Phụ nữ nên biết điều này để không còn là người ‘nói dai nói dại’
Dù rằng, phụ nữ luôn được xem là người nói rất nhiều, đôi lúc khiến đàn ông cũng phải “né tránh”. Chính vì vậy, là phụ nữ dù nói nhiều đến mấy cũng cần phải đúng lúc đúng chỗ.
Nam giới chẳng ai thích một người phụ nữ nói nhiều. Nếu bạn có tính xấu này thì hãy nhớ, nói nhiều cũng phải đúng lúc đúng chỗ.
Phụ nữ nói nhiều nhưng đúng lúc đúng chỗ mới là thông minh
Các nghiên cứu về phái yếu cho thấy phụ nữ đa phần rất hay nói và biểu hiện đa âm tiết cũng là tính chất riêng của phái nữ… Đôi khi việc nói nhiều làm sản sinh một lượng enzim giúp chuyển hoá các phản ứng hoá học tăng hóc môn nữ và độ mềm dẻo nữ tính, và một phụ nữ ít nói chưa chắc đã tốt cho sức khoẻ.
Nhưng để biết nên nói lúc nào và nói thời điểm nào lại là một “kỹ năng” để chúng ta luôn được các ông chồng nể phục. Đôi khi nói đúng chỗ nó lại có sức mạnh vô cùng lớn. Học nói cũng là bài học cần chia sẻ đến các bạn đang muốn làm người vợ đầy “uy lực” mà vẫn luôn nữ tính bên cạnh chồng.
Các nghiên cứu về phái yếu cho thấy phụ nữ đa phần rất hay nói.
- Tại nhà riêng, bạn góp ý khi chỉ có hai người tác dụng gấp nhiều lần nơi đông người. Hãy nói trọng tâm, không bù lu bù loa và thiếu căn cứ thuyết phục, nếu bị phản pháo sẽ không có lợi.
Video đang HOT
- Khi sai, họ đều biết… lúc đó lờ đi tác dụng hơn chỉ rõ theo kiểu hùa vào, tác dụng sẽ ngược lại 100%. Hãy chốt “ta sẽ nói vào lúc khác”…
- Không nên bóc mẽ cái sai của chồng trước mặt ruột thịt bên chồng: đàn ông rất ngại bị lép vế trước mặt ruột thịt của họ. Nhưng nếu bạn chê khéo trước mặt ruột thịt bên bạn, chồng bạn vì sĩ diện lại rất tiếp thu… rất nhanh.
Không nên bóc mẽ cái sai của chồng trước mặt ruột thịt bên chồng.
Phụ nữ nói nhiều nhưng phải biết cách “tiết chế”
- Không nên kể lể dài dòng lỗi này nọ trong quá khứ của chồng với các bạn bè, chẳng có tác dụng khi nhờ bạn bè thay đổi đâu, chỉ làm cho anh ta mất thể diện và sẽ không muốn đi cùng bạn ở những nơi dễ bị phơi bày mà chẳng thể bịt miệng bạn lại.
- Không nên cãi vã với chồng ở nơi công cộng, khi đi đường, vì dù đúng 100% bạn vẫn bị coi là “Sư tử Hà Đông”. Quả đất thì tròn, các cặp mắt săm soi vào sẽ có thể bạn bị người quen phóng đại… Còn chồng cho bẽ mặt vì bị mất thể diện, không tin bạn cứ xem một vài video mạng thì sẽ biết.
- Không nên làm mất mặt chồng trước các con. Dù chồng bạn có nhiều khuyết điểm thì anh ta vẫn luôn muốn làm người cha tốt, nói điểm xấu của chồng với các con bạn sẽ mất 1/2 uy lực khi dạy dỗ và không còn cơ hội để anh ta sửa chữa…
Không nên cãi vã với chồng ở nơi công cộng, khi đi đường.
- Cuối cùng, người ta có rút ra kết luận: khi chỉ có hai người và lúc nhạy cảm, mọi lời góp ý luôn cực kỳ có tác dụng. Hãy biết lúc nào nên xả stress các mẹ nhé!
