Phụ nữ mắc chứng bệnh gì khiến khó ‘lên đỉnh’?
Co thắt âm đạo là bệnh làm cho người phụ nữ không thể chấp nhận được mọi kiểu xâm nhập vào âm đạo, nên rất khó “lên đỉnh” mỗi khi yêu.
Trạng thái này xảy ra là do phản xạ co thắt của nhóm cơ đi từ xương vệ (mu) đến xương cụt, khiến cho các cơ ở âm đạo trở nên căng cứng đột ngột, không dung nạp mọi động thái đưa vào âm đạo (đặt mỏ vịt hoặc thăm khám phụ khoa bằng tay), kể cả quan hệ tình dục cũng rất đau hoặc không thể thực hiện được.
Nhiều phụ nữ ngại gần gũi chuyện ấy vì căn bệnh co thắt âm đạo. Ảnh minh họa
Người bệnh không tạo ra sự co thắt một cách có ý thức mà phản xạ co thắt âm đạo giống như phản xạ nhắm mắt khi có vật lạ bay vào. Mức độ nghiêm trọng của bệnh cũng như mức độ đau khi đưa vật gì đó vào âm đạo khác nhau tùy từng người.
Sự co thắt âm đạo còn có thể do các cơ quanh tiểu khung co chặt do bị căng thẳng thường xuyên, điều này cũng hạn chế lưu lượng máu đến toàn bộ vùng âm đạo, làm cho niêm mạc trở nên nhạy cảm và dễ tổn thương (rách), gây đau ở nhiều mức độ khác nhau và có nhiều phụ nữ không thể đi xe đạp hay mặc quần jean.
Làm thế nào khắc phục?
Việc tìm kiếm các bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý có kinh nghiệm về lĩnh vực tình dục là điều nên làm đối với những người đang bị bệnh. Dành nhiều thời gian hơn để tìm hiểu về cấu tạo cơ thể, gần gũi với chính bản thân mình, đặc biệt là hệ thống các cơ quan sinh dục, là điều mà bạn phải làm để kiểm soát căn bệnh tốt hơn.
Sử dụng dụng cụ nong cơ âm đạo cũng là một phương pháp điều trị hiệu quả mà bạn có thể tự áp dụng tại nhà theo hướng dẫn của các bác sĩ chuyên khoa.
Ngoài ra, các chuyên gia còn khuyến khích người bệnh tìm kiếm sự giúp đỡ từ trong chính gia đình của mình cũng như thực hiện đúng mọi chỉ định thăm khám phụ khoa theo định kỳ và không nên quá căng thẳng trước những lần “giao ban”.
Cách chữa trị
Theo nhiều nghiên cứu, kết quả điều trị co thắt đau âm đạo rất cao, ví dụ như nghiên cứu của Biswas & Ratnam, 1995, có kết quả đến 100%; của Butcher, 1999, 98-100%; của Masters & Johnson, 1970, 97,7%.
Theo bác sĩ Đào Xuân chia sẻ trên Sức khỏe & Đời sống, gây tê tại chỗ với gel hay kem có thể giúp kiểm soát chứng co thắt đau âm đạo nhưng vì có nhiều yếu tố tham gia gây ra bệnh (thể chất hay tâm lý) cho nên việc điều trị phụ thuộc vào lý do làm cho bệnh phát sinh. Mỗi trường hợp cần một phương pháp riêng. Dù không điều trị, bệnh cũng không tiến triển nặng hơn, trừ phi bạn tình nam cứ ép buộc và người phụ nữ phải nghiến răng chịu đau, tuy nhiên điều này hiếm xảy ra do tính chất co thắt và gây đau đến mức không thể chấp nhận.
Dùng thuốc an thần là một phương pháp giải mẫn cảm toàn thể, có tác dụng như một thứ thuốc làm nền. Valium (seduxen, diazepam) là thuốc an thần thường dùng cho mục đích này, không gây nghiện nhưng phải được thầy thuốc chỉ định và theo dõi.
Dùng bộ nong âm đạo, có nhiều cỡ khác nhau, từ đường kính nhỏ rồi tăng dần nhưng không to hơn đường kính của tăm-pông. Được sự giúp đỡ của thầy thuốc, người phụ nữ sẽ tự mình đặt ống nong vào âm đạo, từ tốn, nhẹ nhàng để có thể yên tâm cả về thể chất và tâm lý.
