Phụ nữ lấy chồng giàu phải nhớ điều này để chồng không coi thường
Dù bạn có lấy chồng giàu có cỡ nào… cũng đừng bao giờ phụ thuộc kinh tế hoàn toàn vào anh ấy.
Tiền bạc nhất định phải… phân minh
Người ta khuyên các đôi vợ chồng trẻ rằng “ái tình thì mặc ái tình, tiền bạc phải luôn rạch ròi, phân minh”. Ngay từ khi mới về nhà chồng, hãy thống nhất cách chi tiêu, quản lý tiền bạc. Hãy nói rõ quan điểm của mình rằng có thu nhập bao nhiêu, sẽ đóng góp bao nhiêu (nếu cần thiết), phải giữ lại bao nhiêu để chi dùng cá nhân. Bạn cũng yêu cầu người chồng đóng góp, có trách nhiệm với gia đình như vậy.
Không nhất thiết phải khư khư giữ lấy công thức “chồng là cái giỏ, vợ là cái hom” hay “của chồng công vợ”. Vợ chồng bạn có thể thỏa thuận sao cho ai cũng có đóng góp theo khả năng của mình, ai cũng có trách nhiệm theo dõi, giám sát việc chi tiêu cho gia đình. Hết tiền xin đừng im lặng, hãy thông báo cho vợ hay chồng biết về điều đó và cùng nhau tìm phương án giải quyết.
Đôi khi những thói quen thích dựa dẫm vào người khác đã trở thành mặc định đối với nhiều người, đặc biệt là phụ nữ . Càng như vậy, thì một người phụ nữ càng trở nên yếu đuối và khó thoát ra được những thói quen xấu ấy.
Video đang HOT
Chính vì vậy, đã là phụ nữ, muốn thành công bằng chính năng lực của mình, muốn thành công trên những hiểu biết có được, thì bản thân phải đi lên bằng chính đôi chân của mình, đứng vững và không nên “dựa dẫm” quá nhiều vào người khác.
Tư duy độc lập càng giúp một người phụ nữ trở nên hoàn hảo hơn trong mắt người khác, đặc biệt làm thay đổi cách nhìn của phái mạnh về một người phụ nữ yếu đuối, không thể làm được việc gì ra hồn.
Làm chủ đồng tiền do mình làm ra
Đừng vì bất cứ lý do gì mà cam chịu kiếm được đồng nào đưa hết cho chồng hay gia đình chồng, rồi “ngửa tay xin từng đồng” từ họ. Bạn không lập quỹ đen, song bạn có quyền giữ lại một số tiền chi dùng cho cá nhân, dù bạn không thật sự khá giả.
Nếu bạn không có thu nhập, lấy được chồng giàu, bạn chấp nhận “ăn nhờ chồng”, thì đừng kêu ca, phàn nàn khi anh ấy không xông xênh về tiền bạc. Đừng tự ái khi họ có ý nghi ngờ mình không biết tiêu tiền, nên phải quản chặt. Bởi bạn càng kêu ca, họ càng nghĩ bạn lấy người ta vì ham tiền, muốn đào mỏ nên người ta càng phải chặt chẽ hơn.
Thừa nhận sự đóng góp về tài chính của chồng trong gia đình
Một người chồng luôn có ước muốn sâu xa là trở thành trụ cột trong gia đình về tài chính. Trong xã hội hiện đại, đàn ông thường không phải là người duy nhất kiếm tiền nhưng anh ấy vẫn luôn muốn cảm thấy công việc mình đang làm, tiền lương mình kiếm được đủ đáp ứng nhu cầu của gia đình và mong mỏi của vợ.
Nếu như người vợ kiếm tiền ngang ngửa hoặc nhiều hơn chồng và luôn tỏ ra anh chẳng giúp ích được gì cho gia đình này, tự khắc người chồng sẽ thấy khổ tâm và chán nản. Một người vợ khôn ngoan sẽ luôn đề cao vị trí, tầm quan trọng của chồng trong vấn đề tài chính, tham khảo ý kiến, nhờ sự giúp đỡ của chồng trước những việc chi tiêu lớn trong nhà, đừng tự mình quyết vì cho rằng tôi cũng kiếm được tiền ngang như anh nên không cần phải hỏi… Bằng cách tôn trọng này, bạn đang khiến chồng tự tin hơn về bản thân và nỗ lực kiếm tiền hơn nữa để đáp ứng được nhu cầu của cả gia đình.
