Phụ nữ ơi, hãy học cách trở nên lười biếng để hạnh phúc hơn
Đôi khi, việc bớt vất vả, bớt lo toan chính là cách người phụ nữ có được hạnh phúc cho riêng mình.
Trên thực tế, người phụ nữ hiện đại một ngày phải tất bật suốt 24 tiếng với công việc chính và công việc nhà. Quá bận rộn và lo toan khiến người phụ nữ cảm thấy kiệt sức, mệt mỏi. Đôi khi, việc trở nên lười biếng vừa khiến bạn cảm thấy thoải mái hơn mà còn khiến gia đình bạn hạnh phúc hơn.
Phụ nữ lười biếng hơn, chồng siêng năng hơn
Thường thì khi người chồng lười biếng, vợ sẽ siêng năng làm tất cả mọi việc và biến những ông chồng thành những đứa trẻ. Không ai được sinh ra để làm việc nhà, kể cả người vợ cũng vậy. Vì vậy, người vợ hãy trao cho chồng cơ hội để làm việc nhà. Làm một người vợ lười biếng, bạn hãy khuyến khích, khen ngợi khi chồng làm việc nhà, nhờ đó anh ấy sẽ tự tin và siêng năng hơn khi giúp đỡ bạn. Chuyện hôn nhân, tình cảm vợ chồng từ đó được vun đắp.
Anh minh hoa
Mẹ lười biếng, con tự biết chăm sóc mình
Một số người mẹ thường quá cầu toàn, họ chăm chỉ, chu đáo làm tất cả mọi việc thay cho con của mình, bất kể đứa trẻ đã lớn đến mức nào. Họ chăm chút cho con từ mái tóc đến ngón tay. Người mẹ như vậy luôn luôn bận rộn và mệt mỏi. Hơn nữa, các con của họ sẽ trở nên lười biếng, ỷ lại.
Thay vào đó, các bà mẹ nên hướng dẫn các con làm việc nhà, sửa lại khi con làm sai và động viên khi con hoàn thành tốt công việc. Thành công của “bà mẹ lười biếng” không chỉ nằm ở việc mẹ được nghỉ ngơi trên ghế sofa mà còn là các con sẽ tự lập, tự tin hơn khi trưởng thành.
Vợ lười biếng, gia đình hạnh phúc hơn
Video đang HOT
Người mẹ, người vợ lười biếng làm việc nhà sẽ không bị căng thẳng, mệt mỏi từ đó ít buồn bực, than phiền. Chồng họ sẽ biết quan tâm hơn đến các con, đến các thành viên khác trong gia đình. Nhờ có người mẹ lười biếng, các con sẽ ngoan hơn, tự lập hơn, biết quan tâm đến người khác hơn thay vì chỉ ham chơi, ỷ lại.
Anh minh hoa
Trong một gia đình, người mẹ, người vợ luôn là nằm ở vị trí trung tâm. Người mẹ, người vợ lười biếng sẽ dịu dàng hơn, không giận dữ, phàn nàn. Đó chính là điều tạo nên một gia đình hạnh phúc.
Cuối cùng, các bà mẹ cần nhớ rằng, đừng hy sinh mù quáng, cả chồng và con bạn đều có nghĩa vụ chăm lo, vun đắp cho gia đình. Thay vì kêu ca, phàn nàn bạn hãy học cách trở thành kẻ lười biếng để cảm thấy thoải mái hơn từ đó, gia đình bạn sẽ hạnh phúc hơn.
Theo Emdep
Em chồng đã ở nhờ còn lười biếng, chị dâu cao tay khiến cô ta miễn cưỡng thay đổi chỉ sau 1 tuần
Em chồng của Nguyệt sinh ra trong gia đình chẳng mấy giàu có nhưng lại rất đỏng đảnh, lười biếng. Cô sai bảo, nhắc nhở nó rất nhiều nhưng nó vẫn không biết sợ. Cuối cùng, cô đã nghĩ ra cách trị tới cùng.