Video đang HOT
Liệu pháp tình dục có hướng dẫn bệnh nhân biết cách tự gây khoái cảm vì co thắt âm đạo không có nghĩa là người phụ nữ trở nên lãnh cảm, không muốn quan hệ tình dục hay không yêu bạn tình. Tự gây khoái cảm có thể giúp giảm nhẹ nỗi sợ quan hệ tình dục. Đạt được cảm giác đỉnh điểm không phải là mục đích duy nhất của tự gây khoái cảm mà còn là cách để tăng sự dễ chịu cho vùng cơ quan sinh dục.
Hạo Nhiên (T/H)
Theo Đời sống Plus/GĐVN
Sau khi quan hệ, phụ nữ thấy vùng kín có 7 dấu hiệu này hãy đi khám gấp kẻo tổn thương đường sinh sản mà không biết
Bất cứ dấu hiệu bất thường nào ở vùng kín sau khi quan hệ đều có nguyên nhân của nó, có thể là do bạn bị viêm nhiễm, mãn kinh, đang trong thời kỳ rụng trứng... hoặc có vấn đề bệnh lý nghiêm trọng, đừng nên chủ quan.
Vùng kín luôn là một bộ phận nhạy cảm, không phải lúc nào nó cũng có thể hoạt động theo cách bạn muốn. Đôi khi, nó còn gây ra các rắc rối khiến bạn cảm thấy mệt mỏi hoặc xấu hổ. Tuy nhiên, bạn không nên coi thường những dấu hiệu lạ này bởi rất có thể cơ thể đang cố gắng thông báo một điều gì quan trọng.
Giáo sư sản phụ khoa Michele Curtis đến từ Đại học Texas ở Houston, Mỹ cho biết: " Sau khi quan hệ tình dục, nhiều phụ nữ sẽ thấy vùng kín của mình bỗng dưng phát ban, chảy máu... Điều bạn cần làm ngay lập tức là đến gặp bác sĩ, nói cho họ biết vấn đề của bạn".
Cũng theo giáo sư, bất cứ dấu hiệu bất thường nào ở vùng kín sau khi quan hệ đều có nguyên nhân của nó, có thể là do bạn bị viêm nhiễm, mãn kinh, đang trong thời kỳ rụng trứng... hoặc có vấn đề bệnh lý nghiêm trọng, đừng nên chủ quan.
Dưới đây là 7 tín hiệu bất thường ở vùng kín sau khi quan hệ, phụ nữ không nên bỏ qua:
1. Tiết dịch âm đạo bất thường
Bà Sandra Reed, phát ngôn viên của Hội Sản phụ khoa Mỹ cho rằng, thời điểm mà phụ nữ tiết nhiều dịch âm đạo nhất là khi rụng trứng vào giữa chu kỳ kinh nguyệt. Nhưng nếu sau khi quan hệ, chị em nhận thấy dịch tiết âm đạo của mình bị vón cục, có màu trắng giống như phô mai thì rất có thể vùng kín của bạn đã bị nhiễm nấm candida.
Nếu dịch âm đạo màu trắng đục, vón cục thì rất có thể bạn đã bị nhiễm nấm candida.
Căng thẳng, bệnh tật, dùng thuốc như kháng sinh và steroid và các vấn đề sức khỏe như bệnh tiểu đường có thể gây ra sự phát triển quá mức của loại nấm này. Ngoài ra, dịch tiết âm đạo bất thường cũng là tín hiệu cảnh báo các bệnh lây qua đường tình dục, ví dụ như bệnh lậu.
2. Vùng kín bị phát ban, ngứa
Nếu vùng sinh dục của bạn bị phát ban, ngứa ngáy sau khi quan hệ thì rất có thể bạn đã bị dị ứng với loại bao cao su vừa sử dụng hoặc chất bôi trơn... Thậm chí, theo bác sĩ Curits, những người phụ nữ có dấu hiệu này có thể đã bị dị ứng với nước tiểu, mồ hôi hoặc tinh trùng của bạn tình.
Ngoài ra, hiện tượng phát ban còn là dấu hiệu của nhiễm virus herpes (mụn rộp) thường bắt đầu bằng cảm giác ngứa ran và sau đó xuất hiện những vết mụn nhỏ màu đỏ hoặc mụn nước trắng.
3. Cảm thấy nóng rát ở vùng kín
Sau khi quan hệ tình dục, phụ nữ bỗng cảm thấy buồn tiểu, đi tiểu ở tần suất đáng báo động, kèm cảm giác đau đớn, nóng rát thì rất có thể bạn đã bị nhiễm trùng đường tiết niệu.
Theo bác sĩ Curtis: "Quan hệ tình dục thường xuyên có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng tiểu và có thể làm tăng cơn đau mà chúng gây ra, thậm chí có thể gây viêm bàng quang".
