Phụ nữ nên nhớ làm vợ chứ đừng trở thành ‘bảo mẫu’ của chồng
Đàn ông ai cũng muốn được vợ chăm sóc, thương yêu nhưng không có nghĩa bạn phải chiều chuộng, làm đủ mọi việc và trở thành “bảo mẫu” của chồng.
Trang chăm bẵm chồng như một đứa trẻ (Ảnh minh họa)
Nguyễn Thu Trang (29 tuổi, Hà Nội) luôn được bạn bè của chồng nhận xét là người chu đáo, cẩn thận, chăm chồng từng miếng ăn, giấc ngủ. Quả thực, cuộc sống gia đình Trang chu toàn, đâu ra đấy. Sáng dậy, chị pha sẵn cho chồng một cốc sữa nóng, quần áo được lấy sẵn, là phẳng phiu để chồng đi làm. Thậm chí cơm ba bữa mỗi ngày chị cũng phải đổi theo sở thích của chồng. Chị coi chồng như một đứa trẻ luôn có vợ bên cạnh vỗ về, hỏi han.
Sau ngày cưới, Trang gần như cắt đứt quan hệ với bạn bè, bởi Trang muốn toàn tâm toàn ý vì chồng. Trang luôn túc trực nấu nướng đợi chồng về ăn cơm. Chồng báo có khách là chị vội vàng đi mua đồ nhậu, thức đến đêm để phục vụ, miễn sao để chồng chị hài lòng.
Thế nên, mọi việc trong nhà từ A đến Z đều một tay chị làm, chỉ cần những điều chồng thích, chị sẵn sàng phục vụ. Lâu dần chồng chị cũng chẳng còn ý thức làm việc nhà, mặc cho vợ đi làm về muộn vẫn phải lo cơm nước, lúi húi dọn dẹp đến muộn mới được đi ngủ.
Cho đến khi Trang có bầu, nghén nằm một chỗ, cũng là lúc chồng chị phải làm việc. Nhưng anh động vào thứ gì là hỏng thứ ấy, làm không ra hồn, anh sinh ra cau có, khó chịu. Đến lúc này, Trang mới nhận ra mình đã chiều chồng quá, coi chồng như một “đứa trẻ” nên khi bầu bí Trang vẫn phải lo lắng nhiều thứ.
Cũng giống như chị Trang, chị Thu Thúy (32 tuổi, Nam Định) vì chiều chồng quá khiến chồng chị sinh ra lười biếng, ham chơi. Dù đã có 2 mặt con nhưng chị vẫn luôn coi chồng như một đứa trẻ. Đi làm về, chị vội vã đón con, đi chợ, nấu cơm… Chồng chị chỉ mỗi việc bưng bát cơm lên ăn và nhận xét những món vợ nấu, sau đó ngồi xem phim. Đến khi chị đổ bệnh, chồng chị không biết cho con ăn gì, con học ở trường nào, gia đình thiếu thốn những gì.
Video đang HOT
Vì thế, các bà vợ người vợ đừng biến mình trở thành “bảo mẫu” của chồng, chăm sóc chồng từng ly từng tí… Hãy khôn khéo trong cách cư xử với chồng để chồng luôn cảm thấy hạnh phúc mà không sinh hư. Bạn nên yêu chiều ở mức độ vừa phải, để họ luôn nhớ đến những cử chỉ ngọt ngào, những câu nói yêu thương của vợ dành cho mình.
Người ta vẫn thường nói: “Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm”, là phụ nữ bạn cần biết cách thu vén cho gia đình nhỏ của mình. Nhưng không vì thế mà chị em chỉ chăm chăm nghĩ đến việc làm thế nào để chiều chồng, quan tâm đến chồng mà quên mất bản thân mình. Làm như thế, chỉ khiến chồng ỷ lại, lười biếng, vô tâm với vợ và tìm cách chối bỏ trách nhiệm của mình trong gia đình.
Việc người phụ nữ biết cách chiều chồng cũng là một điều tốt, nhưng chỉ nên chiều chồng trong khuôn khổ. Đừng rập khuôn theo người khác, mà hãy khôn khéo biết “nêm” các “gia vị” sao cho vừa đủ. Thi thoảng hãy “rời xa” chồng một chút, để anh ấy có thể tự lập được mọi việc trong gia đình. Có như vậy chồng bạn mới có ý thức và trách nhiệm hơn trong gia đình của mình.
Theo NĐT
Gái ế 'vơ' tạm anh bán đồng nát, ai ngờ đời tôi lên tiên
31 tuổi, bạn bè ai cũng có gia đình, con cái ổn định, có nhà có cửa ổn cả, còn tôi, vẫn bơ vơ một mình.
Nhiều lúc buồn tủi nhớ lại thời thanh xuân, lại thấy tủi phận. Không phải cô gái xấu xí không có nhan sắc, không phải người không có đàn ông theo đuổi. Chỉ là, cái thời còn mộng mơ, tôi chưa từng nghĩ sẽ lấy ai, yêu ai, chẳng muốn ràng buộc. Tính tình thích bay nhảy, tự do, đã khiến tôi từ chối rất nhiều người đàn ông bên cạnh mình.
Có lúc tự giận mình tại sao lại bỏ qua nhiều cơ hội tốt, nhưng cuộc sống vốn là vậy. Mình chưa thích lấy chồng thì không ai ép được mình.
Cứ chơi, cứ vui, cứ đi du lịch với bạn bè, rồi đi ăn cưới bao nhiêu người. Đến lúc nhận ra thì mình cũng đã già, 31 tuổi, bạn bè có gia đình hết, những người theo đuổi mình cũng không còn đủ kiên nhẫn chờ đợi.
Qua lại nhiều, gặp anh, anh hay trêu lại nói chuyện rất khôi hài làm tôi cảm thấy rất vui. Mỗi tuần, như thông lệ, có gì tôi cũng mang qua nhà anh trước rồi mới đi làm. (Ảnh minh họa)
Bố mẹ lo lắng, họ hàng mối lái. Người ta cũng giới thiệu cho tôi hết người này tới người nọ, nhưng, tôi sợ cái cảm giác vồ vập trong tình yêu. Sợ ai đến cũng hỏi tôi em làm lương bao nhiêu. Sợ những cái nhìn dò xét, soi mới và những câu hỏi vào vấn đề luôn như kiểu &'nếu em thấy ưng anh thì chúng mình cưới nhau luôn, đỡ mất thời gian tán tỉnh'.
Tôi nhiều tuổi thật nhưng cũng không phải gặp cái là muốn lấy ngay chứ. Hôn nhân là chuyện cả đời, người ta có thích tôi cũng nên dành chút thời gian để tìm hiểu, để tán tỉnh, để chăm sóc và lãng mạn với tôi. Đằng này, vừa gặp đã nói chuyện lấy nhau, làm như tôi là gái ế bỏ đi không bằng. Cảm giác bị tổn thương, xúc phạm nghiêm trọng. Vài lần như thế, tôi đâm chán, chẳng còn muốn nghĩ tới chuyện mai mối chồng con nữa. Cũng mặc kệ, đến đâu thì đến ai, nói sao thì nói, bao giờ có người hợp thì lấy cũng xong.
Tôi thật không ngờ cuộc đời mình lại đưa đẩy tôi gặp một người đàn ông bán đồng nát như ngày hôm nay. Những ngày đi qua chỗ anh làm việc, tôi mang ít sách vở, đồ không dùng tới bán cho anh. Được vài đồng để đưa cho bố mẹ, cũng là dọn dẹp nhà cửa chứ tiền nong cũng chẳng thực sự quan trọng.
