Phụ nữ mang thai vô tình tiêm vắc xin MMR có thể gặp phải những nguy cơ gì?
Cách phòng tránh quai bị tốt nhất là tiêm vaccin MMR. Tuy nhiên, với phụ nữ bạn nên tiêm loại vaccine này trước khi mang thai ít nhất 3 tháng. Vậy phụ nữ mang thai vô tình tiêm vắc xin MMR có thể gặp phải nguy cơ gì?
Phụ nữ mang thai vô tình tiêm vắc xin MMR có thể dẫn đến nguy cơ gì? Đây là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Thông thường vắc xin thường chứa virus sống nên không được chỉ định cho phụ nữ mang thai. Bởi nguy cơ virus sống từ vắc xin có thể truyền cho thai nhi.
Vắc xin MMR cũng không ngoại lệ. Chính vì thế nó không được khuyến cáo cho phụ nữ mang thai. Và bạn cần tránh mang thai ít nhất 1 tháng sau khi tiêm phòng.
1. Vắc xin MMR là gì?
MMR là một loại vắc xin phối hợp phòng 3 loại bệnh do virus là sởi, quai bị và Rubella. Về bản chất MMR chứa virus sống giảm độc lực giúp cơ thể tạo kháng thể miễn dịch giúp chống lại virus gây ra ba loại bệnh trên.
Lịch tiêm chủng vắc xin MMR là một quy trình tiêm gồm 2 mũi. Mũi thứ nhất tiêm khi trẻ được 12 – 15 tháng tuổi. Hoặc sau 15 tháng tuổi để tránh tương tác với các kháng thể mẹ truyền sang con. Mũi thứ 2 được tiêm khi trẻ được 4 – 6 tuổi.
2. Tại sao phụ nữ nên tiêm vắc xin phòng quai bị?
Ở Việt Nam có nhiều trường hợp người trưởng thành chưa được tiêm vắc xin MMR phòng quai bị. Đó là lý do khiến họ trở thành đối tượng có nguy cơ cao bị lây nhiễm quai bị khi tiếp xúc với mầm bệnh.
Quai bị là bệnh lý rất dễ lây truyền từ người sang người qua con đường hô hấp hoặc tiếp xúc gián tiếp. Đối với phụ nữ quai bị nguy hiểm nhất khi bạn đang mang thai. Nó là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến sảy thai, sinh non hoặc thai nhi dị tật.
Chính vì thế phụ nữ cần có kế hoạch tiêm vắc xin MMR trước khi mang thai để đảm bảo có một thai kỳ khỏe mạnh. Trong trường hợp phụ nữ mang thai vô tình tiêm phải vắc xin MMR cũng có thể gặp phải những nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ và thai nhi.
Tại sao phụ nữ nên tiêm vắc xin MMR? – Ảnh: Internet
3. Nguy cơ thường gặp khi phụ nữ mang thai vô tình tiêm vắc xin MMR
Video đang HOT
Nhiều trường hợp phụ nữ mang thai vô tình tiêm vắc xin MMR mà không hề hay biết do chưa có dấu hiệu thai kỳ. Điều này rất nguy hiểm bởi vắc xin có thể tác động đến thai nhi hoặc gây suy giảm hệ miễn dịch ở người mẹ.
3.1. Nguy cơ tác động đến thai nhi do vô tình tiêm vắc xin MMR khi mang thai
Có nhiều trường hợp bà bầu vô tình tiêm vắc xin MMR nhưng không xuất hiện các dấu hiện xấu. Đặc biệt, tính đến thời điểm hiện tại chưa có trường hợp nào mắc phải hội chứng quai bị bẩm sinh liên quan đến tiêm vắc xin MMR khi mang thai.
Tuy nhiên điều này không có nghĩa là bạn có thể chủ quan. Bởi những nguy cơ có thể tiềm ẩn và chỉ bộc phát sau khi em bé chào đời.
Thông thường khi phụ nữ mang thai vô tình tiêm vắc xin MMR. Hoặc mang thai trong vòng 4 tuần sau khi tiêm vắc xin sẽ được thông báo những nguy cơ lý thuyết có thể xảy ra với thai nhi. Tuy nhiên đây không phải là dấu hiệu để thực hiện đình chỉ thai kỳ.