Nguyệt sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, Lãm thì là chàng trai tỉnh lẻ lên trọ học rồi chúng tôi yêu nhau. Ban đầu mẹ cô cũng phản đối dữ lắm vì cho rằng Lãm không xứng đáng. Thế nhưng Nguyệt là người con gái rất tự tin, độc lập và không vì lời ngăn cấm của mẹ mà chịu chia tay người yêu.
Biết không thể làm Nguyệt thay đổi, mẹ cô liền quay sang tỏ rõ thái độ với Lãm. Mỗi lần anh tới đón cô đi chơi, vào nhà ngồi thì bà không thèm tiếp. Nhưng hễ đứng ở cổng thì y như rằng bị hoạnh họe là chảnh, là coi thường người lớn. Lãm chẳng biết làm sao cho phải, Nguyệt thì vài phen cãi nhau với mẹ vì chuyện này.
Suốt 2 năm trời, mẹ Nguyệt phản đối nhưng cũng không ích gì. Rồi một buổi tối mùa thu nọ, Nguyệt bất ngờ thông báo với cả gia đình muốn kết hôn. Mẹ cô suýt đánh rơi bát cơm, trố mắt nhìn rồi lắp bắp:
- Cái gì? Ai lấy? Lấy ai? Đừng nói với tao là mày lại lấy cái thằng khố rách áo ôm đấy nhé.
- Ai khố rách áo ôm hả mẹ? Trong khi mẹ coi thường người ta thì họ đã cật lực đi làm và mua được nhà rồi ạ. Mẹ ạ, mẹ đừng coi thường Lãm như thế, mẹ càng tỏ thái độ như vậy thì người khổ là con gái mẹ đấy. Con muốn thông báo với bố mẹ con muốn lấy chồng, và Lãm sẽ tới xin phép trong một vài ngày tới ạ.
Bố Nguyệt thì tỏ ra khá hào hứng, hỏi về chuyện công việc, nhà cửa của Nguyệt và Lãm. Còn mẹ cô có vẻ vẫn sốc, nói không lên lời. Sau 1 hồi, bà bỏ dở bữa cơm rồi đi lên phòng. Sau cùng, bà vẫn phải nhượng bộ Nguyệt. Đám cưới diễn ra vào cuối năm đó. Ngay sau đám cưới, cả hai đã có nhà riêng để ở.
Hành trình đến với nhau gian nan là thế, khi về một nhà Nguyệt và Lãm rất trân trọng nhau. Cuộc sống hai vợ chồng son khá hạnh phúc khi vấn đề lớn nhất là chỗ ở đã ổn định. Nguyệt và Lãm không muốn kế hoạch mà muốn sinh con ngay khi có thể.
Và sau gần 1 năm kết hôn, Nguyệt cũng mang thai. Cùng khoảng thời gian đó, cô em chồng muốn lên thành phố thực tập nên dọn về sống cùng để phụ chị dâu. Và cuộc sống của Nguyệt lúc này mới bớt dần ngọt ngào, thay dần vào đó là cay đắng.
Em của Lãm mặc dù sinh ra trong gia đình không giàu có gì nhưng tính tình khá đỏng đảnh. Nguyệt không hiểu là em lên chăm chị hay chị chăm em. Con bé được ở 1 mình 1 phòng riêng, nhưng căn phòng lúc nào cũng bừa bộn, thậm chí là bẩn thỉu bốc mùi. Có lần, con bé mua đồ ăn vặt về, mang hoa quả vào phòng ăn nhưng không dọn, tới mức ruồi muỗi bay tứ tung.
(Ảnh minh họa)
Nguyệt ban đầu còn nhịn và nhắc nhở, nhưng con bé chẳng hề nghe lời. Cô quyết không nhân nhượng mà đi "tố" với Lãm. Thật không ngờ, anh lúc nào cũng bênh em gái chằm chặp:
- Nó còn trẻ mà, em đừng chấp nhặt. Để anh bảo nó sống cho gọn gàng, sạch sẽ.
