Phụ nữ ‘không muốn, không có hứng thú’ với chuyện ấy, có phải do đàn ông?
Đằng sau dấu hiệu suy giảm ham muốn tình dục ở phụ nữ có rất nhiều lý do. Nhiều người hỏi rằng liệu có phải do đàn ông và đâu là nguyên nhân chính? Đây là đáp án bạn nên biết.
Ảnh minh họa
Nhiều người thường gặp những băn khoăn không nhỏ về đời sống tình dục của bản thân mình, đồng thời họ muốn biết những sự thật đằng sau những biểu hiện bất thường mà họ đang trải qua. Chuyện phụ nữ ít hứng thú, không có ham muốn tình dục cuồng nhiệt ở một thời điểm nào đó luôn là một câu hỏi lớn của nhiều người.
Điều gì đang xảy ra đối với phụ nữ khi họ có sự suy giảm ham muốn tình dục? Liệu có phải là bắt nguồn từ nam giới hay không? Do bạn tình của họ đã không tạo ra những đột phá mới trong chuyện quan hệ?
Trên thực tế, theo các chuyên gia sức khỏe, có nhiều lý do khác nhau, nhiều phụ nữ bị mất ham muốn tình dục, dẫn đến sự bất hòa, trục trặc trong đời sống lứa đôi. Nếu những ham muốn của bạn bị giảm sút, hãy dành thời gian tham khảo những thông tin quan trọng sau đây.
Ảnh minh họa
Những nguyên nhân khiến phụ nữ bị suy giảm ham muốn tình dục
1, Tâm trạng kém có thể làm mất ham muốn tình dục
Trong những khoảng thời gian bạn có tâm trạng xấu, ham muốn tình dục cũng sẽ tạm thời giảm, đặc biệt là những cảm xúc tiêu cực như buồn bã, lo lắng và tức giận, ham muốn tình dục sẽ bị đàn áp đáng kể hoặc thậm chí hoàn toàn mất đi.
Video đang HOT
Khi bạn ở trong những trạng thái cảm xúc này, bạn cần phải tâm sự rõ ràng với người bạn đời của bạn trước, để không hiểu nhầm nhau, và tránh quan hệ miễn cưỡng.
2, Ham muốn giảm sút vì thiếu protein, kẽm và các chất dinh dưỡng khác
Bổ sung lượng dinh dưỡng đầy đủ cũng là một trong những nền tảng quan trọng tạo nên một đời sống tình dục hài hòa. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khi bạn bị thiếu protein có thể dẫn đến rối loạn chức năng tình dục, đặc biệt là những người giảm cân nên chú ý đến cân bằng dinh dưỡng, nếu không nó sẽ dễ dàng ảnh hưởng đến trạng thái ham muốn tình dục.
3, Sử dụng thuốc lâu dài sẽ làm giảm sút ham muốn tình dục
Nếu bạn có một căn bệnh mãn tính nào đó mà phải uống thuốc lâu dài hoặc uống với số lượng lớn, một số loại thuốc có thể gây ảnh hưởng tới cảm giác ham muốn tình dục. Ví dụ, một số loại thuốc chống tăng huyết áp, thuốc ngủ, thuốc chống ung thư…
Nếu phải dùng phương pháp trị liệu xạ trị trong thời gian dài, cũng có thể gây mất ham muốn tình dục.
4, Giảm ham muốn tình dục do tuổi tác
Nhìn chung, trừ các trường hợp có sức khỏe tốt, còn đa số phụ nữ đều có đỉnh cao ham muốn tình dục trong quãng thời gian từ 30 – 40 tuổi, sau đó giảm dần trong thời kỳ mãn kinh, và suy yếu đáng kể ở độ tuổi 60.
5, Giảm ham muốn tình dục do sự bất hòa
Tình trạng tình cảm của đối tác có ảnh hưởng quan trọng đến ham muốn tình dục của mỗi người. Nếu khi mối quan hệ của cặp đôi đang rơi vào vấn đề trục trặc hoặc rơi vào trạng thái tranh cãi gay gắt, giận dỗi hoặc ghét bỏ thì cảm xúc về ham muốn tình dục sẽ giảm đi.
Vì vậy, để có một cuộc sống tình dục hài hòa, chúng ta phải chú ý đến việc duy trì cảm xúc của một người chồng và người vợ thật tốt.
Tóm lại, trong 5 yếu tố chính gây ra hiện tượng suy giảm ham muốn đã nêu ở trên, chỉ có nguyên nhân thứ 5 là có sự liên quan đến đối tác tình dục của bạn, còn lại là do nguyên nhân tự thân của mình. Nếu có vấn đề trục trặc tình dục, hãy sớm nghiên cứu đến nguyên nhân và khắc phục càng sớm càng tốt.
Theo Health/39
Theo Vân Hồng/Ttvn.vn (soha)
Nhận biết suy tuyến sinh dục ở nam giới
Một người đàn ông bị rối loạn chức năng tình dục thường than phiền về những tình trạng: mất ham muốn, không thể khởi phát hoặc duy trì sự cương dương, không thể xuất tinh hoặc xuất tinh sớm...
Suy sinh dục nam là một hội chứng khá phổ biến, chiếm gần nửa số nam giới tuổi từ 40 - 65.
Suy tuyến sinh dục nam khởi phát muộn và thường "bị bỏ quên" trong nhiều năm cũng vì triệu chứng mơ hồ và khác nhau tùy từng người. Nam giới từ 40 - 55 tuổi có thể sẽ trải qua hiện tượng tương tự với mãn kinh ở phụ nữ, gọi là tắt dục nam hoặc mãn dục nam. Hiện nay, hiện tượng này được gọi bằng các thuật ngữ mới như suy giảm một phần androgen ở nam giới đứng tuổi hay suy tuyến sinh dục nam khởi phát muộn. Suy sinh dục nam có thể là thứ phát bởi một bệnh hệ thống, bởi sự lạm dụng các loại thuốc hoặc bị một bệnh lý ở hệ sinh dục, tiết niệu và nội tiết hoặc chỉ bởi tâm lý, trong đó người đàn ông không thể đạt được sự cương dương, sự xuất tinh hoặc cả hai.
Biểu hiện của suy tuyến sinh dục ở nam
Giảm ham muốn tình dục cùng với rối loạn cương, thiếu nhiệt tình trong công việc, thiếu bền bