện chủ yếu dùng len chỉ. Sau khi nhuộm màu là mắc sợi, sang chỉ dệt thành những mảnh vải thổ cẩm hình vuông hay dải vải khổ nhỏ hoặc rộng đắp trực tiếp lên vải áo, khăn hoặc váy.
Video đang HOT
Cận cảnh những chiếc khăn được tạo nên từ đôi bàn tay khéo léo, tỉ mẩn của phụ nữ Pà Thẻn. Ảnh: X.Cường – B.Loan
Trên trang phục của người Pà Thẻn luôn có những hình như cây cầu, ngôi nhà, con chó, hình quả trám bởi bắt nguồn truyền thuyết xa xưa kể lại rằng có một cô gái người Pà Thẻn mồ côi đi hội chợ xuân.
Khi nhìn thấy các dân tộc khác có trang phục của riêng mình, cô gái đã rất tủi thân, cô độc và suy nghĩ mình cũng phải có bộ trang phục cho dân tộc mình. Vô tình cô gái nhìn thấy đàn chim bay lượn trên cành cây với nhiều màu sắc, xanh, đỏ, tím… ngay lúc đó. trong tâm trí cô gái đã hình thành màu sắc trang phục cho mình và khi cô gái ngồi thêu trang phục cô đã đưa ước mơ và suy nghĩ của mình vào bộ trang phục đó.
Vì mồ côi nên cô luôn ước có một người thương, một ngôi nhà và một con chó để bảo vệ mình, khu rừng cô ở có rất nhiều cây trám trắng nên cô đưa luôn hình quả trám vào trang phục để thêm sinh động có động vật, có cây cối thì cuộc sống sẽ tích cực và trong lành hơn.
Nụ cười phụ nữ dân tộc Pà Thẻn khi khoác lên mình y phục truyền thống do chính tay mình làm nên. Ảnh: X.Cường – B.Loan
Chính vì vậy mà các bộ trang phục của dân tộc Pà Thẻn sẽ có các hình cây cầu thể hiện cho tình yêu, ngôi nhà thể hiện niềm hạnh phúc và hy sinh, con chó là biểu tượng của sự tương trợ bảo vệ, hình quả trám thể hiện sự cầu mong cho cuộc sống tích cực và trong sạch.
Với bàn tay khéo léo, tài hoa của mình, phụ nữ Pà Thẻn dệt lên những tấm váy xòe cầu kỳ và độc đáo cuốn hút sự chú ý của nhiều người.
Những bộ trang phục truyền thống đặc sắc này sẽ được phụ nữ Pà Thẻn khoác lên mình ào những dịp trọng đại như ngày Tết, lễ cưới, ngày hội văn hóa dân tộc, ngày có chợ phiên…
Khi phụ nữ Pà Thẻn khoác lên mình bộ trang phục đặc sắc, đỏ rực, cùng những phụ kiện xinh đẹp như vòng cổ, vòng tay, hoa tai được làm bằng chất liệu bạc sáng lóng lánh xuống núi để khoe sắc, giao duyên. Từ đây, không ít chàng trai, cô gái Pà Thẻn đã thành vợ chồng từ những chợ phiên như thế.
Với sự phát triển của xã hội, đến nay, thổ cẩm Pà Thẻn vẫn được lưu giữ nét truyền thống.
Ngoài trang phục truyền thống kết hợp với hiện đại, phụ nữ Pà Thẻn còn thêu, dệt nên các sản phẩm đa dạng, phong phú để phục vụ kinh doanh du lịch, góp phần nâng cao thu nhập, như: khăn đội, trang phục, chăn thêu, vỏ gối, các loại túi, ví, bìa sách…
Việc bảo tồn và phát huy được nghề dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc Pà Thẻn ở huyện Lâm Bình không chỉ giữ gìn được giá trị văn hóa mà còn tạo điều kiện tích cực cho Lâm Bình phát triển du lịch cũng như tạo sinh kế bền vững và nâng cao thu nhập cho đồng bào.
Độc đáo áo dài lụa phối jean tại fashion show Chu và Chung
Hoa hậu Đại dương Việt Nam 2023 Thu Uyên cùng các người mẫu mang đến phần trình diễn thời trang ấn tượng qua những thiết kế mới nhất của nhà thiết kế Võ Việt Chung và Chu Thị Hồng Anh.
Trong đó, có sự kết hợp giữa áo dài lụa và jean.
Khi áo dài lụa kết hợp cùng quần jean tại show thời trang Chu và Chung - Ảnh: BTC
Tối 26-9, fashion show Chu và Chung diễn ra trong không gian Chu Gallery tại TP.HCM.
Show diễn giới thiệu 100 mẫu thiết kế mới của nhà thiết kế Võ Việt Chung và Chu Thị Hồng Anh, đánh dấu cột mốc lần đầu tiên hai nhà thiết kế Việt hợp tác cùng nhau.
Sự kết hợp thú vị trong thời trang
Qua show thời trang Chu và Chung lần này, giới mộ điệu thời trang thêm góc nhìn mới về nhà thiết kế Võ Việt Chung khi anh kết hợp cùng nhà thiết kế Chu Thị Hồng Anh thử nghiệm phối hợp áo dài lụa và quần jean.
Khán giả có trải nghiệm mới về sự pha trộn mềm mại, nền nã và truyền thống của lụa với sự hiện đại, trẻ trung của jean.
"Tôi và nhà thiết kế Chu Thị Hồng Anh có cùng phong cách lụa là gấm vóc, cùng tâm huyết giữ gìn và quảng bá nét đẹp di sản Việt Nam ra thế giới.
Chính vì thế chúng tôi kết hợp cùng nhau tạo nên những thiết kế mang văn hóa Á Đông đồng thời kế thừa văn hóa đương đại" - nhà thiết kế Võ Việt Chung chia sẻ.
20 mẫu thiết kế có sự kết hợp giữa áo dài, váy và quần jean tạo thêm hương vị mới trong thời trang.
Nhà thiết kế Võ Việt Chung cho biết các thiết kế tập trung vào những gam màu trung tính như lam, chàm, tía.
Điểm nhấn thu hút mọi ánh nhìn là các hoa văn cổ điển cùng kỹ thuật vẽ, in hiện đại, thêu thủ công và đính kết.
Người mẫu Vũ Linh diện áo dài lụa kết hợp jean
Sự kết hợp mang đến góc nhìn mới cho giới mộ điệu thời trang
Nhà thiết kế Võ Việt Chung và Chu Thị Hồng Anh
Mỗi thiết kế như một bức tranh
Ngoài 20 thiết kế kết hợp cùng nhau, nhà thiết kế Võ Việt Chung và Chu Thị Hồng Anh còn mang đến những thiết kế riêng.
Võ Việt Chung mang đến 40 thiết kế trong bộ sưu tập Giáp Thìn chào đón năm mới 2024.
Ngoài đưa các hoa văn cổ vào thiết kế, anh còn đưa hình ảnh linh vật của năm mới là rồng vào một cách tinh tế, tạo điểm nhấn qua chất liệu và hình thức thể hiện.
Các thiết kế trong bộ sưu tập Giáp Thìn
Còn nhà thiết kế Chu Thị Hồng Anh tiếp tục phát huy thế mạnh của mình qua 40 thiết kế, truyền tải được thông điệp ứng dụng văn hóa truyền thống trong thiết kế đương đại.
Hằng năm nhà thiết kế phát triển những họa tiết mới, mẫu thêu mới, hoa mới từ sắc hương đồng nội và sắc màu phố núi tạo nên thiết kế mới.
"Lần này có một số thiết kế sử dụng phom dáng cũ nhưng được tôi làm mới bằng chất liệu kết hợp thêu hoa văn mang màu sắc đương đại.
Cùng đó là những thiết kế cổ điển nhưng vẫn mang tinh thần hiện đại bởi lối thêu đương đại trong truyền thống" - nhà thiết kế Chu Thị Hồng Anh nói với Tuổi Trẻ Online.
Mỗi họa tiết thêu như một bức tranh
Hoa hậu Đại dương Việt Nam Thu Uyên
Sắc hương đồng nội (hoa chuối, hoa dâm bụt, hoa thược dược, hoa cúc, hoa sen, hoa lan, dã quỳ...) và sắc màu phố núi (họa tiết hoa văn trên thổ cẩm) được thêu trên quần jean.
Chị cho biết thêu lên jean vất vả, cực gấp 10 lần so với thêu trên lụa. Bởi vì thêu trên chất liệu dày, đồng thời thêu như tranh sơn dầu. Trung bình mỗi thiết kế phải thêu trong một tháng.
Nhà thiết kế cũng chú trọng đến màu sắc khi thêu như tạo nên một bức tranh sinh động.
Những thiết kế mới này gợi ý cho xu hướng thời trang thu đông và mùa xuân 2024.
Mẫu nhí Gia Hân thả dáng trên sàn diễn, gây ấn tượng với trang phục thổ cẩm Đảm nhận vai trò vedette kid trong BST Rời khỏi màn sương, mẫu nhí Gia Hân mong muốn bày tỏ sự cảm phục với quyết tâm chạm đến ước mơ của các bạn nhỏ vùng cao. BST thời trang thổ cẩm Rời khỏi màn sương của NTK Thạch Linh là điểm nhấn thú vị trong show thời trang Tinh hoa c ố đ...