Phụ nữ làm trụ cột gia đình: sướng hay khổ?
Thông thường, đàn ông sẽ là người trụ cột, còn phụ nữ chỉ tề gia nội trợ, nhưng nhiều gia đình thì ngược lại. Ở vai trò mới, người phụ nữ sẽ sướng hay khổ.
Bình đẳng giới cùng thay đổi trong nhận thức của xã hội hiện đại góp phần giúp người phụ nữ độc lập và thành công hơn trong sự nghiệp. Mặt khác, khủng hoảng kinh tế khiến nhiều đàn ông mất việc hơn so với trước. Trong khi đó, ngày càng có nhiều phụ nữ kiếm tiền giỏi hơn chồng. Điều này tạo nên cú hích nhằm “lật đổ” kỷ nguyên nắm quyền của đàn ông trong gia đình và giao lại vị trí trụ cột cho người phụ nữ.
Ở một số nước phát triển, đàn ông dễ chấp nhận chuyển giao quyền lực cho vợ, thậm chí không ngại tiếp quản vị trí nội trợ. Quả thật, trong tình hình kinh tế hiện nay, người ta cần thức thời, chấp nhận thay đổi để bảo vệ “nồi cơm” cả nhà. Nếu vợ giúp gia đình đứng vững trong cơn khủng hoảng, chẳng việc gì phải ngại. Nhưng cũng từ đây, người phụ nữ gặp phải rất nhiều khó khăn vì không phải người đàn ông nào cũng chấp nhận điều đó.
Thoạt nhìn nhiều người tưởng rằng phụ nữ sẽ được sung sướng khi chồng phục vụ
Tự mua dây buộc mình
Vì hoàn cảnh bắt buộc rơi vào thế yếu so với vợ về tài chính, không ít ông chồng mất luôn chí tiến thủ. Phó mặc việc kiếm tiền chăm lo gia đình cho vợ, còn các anh thì rảnh rang chơi bời, bù khú với bạn bè.
Chẳng biết ở trời Tây các bà vợ có sướng không chứ ở ta, chuyện đổi vai này đem lại không ít phiền toái cho chị em. Chị Mai Hoa, trưởng phòng kinh doanh, thu nhập cả nghìn đô-la Mỹ/ tháng, còn chồng chị là kỹ sư với đồng lương ít ỏi. Từ ngày lấy nhau, quen với tài thao lược của vợ, anh đâm ra lười biếng, chục năm đi làm mà lương lẹt đẹt vài triệu.
Tiền ăn, tiền trả nợ vay ngân hàng mua nhà, cho con đi học, giao tiếp… đều chị gánh vác. Ai cũng khen chị tài giỏi, nhưng chị bảo: “Giá tôi có thể nhường lời khen ấy cho ai nhỉ! Phụ nữ làm trụ cột có sướng gì đâu. Đấy, ngơi việc công ty ra làm đâm đầu vào việc nhà, chăm sóc con cái”.
Nhưng đó chỉ là ảo tưởng bạn tự nghĩ ra mà thôi
Video đang HOT
Văn hóa Việt vốn định kiến khắt khe với phụ nữ. Dù kiếm tiền giỏi đến mấy thì gian bếp vẫn là nơi nàng phải tiếp quản. Ra khỏi công ty, họ vẫn phải bù đầu với những việc không tên thay vì được nghỉ ngơi, đọc sách, xem ti-vi như cánh mày râu. Áp lực bởi vậy đè nặng lên vai họ.
Đáng nói hơn, việc vênh thu nhập còn ảnh hưởng đến “chuyện ấy”. Eva dù nữ tính hay mạnh mẽ thì vẫn là những phụ nữ có chỉ số cảm xúc khá cao. Không ít người chỉ thăng hoa trong chuyện gối chăn khi tôn trọng bạn đời. Một khi người chồng có thói ỷ lại, lười nhác chuyện nuôi sống gia đình nhưng siêng năng lê la hàng quán sẽ làm phụ nữ ngán ngẩm, mất dần sự tôn trọng hoặc cảm giác thần tượng thưở mới quen. Điều này mới nguy hiểm cho hôn nhân vì nó khiến tình cảm chết dần chết mòn.
Phụ nữ làm hư đàn ông?