- Em nói cho anh biết, sắp tốt nghiệp đại học thì không còn bé bỏng gì hết. Mà sau này con em, từ 2 tuổi cũng phải tự biết dọn đồ chơi, 3 tuổi phải biết vứt rác đúng nơi đúng chỗ, 4 tuổi làm dần việc nhà trong khả năng. Còn đây hơn 20 tuổi anh nói bé, đừng để em nói thẳng với mẹ không cho nó ở đây.
Lãm biết mình hớ, lập tức nịnh nọt cho Nguyệt yên tâm. Thế nhưng đúng là bản tính, dù anh chị có nhắc nhở, mắng nhiếc nặng lời thì cô em chồng cũng chỉ gọn gàng được 2 - 3 hôm rồi đâu lại vào đấy. Việc nhà thì nó vẫn lười, lấy cớ bận rộn chẳng động tay động chân. Đã thế, nó còn chỉ canh lúc anh chị đi vắng dẫn bạn về nhà tụ tập.
Biết là nói không ăn thua, Nguyệt nghĩ ra cách trị cô em tới cùng. Bình thường, mẹ chồng sẽ là người chi tiền học cho em chồng. Tuy nhiên, từ khi ra ngoài này thực tập, em chồng có chỗ ăn, ở, tiêu vặt có anh chị lo nên mẹ chồng cắt hoàn toàn. Thế nên, cô quyết định "đánh" vào tài chính may ra nó sẽ thay đổi.
Đợt này, Nguyệt đi chợ, nấu cơm nhưng mua rất ít đồ. Thậm chí, cô chỉ nhiều một số loại hoa quả tốt cho bà bầu, còn mâm cơm cắt hẳn món thịt đi, toàn rau với đậu... Bởi cô biết em chồng thích ăn thịt, không có thịt là không chịu nổi. Mỗi lần ngồi vào bàn ăn là xị mặt, khó chịu rồi trách móc. Thấy nó cứ gảy gảy món ăn trong đĩa, Lãm mới bực mình mắng trước.
Suốt 1 tuần liền, Nguyệt vẫn kệ lời trách móc của cô em chồng và kiên trì làm mâm cơm như thế khiến cô ta chịu không nổi mới trách Nguyệt đối xử tệ bạc với mình.
Lúc này, Nguyệt mới lên tiếng:
- Chị nói cho em biết này, em không đóng góp gì trong căn nhà này thì đừng đòi hỏi. Ăn xong bát không rửa, sáng dậy nhà không quét, ấm chén không rửa, tối về nấu cơm không phụ mà còn đòi ăn ngon nữa à?
Từ giờ chị không sai bảo em nữa đâu, nhưng nếu em tự giác làm thì sẽ có cơm có thịt, có tiền tiêu vặt. Không hài lòng, em tự ra ngoài kiếm đi, mẹ cũng biết chuyện và để anh chị tự định đoạt rồi đấy.
Cô em chồng tức tối nhưng chẳng nói lên lời. Sau hôm ấy, dù miễn cưỡng nhưng em chồng đúng là chăm chỉ lên trông thấy.
Theo Doanhnghiepvn
Nỗi khổ của cô gái 4 năm chỉ được "yêu" 10 lần, nghĩ tới chồng sắp cưới lại hãi hùng Tôi giấu bố mẹ hai bên chuyện này, vì tôi biết dù các cụ có dễ tính đến đâu cũng thấy hơi khó chấp nhận. Nói ra, bố mẹ chắc chắn sẽ bảo như thế thì cưới luôn đi rồi làm ăn chứ sao phải về sống không danh phận như thế mang điều tiếng. Tới giờ, chúng tôi đã có 4 năm...