Qua lại nhiều, gặp anh, anh hay trêu lại nói chuyện rất khôi hài làm tôi cảm thấy rất vui. Mỗi tuần, như thông lệ, có gì tôi cũng mang qua nhà anh trước rồi mới đi làm. Lâu dần thành quen, có hôm không có gì mang tới, anh lại gọi hỏi tôi. Biết tôi ốm, anh tới tận nhà thăm nom, chăm sóc ân cần, chu đáo. Chẳng hiểu từ bao giờ, tôi lại cảm mến anh. Sự ân cần của anh làm tôi xúc động. Có lẽ, người con gái chưa từng được người yêu chăm sóc như tôi dễ bị xúc động bởi những giây phút ấy.
Thấy bố mẹ anh như vậy, tôi cũng yên tâm trong lòng. Càng trân trọng tôi, anh càng yêu chiều tôi. Anh cũng bỏ nghề, về kinh doanh cùng bố. (Ảnh minh họa)
Tôi đã thích anh và đem lòng mến mộ anh, chẳng quan tâm anh chỉ là một người bán đồng nát. Và thật bất ngờ khi chính tôi là người thổ lộ tình cảm với anh, làm anh vui sướng tột độ. Ngay hôm tôi nói thích anh, anh đã nhảy lên vì hạnh phúc và lao vội tới nhà tôi, hồ hởi đón tôi đi chơi. Từ đó, chúng tôi chính thức yêu nhau.
Ban đầu bố mẹ tôi buồn lắm, thương con cái học hành đàng hoàng lại lấy anh bán đồng nát nhưng tôi kiên quyết, vả lại con gái cũng không còn trẻ trung gì nên bố mẹ cũng phải gật đầu đồng ý cho chúng tôi.
Thật bất ngờ, ngày anh đưa tôi về gặp bố mẹ anh, nhà anh khá là giàu. Nhà anh so với nhà tôi điều kiện gấp trăm lần. Chỉ là anh thuê chỗ trọ nhỏ bán đồ đồng nát mà thôi, chứ bố mẹ anh cũng buôn bán, giàu có lắm. Họ hồ hởi, tiếp đón tôi nhiệt tình và liên tục cảm ơn tôi đã đồng ý con trai họ, vì anh chẳng chịu lấy vợ sinh con cho ông bà.
Thấy bố mẹ anh như vậy, tôi cũng yên tâm trong lòng. Càng trân trọng tôi, anh càng yêu chiều tôi. Anh cũng bỏ nghề, về kinh doanh cùng bố. Gia đình anh có nhà hàng, có khách sạn lớn, nhưng anh không thích theo nghiệp của gia đình, đi làm nghề thu gom sách báo, đồ vứt đi, vì anh bảo, đó là thứ quý giá. Anh muốn biến những thứ con người ta không cần tới thành thứ giá trị. Giờ có người yêu rồi, anh muốn làm theo lời bố, để sau này có kinh tế vững vàng hơn.
Anh chiều chuộng, quan tâm tôi, mua đồ đẹp cho tôi, đưa tôi đi du lịch, nhà hàng, tới cả những nơi sang trọng và nơi vỉa hè. Được bên anh, tôi thấy đời mình tươi mới, hạnh phúc. Chỉ còn vài tháng nữa là chúng tôi cưới nhau. Mẹ anh đã mua cho chúng tôi một căn hộ rộng 100m, chỉ để cho hai vợ chồng tôi ở đó.
Đúng là thật không ngờ, 31 tuổi có người yêu và yêu anh đồng nát, đời tôi lại &'lên tiên' thế này!
Theo Khampha
Chiều chuộng vợ trẻ vô điều kiện và cái giá phải trả Thế rồi sự thật về cô vợ trẻ trung, xinh đẹp của tôi đã làm con tim tôi tan nát, khi sáng nay vừa ngủ dậy muộn lại vội đi làm, vợ bỏ quên điện thoại ở nhà. Ảnh minh hoạ: Internet Tôi phải lòng em từ cái nhìn đầu tiên, em với đôi mắt bồ câu mở ra trong veo, đôi môi...