Mệt mỏi với chuyện “giỏi việc nước, đảm việc nhà”, nhiều người quay sang than trách đàn ông. Bạn có bao giờ đặt ngược lại vấn đề rằng chính phụ nữ làm hư đàn ông, khiến họ ngày càng ỷ nại vào vợ?
Hãy chia sẻ công việc cùng chàng
Đành rằng bạn yêu gia đình và muốn mọi người có cuộc sống no ấm. Tuy nhiên, bảo bọc quá hóa sai. Đàn ông vốn vô lo và nhìn sự việc đơn giản. Nếu bạn đã lo cho gia đình chu đáo, việc gì anh ấy phải nhúng tay vào nữa?
Khi đã không còn động lực nuôi sống gia đình lẫn niềm hăng say phấn dấu trong công việc, các anh ngủ quên trong những chầu nhậu, quán bi-da cũng là điều dễ hiểu.
Tìm cách “ trả lại tên cho em”
Hãy áp dụng những độc chiêu dưới đây để trao trả lại chàng vai trò trụ cột trong gia đình:
- Rõ ràng bạn kiếm được nhiều tiền là tốt. Tuy nhiên, đừng tự biến mình thành người đàn ông trong gia đình. Hãy tìm cách đề nghị chồng chia sẻ gánh nặng. Chẳng hạn, bạn lo tiền chợ, các hóa đơn tiền điện, còn anh ấy phải lo cho con cái, tiền công cho người giúp việc
…
- Nếu vì lý do khách quan như anh mất việc hoặc tính chất công việc không quá bận rộn, bạn hãy thông cảm với anh ấy và đề nghị anh chia sẻ việc nhà.
Hoặc trả lại vị trí trụ cột cho chồng dù bạn kiếm tiền tốt hơn anh ấy
- Đừng quyên khích lệ và giữ lửa cho chồng trong công việc. Khi sự nghiệp của chồng ổn định hơn, bạn hãy nhường ngôi vị trụ cột lại cho chàng.
- Quan trọng hơn, bạn phải cứng rắn nếu anh đề nghị bạn chi thêm hoặc mượn vào cuối tháng. Trong trường hợp này, bạn nên lập “qũy đen”.
- Nếu đã phân chia trách nhiệm tài chính một cách rõ ràng mà chàng vẫn ỷ lại, bạn có thể nghỉ việc không lương ở nhà, trao vị trí trụ cột cho chồng.
- Bạn nên trao lại trách nhiệm cho chồng từng bước một. Như vậy, anh sẽ dễ dàng thích nghi hơn.
- Hãy thỏ thẻ vào tai anh ấy mỗi ngày rằng anh chính là người quan trọng trong gia đình. Một khi được đề cao, chàng sẽ không dám lơ là vị trí.
Theo Alobacsi
Chồng ỷ lại vào cha mẹ
Tôi làm lương tốt hơn anh vì làm 2-3 công ty. Còn anh sống được bao bọc của cha mẹ từ nhỏ nên không biết phát triển bản thân như thế nào và bắt đầu từ đâu. Tôi vài lần gợi ý anh cũng ừ cho qua rồi thôi.
ảnh minh họa
Tôi làm kế toán một công ty dịch vụ bình thường, chồng làm kỹ thuật, sống và làm việc ở Sài Gòn. Vợ chồng cưới nhau được hơn 3 tháng sau khi quen biết 2 năm, hai vợ chồng đều ngoài 30. Tôi đang làm dâu và cuộc sống thay đổi từ đây. Nhà chồng là gia đình nề nếp đi thưa về trình, đi đúng giờ về đúng giờ, cuộc sống của tôi bị thay đổi nhiều. Sáng ba mẹ chồng dậy lúc 3h30-4h để tưới cây và chuẩn bị đồ ăn sáng, vợ chồng tôi và người em út dậy lúc 5h30 nhưng hầu như mọi người trong gia đình đều thức giấc khi ba mẹ dậy.
