Phụ nữ mang thai và cho con bú ăn nhiều hải sản rất có hại
Ăn nhiều hải sản sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển hệ thống thần kinh của thai nhi hoặc của trẻ nhỏ, đặc biệt có những triệu chứng phải đến khi trẻ từ 7-14 tuổi mới xuất hiện.
Ảnh minh họa: Internet
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, phụ nữ mang thai và phụ nữ trong thời kỳ cho con bú nên hạn chế ăn đồ hải sản, tốt nhất mỗi tuần chỉ nên ăn 1-2 lần, mỗi lần dưới 100g.
Ngoài ra, những người bị bệnh gút, bệnh viêm khớp cũng cần hạn chế tối đa lượng hải sản tránh làm tăng axit uric trong máu. Người thừa cân, béo phì nguy cơ bị gút cung cao. Nếu không tiết chế kịp thời thì đến một lúc nào đó sẽ khiến cho bệnh nhân đau đớn.
Phải đun kĩ mới được ăn
Trong hải sản có chứa vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus, có khả năng chịu nhiệt cao, ít nhất phải hơn 80 độ C. Ngoài ra, nước chưa đun sôi có thể chứa vi khuẩn cũng gây ô nhiễm ngược. Nói chung, khi chế biến hải sản cần đun sôi nước khoảng 4-5 phút để khử trùng đầy đủ.
Video đang HOT
Trong thịt cua sống có chứa nang trùng “lungfluke” (một loại trùng hút máu phổi, còn gọi là đỉa phổi), nếu không qua khử trùng tiêu độc ở nhiệt độ cao mà ăn sống ăn tái kiểu “gỏi cua” sẽ rất dễ mắc bệnh “đỉa phổi”.
Loại lungfluke ký sinh trong phổi, không những kích thích hoặc phá hoại các tổ chức phổi, dẫn tới ho, khạc ra máu, mà còn có thể xâm nhập lên não, dẫn tới chứng co giật, thậm chí gây bại liệt.
Nếu lungfluke xâm nhập các khí quan như mắt, thận, gan, tim, tủy sống… còn dẫn tới các hậu quả nghiêm trọng hơn. Bởi vậy cua phải nấu thật chín mới được ăn, phải qua đun sôi tối thiểu 20-30 phút.
Không ăn kèm trái cây với hải sản
Chúng ta thường có thói quen ăn trái cây sau bữa ăn cho sạch miệng, dễ tiêu. Nhưng trên thực tế nếu sau khi ăn hải sản mà ngay lập tức ăn trái cây là không tốt.
Nó không chỉ ảnh hưởng đến sự hấp thụ protein, canxi trong hải sản của cơ thể mà lượng tannin trong trái cây kết hợp với protein và canxi này tạo thành canxi không hòa tan kích thích đường tiêu hóa, và thậm chí sẽ gây ra các triệu chứng như đau bụng, buồn nôn, nôn mửa.
Chú ý khâu bảo quản
Hải sản nói chung là các loại thực phẩm nguồn gốc từ động vật, rất giàu chất đạm (protein). Khi bị chết hoặc bảo quản ở nhiệt độ thông thường, chúng rất nhanh chóng bị các vi khuẩn xâm nhập và phát triển nên dễ gây bệnh.
Với một số loại hải sản như cá ngừ, cá thu, vi khuẩn thậm chí biến thịt của cá thành chất độc (chuyển một loại axit amin là histidin trong thịt cá thành chất độc histamine) gây ngộ độc (đỏ da, nóng bừng, trống ngực, đau đầu, khó thở…).
Theo thông tin trên Lao động, nếu bạn chỉ ăn thức ăn được chế biến hợp vệ sinh từ hải sản còn tươi sống, sau chế biến ăn ngay, không có khâu nào trong giai đoạn từ lúc chế biến đến bàn ăn bị ô nhiễm, thì chắc chắn sẽ không bị ngộ độc hải sản do các loại vi trùng.
Các hải sản đông lạnh có thể an toàn về mặt vi khuẩn nếu được bảo quản đông lạnh liên tục từ khi còn sống tới khi bạn mua và chưa quá hạn sử dụng.
Theo SKGD
Không lo gút tái phát khi chuyển mùa
Cũng như các bệnh xương khớp khác, bệnh gút chịu ảnh hưởng bởi yếu tố thời tiết và thường tái phát khi chuyển mùa. Tuy nhiên, nếu có phác đồ điều trị hợp lý, người bệnh sẽ không phải đối mặt với những cơn đau khớp dữ dội.