Các chuyên gia cho biết lây truyền từ mẹ sang con các dạng virus quai bị và sởi do tiêm vắc xin MMR khi mang thai chưa từng được ghi nhận. Tuy nhiên virus vắc xin Rebella được tìm thấy trong sữa mẹ.
Phụ nữ mang thai vô tình tiêm vắc xin MMR cần đến ngay bệnh viện để được thăm khám – Ảnh: Internet
3.2. Nguy cơ suy giảm hệ miễn dịch đối với người mẹ khi vô tình tiêm vắc xin MMR trong thai kỳ
Mặc dù tính đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có nghiên cứu chứng minh tiêm vắc xin MMR khi mang thai có thể gây nguy cơ cho người mẹ hay không. Nhưng các chuyên gia khuyến cáo không nên tiêm chủng vắc xin này cho bà bầu.
Bởi hệ miễn dịch ở bà bầu thường yếu ớt hơn so với người khỏe mạnh. Chính vì thế nếu phụ nữ mang thai vô tình tiêm vắc xin MMR có thể tạo điều kiện cho virus sống trong vắc xin tấn công cơ thể.
4. Phải làm gì khi phát hiện vô tình tiêm vắc xin MMR khi mang thai?
Nếu phụ nữ mang thai vô tình tiêm vắc xin MMR. Hoặc phát hiện có thai sau khi tiêm vắc xin khi chưa được 3 tháng, bạn cần đến ngay trung tâm y tế hoặc bệnh viện chuyên khoa sản để được thăm khám và tư vấn tiền sản sớm.
Đoc thêm bài viết: Dấu hiệu tiền sản giật và những ảnh hưởng nghiêm trọng đối với mẹ bầu.
Bên cạnh đó thai phụ sẽ được tư vấn xét nghiệm máu, kiểm tra nồng độ kháng thể IgM, IgG đối với Virus quai bị, rubella. Nếu nồng độ hai loại kháng thể cao, thai phụ có thể phải chọc ối để kiểm tra bào thai có bị nhiễm virus hay không.
Mặc dù cho đến hiện nay chưa có nghiên cứu thích hợp về ảnh hưởng của vắc xin MMR đến sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, mẹ bầu cần cẩn trọng bởi virus trong vắc xin hoàn toàn có thể gây hại cho sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi.
Bị quai bị sau bao lâu có thể mang thai? Cần lưu ý điều gì?
Mặc dù là bệnh lý lành tính nhưng quai bị nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng sinh sản. Vậy bị quai bị sau bao lâu có thể mang thai? Nó có ảnh hưởng gì đến sức khoẻ của mẹ và bé không?
Quai bị là bệnh truyền nhiễm cấp tính có khả năng lây lan nhanh từ người sang người thông qua ho, hắt hơi, dịch tiết chứa mầm bệnh. Người mắc quai bị có thể gặp phải những biến chứng nguy hiểm về sinh sản như: Viêm tinh hoàn, viêm buồng trứng,... Vậy bị quai bị sau bao lâu có thể mang thai? Có thai sau khi điều trị quai bị có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của mẹ và thai nhi không?
1. Mang thai sau khi mắc quai bị có ảnh hưởng gì không?
Thực tế câu hỏi bị quai bị sau bao lâu có thể mang thai nhận được sự quan tâm của rất nhiều người. Đặc biệt là phái nữ có kế hoạch mang thai nhưng không may bị quai bị trước đó. Một vấn đề cũng được quan tâm không hề kém chính là có thai sau khi mắc quai bị có ảnh hưởng gì đến sự phát triển của thai nhi không?
Các bác sĩ cho biết nếu mắc quai bị trong 3 tháng đầu của thai kỳ thì vô cùng nguy hiểm. Nó có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Đặc biệt là có thể làm tăng nguy cơ sảy thai hoặc thai nhi dị tật.
Tuy nhiên, nếu mẹ bầu bị quai bị trước khi mang thai và đã được điều trị trước đó nghĩa là nguy cơ biến chứng đã được giải trừ. Bạn có thể yên tâm mang thai mà không cần lo lắng bệnh sẽ ảnh hưởng đến thai nhi.
Một trong những biểu hiện của bệnh quai bị không ảnh hưởng đến thai nhi chính là người mẹ có thai sau khi đã hết sưng hoàn toàn.