Trong một số ít trường hợp, cảm giác nóng rát sau quan hệ có thể là dấu hiệu của chứng đau âm hộ...
Trong một số ít trường hợp, cảm giác nóng rát có thể là dấu hiệu của chứng đau âm hộ, đau mãn tính ở âm hộ do nhiễm trùng (như nấm men hoặc nấm candida lặp đi lặp lại), chấn thương (như phẫu thuật vùng chậu làm tổn thương dây thần kinh và khiến họ cảm thấy đau liên tục).
4. Co thắt âm đạo
Sau khi quan hệ tình dục lần đầu, nếu vùng kín của chị em thường xuyên co bóp chặt thì rất có thể bạn đã mắc chứng co thắt âm đạo, khiến việc quan hệ trở nên đau đớn hơn.
Nguyên nhân của những cơn co thắt và đau đớn như vậy chưa được xác định rõ và đôi khi không xác định được nguyên nhân. Tuy nhiên, nguyên nhân phổ biến nhất là do bị chấn thương tình dục trong quá khứ hoặc cảm giác lo lắng trước khi quan hệ tình dục.
5. Vùng kín có mùi chua
Nếu mùi vùng kín của bạn chuyển sang mùi tanh hoặc chua, rất có thể bạn đã mắc bệnh viêm âm đạo do vi khuẩn, một chứng viêm do sự phát triển quá mức của vi khuẩn thường thấy trong âm đạo.
Bác sĩ Curtis cho biết, thói quen hút thuốc, thụt rửa thường xuyên và hoạt động tình dục đều có thể là nguyên nhân gây bệnh.
Phụ nữ dùng tampon hơn 8 giờ sẽ gây viêm nhiễm, tạo ra mùi chua.
Ngoài ra, mùi hương này còn có thể xuất hiện khi phụ nữ dùng tampon hơn 8 giờ mà không thay, hãy gặp bác sĩ để được kiểm tra và lấy thuốc điều trị nhiễm trùng.
6. Chảy máu vùng kín
Nguyên nhân gây ra chảy máu nhẹ ở vùng kín có thể bắt nguồn từ các yếu tố khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi và sức khỏe của bạn. Mãn kinh hoặc mất cân bằng nội tiết tố có thể khiến tử cung của bạn chảy máu trong những thời điểm không mong muốn. Việc sử dụng thuốc tránh thai không phù hợp với cơ thể có thể làm cho niêm mạc tử cung bị bong ra, dẫn đến chảy máu vùng kín.
Đặc biệt, nếu bạn bị chảy máu sau khi quan hệ tình dục chứ không phải bất cứ lúc nào khác, hãy cẩn thận cổ tử cung của bạn đang có vấn đề, bao gồm ung thư cổ tử cung, u xơ tử cung, viêm vùng chậu hoặc thai ngoài tử cung...
Nếu như bạn đang có bầu thì chảy máu ở vùng kín chính là dấu hiệu sảy thai, bạn nên đi cấp cứu ngay lập tức.
7. Đau khi quan hệ
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, có khoảng 22% phụ nữ phải trải qua cảm giác đau khi quan hệ tình dục trong một thời điểm nào đó.
Nguyên nhân gây đau có thể là do quan hệ quá thô bạo hoặc sai tư thế. Nhưng nếu cơn đau kéo dài thì có thể đến từ nhiều nguyên nhân như u nang buồng trứng, nhiễm trùng tử cung hoặc vòi trứng, mô sẹo do nhiễm trùng hoặc phẫu thuật cũ, lạc nội mạc tử cung hoặc u xơ tử cung.
Nếu cơn đau kéo dài thì có thể nó đến từ nhiều nguyên nhân như u nang buồng trứng, nhiễm trùng tử cung...
Nếu bạn gặp bất kỳ cơn đau kéo dài khi quan hệ tình dục, hãy đi khám càng sớm càng tốt.
"Hãy chú ý đến vị trí đau," bác sĩ Curtis nói. "Bạn hãy chú ý xem mình đau tại vị trí đó liên tục hay thi thoảng, đau nhiều hay ít và mô tả chi tiết với bác sĩ".
Theo Womansday/Helino
11 điều ảnh hưởng đến chuyện yêu của phái đẹp Trong đời sống vợ chồng để tình yêu được thăng hoa, viên mãn...điều quan trọng là cần sự thấu hiểu, thông cảm những "bất trắc" để tìm hướng giải quyết. Theo thống kê của Hiệp hội Sản Phụ khoa Mỹ thì cứ 4 phụ nữ có 3 người, ít nhất có 1 lần gặp những trục trặc trong đời sống chăn gối, đó...