Bệnh nhân bị gút ở khớp ngón tay.
Bệnh gút xảy ra do rối loạn chuyển hóa purin, làm gia tăng nồng độ axit uric trong máu. Từ đó, những tinh thể urat được hình thành, lắng đọng ở khớp và các cơ quan khác của cơ thể, dẫn đến viêm, sưng tấy, đau nhức. Theo thống kê, khoảng trên 90% bệnh nhân gút là nam giới (đặc biệt ở độ tuổi trung niên) mắc bệnh gút do thường xuyên uống nhiều rượu, bia. Bên cạnh đó, chế độ dinh dưỡng giàu chất purin (phủ tạng động vật, thịt đỏ, tôm, cua,...), hút thuốc lá,... cũng góp phần làm tăng nguy cơ mắc gút.
Theo các nghiên cứu, cơn đau gút thường lắng xuống sau khoảng vài ngày đến một tuần. Nếu bệnh nhân không được điều trị và không có chế độ dinh dưỡng hợp lý, những đợt viêm cấp sẽ tái diễn, lâu dần xuất hiện các hạt tophi dưới da (u cục), nếu vỡ có thể gây loét, hoại tử rất khó chữa lành. Bên cạnh đó, gút còn gây ra hậu quả nặng nề như hư khớp, sỏi thận, suy thận...
Việc điều trị gút cần thực hiện theo đúng phác đồ của bác sĩ và duy trì lâu dài để bệnh không tái phát. Phương pháp điều trị phổ biến là sử dụng colchicin và các thuốc giảm đau chống viêm không steroid, thuốc hạ axit uric,... Những thuốc này giúp làm giảm triệu chứng nhanh nhưng có thể gây tiêu chảy, loét dạ dày, dị ứng, suy gan, thận,... Đặc biệt, người cao tuổi nếu dùng thuốc điều trị gút không đúng cách có thể làm ảnh hưởng tới hệ miễn dịch vốn đang trong thời kỳ lão hóa.
Cây trạch tả giúp đào thải axit uric rất tốt cho bệnh nhân gút.
Trước những nhược điểm của thuốc Tây y, nhiều bác sĩ và bệnh nhân đã tìm đến giải pháp bằng Đông y, đó là sử dụng sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên, không gây tác dụng phụ khi dùng lâu dài. Đi đầu cho xu hướng này và được khẳng định qua nhiều nghiên cứu khoa học là thực phẩm chức năng Hoàng Thống Phong. Với thành phần chính là trạch tả, giúp đào thải các chất độc hại ra khỏi cơ thể, chống viêm, kết hợp cùng nhiều thảo dược quý khác như: ba kích, hạ khô thảo, thổ phục linh, nhàu, hoàng bá,... Hoàng Thống Phong có tác dụng giảm đau, giảm sưng khớp, cải thiện vận động, tăng cường đào thải axit uric, hỗ trợ điều trị bệnh gút và phòng ngừa cơn gút cấp tái phát. Sản phẩm đã được nghiên cứu tại bệnh viện Trung ương Quân đội 108 do PGS.TS Nguyễn Văn Quýnh thực hiện, qua theo dõi điều trị 27 bệnh nhân gút cho thấy: Hoàng Thống Phong giúp giảm nồng độ axit uric trong máu, giảm viêm sưng khớp, ngăn tái phát cơn gút cấp và không có tác dụng phụ.
Bên cạnh việc dùng Hoàng Thống Phong, khi thời tiết thay đổi bất thường, bệnh nhân gút cần lưu ý: giữ ấm cơ thể, hạn chế ra ngoài khi trời mưa lạnh; cai rượu, bia, hạn chế món ăn giàu đạm, giàu chất béo; nên đi khám sức khỏe định kỳ để theo dõi, kiểm soát nồng độ axit uric ở ngưỡng cho phép.
Theo tiền phong
Muốn tránh bệnh gút thì né canh chua bạc hà Bệnh gút là hậu quả của chuyện axít uric tăng trong máu rồi kết tủa trong khớp. Có nhiều lý do khiến axít uric bội tăng, chẳng hạn vì: Ảnh minh họa - Hoại huyết như sau cơn sốt rét, sau lần chấn thương. - Tiêu thụ quá nhiều chất đạm từ lòng heo, thịt mỡ, da gà, cá nục, cá mòi, lạp...