Phụ nữ nào thành đạt
Bây giờ ai chả biết, thành đạt là thành công trong sự nghiệp và trong cả đời tư. Nào là phải cân bằng với cuộc sống vốn nhiều thách thức. Vẫn phải vươn lên trong cạnh tranh, phải thăng tiến và lại còn phải làm tròn nhiệm vụ người vợ người mẹ trong gia đình. Thành công thì đòi hỏi nhiều tố chất đặc biệt, tự tin, quyết đoán, can đảm… mà xưa nay người ta hay bảo nó “khắc” với nữ tính. Đàn ông lại nhiều người “sợ” lấy người vợ quá sắc sảo, trở thành thuyền trưởng chỉ huy. Cho nên nhiều phụ nữ học cao, chức lớn hay sợ… ế chồng. Hoặc có chồng thì tỷ lệ ly hôn lớn hơn những phụ nữ chịu đựng, chịu thua thiệt trước ông chồng. Nhiều nữ trí thức doanh nhân băn khoăn chả lẽ mình phải giả vờ ngu để có vẻ nữ tính? Các lãnh đạo phong trào phụ nữ bây giờ nói thành đạt có nghĩa như sau: thành tức là thành công trong sự nghiệp, còn đạt có nghĩa là đạt được hạnh phúc gia đình. Nhưng nói thế cho nó khái quát chứ cuộc đời không đơn giản như một công thức. Mà ngay khi là một công thức rồi, mỗi người ứng dụng ra sao lại là chuyện khác.
Cái cách mà họ trở nên thành công và hạnh phúc là rất quan trọng (Ảnh minh họa)
Trong thực tế, rõ ràng có những phụ nữ thành công trong sự nghiệp, giỏi chuyên môn, lên cấp lãnh đạo hẳn hoi, thăng tiến hơn cả đàn ông. Gia đình nhờ đó giàu có, con cái học hành nước ngoài, bằng cấp đầy đủ, chồng nể vợ, cả nhà biết ơn, có khi cưu mang cả dòng họ được nhờ. Vậy có thành đạt rồi chứ gì? Ấy vậy mà người đó bị cấp dưới ghét, nhìn thấy sự ghê gớm của “bà”. Nhiều người cùng cơ quan căm ghét mà không dám ra mặt, chỉ tính ngày tháng xem bao giờ con mẹ về hưu. Có người phụ nữ chẳng phải lãnh đạo, chị là người làm ăn, buôn bán, làm giàu, sắm nhà cửa xe cộ, cho con học trường quốc tế, ông chồng cũng chẳng dám ho he, “phải chung thủy “vì lằng nhằng không qua nổi mắt mụ ta”. Nhìn thành đạt chưa? Chẳng có chức gì ngoài xã hội nhưng trong nhà có công lớn lái con thuyền vượt qua sóng dữ. Nhiều người chỉ nhìn thế là thành đạt. Nhưng hàng xóm mới là người biết rõ chất lượng của thành đạt này. Ai đụng gì đến một tí quyền lợi thì chớ có mà được yên, cãi cọ, xa lánh người nghèo khổ, ta đây khinh người như rác.
Video đang HOT
Ấy thế mới lòi ra, chất lượng của thành đạt không chỉ giỏi thu vén cá nhân, giảo hoạt mưu mô kiểu Võ Tắc Thiên, thì có giành được một cái gì đó, nhưng nhìn tổng thể lại… mất. Mà chưa ai biết sẽ mất cái gì. Mất bạn bè ư? Quan trọng gì. Mất đi những tính cách đẹp ư? Viển vông quá. Cuộc sống cần nhà cửa tiền bạc lo trăm thứ không xong, ngồi đó mà tính cách với chả tình cảm, đạo đức. Nhiều bà mẹ đảm đang thu vén kiểu đó nó mới ra một xã hội xuống cấp đạo đức chứ không dưng tự trên trời nó rơi xuống sao? Vì thế, có người bảo trong chữ thành cũng như chữ đạt, phải có chứa phẩm chất người nữa.
Cái cách mà họ trở nên thành công và hạnh phúc là rất quan trọng.
Theo 24h
Phải thương nhau thật mới bền
Phải thương nhau thật sự, quan tâm thật lòng thì mối quan hệ mới có thể bền lâu. Ông ngoại tôi trước kia là giám đốc một xí nghiệp nhỏ ở Hà Nội. Ở cái thời bao cấp khó khăn dạo đó, để lo cho gia đình mình đã khó, nhưng bằng cách này hay cách khác, ông lo lắng được cho gần trăm con người, từ sinh con tới ốm đau bệnh tật, hiếu hỉ, Lễ, Tết, ông đều nhớ tới và coi đó là một phần công việc của người làm sếp. Thậm chí sau này khi đã nghỉ hưu, vào những sự kiện đặc biệt của mỗi cựu nhân viên ông vẫn gọi điện hỏi thăm. Có lẽ lớp con cháu chúng tôi sẽ chẳng quan tâm tới những chuyện đó nhiều lắm, nếu như trong mỗi dịp đám cưới đám hỏi hay năm mới không thấy những nhân viên cũ vẫn đến thăm ông. Ông chưa bao giờ dạy lại bằng lời những điều đó cho con cho cháu, nhưng tự tâm mỗi chúng tôi, từ mẹ cho tới các cậu, các dì, người nào cũng dành một cái Tâm chân thành cho cộng sự và đồng nghiệp của mình.