Bị quai bị sau bao lâu thì có thể mang thai? - Ảnh: Internet
2. Bị quai bị sau bao lâu thì có thể mang thai?
Như đã nói ở trên mang thai sau khi điều trị khỏi quai bị hoàn toàn không ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản. Bạn hoàn toàn có thể mang thai sau khi điều trị khỏi bệnh mà không cần lo lắng sẽ gặp biến chứng gây ảnh hưởng đến thai nhi. Và đó chính là lời giải cho câu hỏi bị quai bị sau bao lâu thì có thể mang thai?
Mặc dù mang thai sau khi điều trị khỏi quai bị khá an toàn. Nhưng để đảm bảo có một thai kỳ khỏe mạnh, tốt hơn hết mẹ bầu vẫn nên đến bệnh viện để được thăm khám và theo dõi cụ thể. Bên cạnh đó, mẹ bầu cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng và tập luyện khoa học để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Điều này sẽ đảm bảo cho cả mẹ và bé đều khỏe mạnh trong thai kỳ.
Có thể mang thai ngay sau khi điều trị quai bị khỏi hoàn toàn - Ảnh: Internet
3. Một số điều cần lưu ý với phụ nữ trước khi mang thai
Mặc dù đã có lời giải cho câu hỏi bị quai bị sau bao lâu thì có thể mang thai? Bạn cũng không nên chủ quan trước căn bệnh này.
Thông thường bệnh quai bị sẽ tự khỏi sau khoảng 7 ngày kể từ giai đoạn toàn phát nếu được chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên quai bị ở người trưởng thành thường nguy hiểm hơn nếu không được điều trị kịp thời.
Một trong những biến chứng có thể gặp phải khi mắc quai bị là viêm buồng trứng ở phụ nữ. Đặc biệt là khi mắc quai bị sau tuổi dậy thì nếu bị biến chứng viêm buồng trứng có thể dẫn đến vô sinh. Do đó nếu chẳng may bị quai bị nàng cần điều trị sớm, chăm sóc, kiêng khem đúng cách để ngăn ngừa biến chứng có thể xảy ra.
Tốt hơn hết, nếu có kế hoạch mang thai mà chưa tiêm phòng quai bị, bạn nên đến cơ sở y tế gần nhất để tiêm Vaccine MMR. Đây là cách phòng tránh quai bị tốt nhất cho bà bầu. Bởi sức khỏe của bạn trong thai kỳ thường rất yếu, sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Tiêm phòng quai bị trước khi mang thai để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh - Ảnh: Internet
Bạn nên tiêm Vaccine phòng quai bị trước khi mang thai ít nhất 3 tháng để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh. Bởi trong quá trình mang thai bạn không được phép tiêm Vaccine MMR để phòng ngừa nguy cơ có thể xảy ra.
Bên cạnh đó, bạn cần tăng cường sức đề kháng cho cơ thể bằng một chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh. Bổ sung nhiều rau xanh, vitamin và khoáng chất, giúp cơ thể đảm bảo chất dinh dưỡng.
Tập luyện thể dục thể thao ít nhất 30 phút mỗi ngày để tăng cường thể lực. Bên cạnh đó, cần loại bỏ rượu, bia, chất kích thích có hại cho cơ thể.
Trong trường hợp phát hiện mắc quai bị khi đang mang thai ở thời điểm 3 tháng đầu của thai kỳ, bạn cần đến ngay bệnh viện để được thăm khám, điều trị theo phác đồ cụ thể.
Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc điều trị khi chưa được sự đồng ý của bác sĩ. Bởi tác dụng phụ của thuốc có thể đe dọa đến sức khoẻ của mẹ và sự phát triển của thai nhi.
Ngoài ra mẹ bầu cần thiết phải khám thai định kỳ để kiểm soát quá trình phát triển của bào thai. Đồng thời phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ có thể xảy ra.
Tìm hiểu về virus gây bệnh quai bị và khả năng lây lan bệnh Họ virus Paramyxoviridae là một nhóm tác nhân khác nhau, có thể gây ra nhiều bệnh. Trong đó, quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính gây ra bởi virus quai bị là Mumps virus, thuộc họ Paramyxoviridae này. 1. Virus gây bệnh quai bị Các virus này có hình thể và cấu trúc rất gần gũi với họ Orthomyxoviridae. Virus gây...