Buổi tối ba mẹ làm cơm xong dọn sẵn đợi các con về ăn. Khoảng 6h30 vợ chồng tôi mới về đến nhà, ba mẹ nói thay đồ rồi xuống ăn cơm. Bữa cơm gia đình kết thúc lúc 19h30, tôi rửa chén xong cũng lên phòng riêng bắt đầu dọn dẹp, tắm rửa, đánh răng là gần 21h. Vợ chồng nói chuyện, xem phim, hoặc lướt web một chút đến 22h đi ngủ. Cuộc sống nhẹ nhàng, đều đặn như vậy trôi qua từng ngày. Mối quan hệ của tôi và gia đình chồng tương đối bình yên nếu như tôi không đi làm về muộn hơn 10-15 phút mỗi ngày, hoặc đi ăn tối bên ngoài, đi cà phê với bạn bè, và những sinh hoạt cá nhân khác (mặc dù một tuần vợ chồng tôi chỉ đi một ngày cũng cho ba mẹ cảm giác khó chịu).
Tôi hơn chồng về giao tiếp, thu nhập, không vì thế mà chê anh điều gì, tôi luôn bước và làm chậm lại để đi song song cùng anh. Có lúc tôi muốn anh thay đổi cách nói chuyện với gia đình, nghiêm túc hơn, không giỡn trong khi nói chuyện đàng hoàng nhưng anh làm chưa được. Tôi cũng không vội vã mà để anh từ từ thay đổi.
Cho đến một ngày anh nói với ba mẹ trong buổi ăn sáng của gia đình rằng thứ bảy đám 100 ngày của ba tôi, tối nay hai đứa xuống nhà ngủ lại, chủ nhật mới về (nhà tôi cúng 4 lần trong một lễ nên kéo dài 2 ngày). 20h chủ nhật vợ chồng tôi về, sáng hôm sau đang ngủ, vợ chồng nghe tiếng gõ cửa, tỉnh giấc là 3h sáng. Vừa mở cửa ra mẹ chồng bước vào dạy cho tôi một bài về việc đi đứng, đi đâu nói đó, về trễ phải biết xin lỗi, đi làm về là chỉ thay đồ rồi ăn cơm, chứ đi làm về tắm mới xuống ăn cơm ba mẹ chờ là không được.
Bà bảo ngày trước chưa có vợ, chồng tôi không như vậy, từ ngày có vợ anh thay đổi hư đi. Đồ đạc để ba chồng giặt mà thấy được sao, 2 đứa không sống chung được thì ra riêng đi, chứ sống kiểu này sao sống được. Nếu đứng ở vị trí của ba mẹ có lẽ tôi cũng thấy khó chịu như vậy, nhưng xét ở khía cạnh của tôi, tôi thấy mình đã làm hết những gì có thể trong thời gian rảnh rỗi khi sống chung với gia đình chồng. Mẹ chồng nói tôi đều dạ và im lặng nghe, thỉnh thoảng có dòng nước mắt chảy ra từ khóe mi, chồng tôi ngồi không nói lời nào.
Khi mẹ chồng đi ra là 4h sáng, tôi nằm suy nghĩ và thấy được một điều "chồng tôi nhu nhược, chưa tự lập". Anh không tự giải quyết được vấn đề của bản thân. Trước khi cưới và cho đến sau khi cưới 2 tháng tôi thường nói với anh về vấn đề ra riêng, anh nói đồng ý khi chúng tôi có điều kiện tốt hơn, giờ sống chung như vậy là để ba mẹ vui.
Tôi làm lương tốt hơn anh vì làm 2-3 công ty. Còn anh sống được bao bọc của cha mẹ từ nhỏ nên không biết phát triển bản thân như thế nào và bắt đầu từ đâu. Tôi vài lần gợi ý anh cũng ừ cho qua rồi thôi. Xong tất cả mọi việc hiện tại tôi cảm thấy anh rất thương vợ mặc dù không che chở được cho tôi. Ba mẹ chồng là người tốt, thương yêu con cái nhưng muốn được quyền sắp đặt.
Theo VNE
Đàn ông lương 4 triệu/ tháng thì vứt Đàn ông, trụ cột trong gia đình mà chấp nhận mức lương 4 triệu/ tháng thì quá tệ, quá hèn,... ảnh minh họa Theo tôi đã là người đàn ông trụ cột của gia đình, tối thiểu nhất là phải lo được cho vợ, cho con, để vợ con nhìn vào phải tôn trọng, nể phục. Còn chấp nhận mức thu nhập 4...