Các mẹ hãy tự hào về “phái nói nhiều” và hãy nói đúng nơi đúng chỗ sao cho lời nói của chúng ta luôn đầy trọng lượng nhé.
Theo Phununew
Vì sao trên cửa sổ máy bay luôn có một lỗ nhỏ?
Khi đi máy bay, nếu để ý kỹ, chắc hẳn bạn sẽ nhìn thấy một lỗ hổng nhỏ xíu nằm cách cạnh cửa sổ khoảng vài cm. Tác dụng của lỗ nhỏ này là gì?
Ông Marlowe Moncur, Giám đốc Công nghệ tập đoàn công nghiệp hàng không GKN Aerospace đi đầu trong lĩnh vực sản xuất cửa sổ máy bay, đã trả lời câu hỏi này.
Lỗ nhỏ này có tác dụng điều tiết áp lực trên máy bay.
Kính cửa sổ máy bay có 3 lớp, lớp ngoài, lớp giữa và lớp trong cùng, tất cả đều được làm từ vật liệu acrylic. Trong 3 lớp này, lớp acrylic ở trong cùng thường được gọi là lớp chống xước, có tác dụng bảo vệ cho 2 lớp phía ngoài. Thông thường, lớp ở giữa là lớp được đục "lỗ thở".
Lớp kính ngoài và lớp giữa có vai trò quan trọng hơn, trong khi lớp kính bên trong chỉ giúp đảm bảo an toàn. Ông Moncur cho biết lớp kính bên trong nhằm duy trì áp suất của cabin khi lớp ngoài cùng bị rạn nứt (nhưng cực kì hiếm gặp).
Lớp kính bên ngoài dày nhất và là lớp chịu hầu hết áp suất của cabin. Theo ông Gonzalez, lỗ nhỏ này đóng vai trò như một lỗ thở, giúp cân bằng áp suất không khí bên trong cabin và ngoài trời ở mức an toàn và dễ chịu cho con người. Trong mọi trường hợp, áp suất bên trong máy bay luôn cao hơn áp suất bên ngoài. Nói một cách đơn giản, lỗ nhỏ này đảm bảo chỉ lớp kính ngoài cùng chịu áp suất lớn nhất, và giúp lớp giữa sẵn sàng "ứng phó" trong trường hợp khẩn cấp.
"Mục đích của lỗ thở nhỏ nằm trên tấm giữa là để cân bằng giữa áp lực bên trong khoang hành khách và khoảng trống nằm giữa các tấm acrylic, do đó áp lực của khoang hành khách sẽ chỉ ảnh hưởng tới tấm ngoài cùng", ông Marlowe Moncur nói.
Bên cạnh đó, Bret Jensen, một chuyên viên kỹ thuật hàng không cao cấp tại bộ phận phát triển máy bay thương mại của Boeing còn nói về một công dụng khác của lỗ nhỏ nhỏ này: Nó giúp ngăn ngửa hơi ẩm và tuyết bám ngoài cửa sổ, giúp cửa sổ không bị mờ mỗi khi bay qua các đám mây.
Trong những chuyến bay, lớp tuyết mỏng có thể tích tụ xung quanh lỗ nhỏ này. Nhiệt độ trên không trung có thể giảm xuống tới mức -57 độ C. Hiện tượng tuyết mỏng tích tụ là do "nước ngưng tụ khi khí từ cabin tiếp xúc với bề mặt lạnh của cửa sổ".
Hoàng Trang
Theo Ngày nay
Ông Putin công bố Nga có vaccine mới chống đại dịch Ebola Tổng thống Putin thông báo Nga đã sáng chế ra loại vaccine chống lại căn bệnh đã cướp đi sinh mạng của 11.000 người ở Tây Phi nhưng ông không cho biết cụ thể tác dụng hay bất kỳ thử nghiệm y khoa nào của loại vaccine này. Ông Putin vẫn từ chối tiết lộ tên gọi, tác động, các thử nghiệm y...