Theo Khỏe & đẹp
Nhà chồng coi thường vì bố mẹ tôi ly hôn
Tôi có trình độ, có công việc ổn định, biết đối nhân xử thế nhưng vẫn bị nhà chồng xem thường chỉ vì bố mẹ tôi ly hôn...
Tôi có trình độ, có công việc ổn định, biết đối nhân xử thế nhưng vẫn bị nhà chồng xem thường chỉ vì bố mẹ tôi ly hôn... (Ảnh minh họa)
Bố mẹ tôi ly hôn khi tôi lên 10 tuổi và chị gái tôi 13 tuổi, nguyên nhân là do bố tôi đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài rồi quen một người phụ nữ khác, sau khi ông trở về nước mang theo người phụ nữ ấy và 2 đứa con nhỏ. Ông đòi ly dị mẹ tôi, mẹ không còn cách nào khác nên phải chấp nhận ký vào đơn ly hôn, sau khi ly hôn, mẹ nuôi hai chị em tôi ăn học. Bố tôi mải lo cho người vợ mới và gia đình riêng nên cũng chẳng giúp đỡ được chúng tôi về mặt kinh tế, còn về mặt tình cảm, chị em tôi hận ông và không muốn nhắc đến tên ông.
Mẹ cố gắng làm việc để lo cho chị em tôi ăn học, cũng may, trời thương nên chị em tôi đều đậu đại học và có công ăn việc làm ổn định. Ngày chị có người yêu, bố mẹ người yêu chị cũng lăn tăn vì chuyện bố mẹ tôi ly hôn, anh rể phải quyết tâm lắm mới gia đình đồng ý cho cưới chị làm vợ.
Đến lượt tôi, sợ lại bị giống như chị, nên trước khi yêu, tôi đã nói rõ quan điểm và hoàn cảnh của mình cho người yêu và đề nghị anh cũng như gia đình anh tôn trọng. Người yêu tôi không để ý nhiều đến chuyện đó anh vẫn yêu thương và tôn trọng tôi, nhưng gia đình anh thì lại không như vậy, mặc dù không nói ra nhưng họ luôn tỏ thái độ coi thường hoàn cảnh gia đình tôi. Nghĩ lấy chồng sống với chồng chứ ai sống được với gia đình chồng nên tôi đồng ý lấy anh làm vợ.
Tôi đã cố gắng hoàn thành tốt trách nhiệm của một người con dâu trong gia đình nhà chồng, tôi cố gắng làm việc, cố gắng nhẫn nhịn, thậm chí cả chịu oan ức để được yên thân ở nhà chồng. Vậy mà mẹ chồng và những người trong gia đình nhà chồng vẫn không xem tôi ra gì. Nhất là mẹ chồng, bà thường xuyên xúc phạm bố mẹ tôi, bà nói bố mẹ tôi là những người vô trách nhiệm với con cái, rằng mẹ tôi ngu dốt, thiếu hiểu biết nên mới không biết giữ gìn hạnh phúc gia đình, bố tôi là dạng đàn ông không ra gì nên mới có vợ bé, con riêng. Gia đình này không có ai có 2 vợ...
Tôi cảm thấy mình bị tổn thương rất nhiều khi sống trong ngôi nhà ấy. Là con phải sinh ra trong một gia đình không hạnh phúc, chúng tôi đã khổ sở vì phải chịu đựng thiệt thỏi, vậy mà mẹ chồng và những người thân của anh không hiểu được điều đó. Họ cay nghiệt với tôi như vậy để làm gì?.
Theo BaoDatViet
Chồng nài nỉ xin 'lấy vợ hai' để... giải hạn Nằm một chỗ nhưng chồng tôi cũng không yên lòng. Anh liên tục giục tôi phải làm lễ giải hạn. Nghe mọi người nói, chồng lại lo lắng nên tôi cũng lên chùa nhờ sư thầy làm lễ giải hạn. Phải chăng anh đang bắt đầu kế hoạch "giải hạn" của mình? Khóa lễ tôi làm cũng rất đơn giản và nghĩ rằng...