Bạn thân tôi từ lúc ra trường và đi làm, dù không kinh qua nhiều công ty, nhưng ở bất cứ nơi nào tôi làm việc, cũng gặp được những người sếp thật tốt. Cái tốt ở trong những cơ hội phát triển nghề nghiệp mà họ dành cho tôi và các bạn đồng nghiệp, mà còn ở tình người trong mỗi sự quan tâm dù là đơn giản nhất. Đó chính là điều may mắn cho bản thân tôi và các bạn, bởi không phải ai cũng có được những lời hỏi han trong mỗi bước ngoặt của cuộc sống, hay được các sếp cũ âm thầm theo dõi và ủng hộ những bước tiếp theo và ủng hộ những bước tiến trong sự nghiệp.
Tôi có những người bạn, khi sếp của họ hết nhiệm kỳ phải chuyển sang thị thường khác hoặc phải về nước, trong bữa tiệc chia tay, cả sếp và nhân viên ôm nhau khóc ròng. Hay khi tôi nghỉ việc ở một tập đoàn lớn, sếp từ bên vùng viết riêng cho một lá thư thật cảm động và gọi tôi là "buddy" (bạn) thay vì chỉ đơn thuần là "colleague" (đồng nghiệp) như trong suốt thời gian làm việc cùng nhau.
Có thể bạn sẽ nghĩ, những sự quan tâm "từ trên xuống dưới" đó là hiển nhiên phải có, hay cũng sẽ có những ý kiến cho rằng các sếp chỉ play politics (làm chính trị) trong văn phòng, nhưng tôi thì luôn tin rằng, dù ở đâu, môi trường nào, trong công việc hay cuộc sống, mình cho đi thế nào sẽ được nhận lại thế đó. Và nhiều khi sếp quan tâm tới nhân viên để giữ chân người tài, cũng là điều hiển nhiên thôi, vì chẳng phải lòng trung thành và tận tâm với công việc tự mà có. Tất cả những quyển sách Đắc nhân tâm và những cuốn best-seller dạy cách đối nhân xử thế tại môi trường công sở bày ngập trên kệ ngoài nhà sách chẳng phải cũng chỉ dạy chúng ta điều đó đấy thôi.
Mỗi chúng tôi đều tin rằng đó là tình cảm thật sự cậu ưu ái dành tặng đám chị em trong nhóm (Ảnh minh họa)
Yêu thực sự - quan tâm thật lòng
Những bạn trẻ đồng nghiệp trong môi trường làm việc hiện đại ngày nay mà tôi quan sát được, cũng luôn dành cho nhau những tình thương đáng ngưỡng mộ. Tôi có thời gian làm việc trong một nhóm cộng sự chỉ có duy nhất một cậu con trai. Dù là ít tuổi gần nhất nhưng tuần nào vào thứ hai, cậu cũng mua một bó hoa tươi thắm, nay thì lily thơm nồng nàn, mai lại là cát tường mong manh. Bó hoa đó luôn được cắm vào lọ và đặt ở giữa phòng, theo lời đùa tếu của cậu là "để mấy "bánh bèo" luôn cảm thấy được yêu thương", nhưng mỗi chúng tôi đều tin rằng đó là tình cảm thật sự cậu ưu ái dành tặng đám chị em trong nhóm.
Anh bạn tôi làm việc cho một văn phòng đại diện của tập đoàn nước ngoài tại Sài Gòn, cả văn phòng chỉ có vẻn vẹn 5 người, hiếm khi nào có mặt đầy đủ vì mỗi người mỗi nhiệm vụ và đi công tác triền miên nhưng 5 cá nhân trong tập thể bé xíu đó luôn gắn với nhau nhờ một chị đồng nghiệp bởi những email về các câu chuyện hài hoặc những bài học nhỏ trong cuộc sống chị chia sẻ vào mỗi chiều thứ sáu. Mọi người trong văn phòng anh thân mật gọi chị là " trưởng ban công đoàn", cuối năm rồi có " lễ phong tặng" hẳn hoi, nhưng anh cũng bảo thật sự nếu không có những email từ chị vào mỗi cuối tuần, 5 con người đó sẽ mãi mãi chỉ là 5 cá thể độc lập trong cái kén của mình.
Một cô bé nhân viên trong nhóm của tôi hiện tại có cái bể cá nhỏ xíu đặt trên bàn làm việc. Tuần trước cô bé nghỉ phép gần một tuần, bể cá lên đầy rêu xanh. Hôm trước tôi thấy mấy cô bé nhân viên khác lui cui, đứa lóng ngóng vớt cá sang cái thau, đứa mau mau bưng cái bể xinh xinh đi cọ rêu, phơi nắng và thay nước. Chẳng phải những hành động hay lời nói ồn ào, chỉ cần những sự quan tâm giản đơn và nhỏ nhoi như vậy, cũng khiến cho văn phòng thân thiết và ấm cúng xiết bao. Tôi tin là mỗi chúng ta, dù ở cấp bậc nào, dù lớn hay nhỏ tuổi, cũng có những tình thương mến thương đồng nghiệp một cách tự nguyện và đáng yêu như vậy. Bởi lẽ phải thương nhau thật sự, quan tâm nhau thật lòng, mọi mối quan hệ mới có thể gắn kết lâu và rất bền.
Theo 24h
Đụng phải bồ sếp Tôi tá hỏa khi phát hiện ra anh chàng mình thương thầm lại chính là bồ của sếp. Tôi tự hào mình là một cô nàng năng động, tự tin và luôn biết cách thể hiện điểm mạnh của bản thân. Với tấm bằng loại giỏi ở một đại học thuộc hàng top, tôi hiên ngang bước vào công ty mà không phải...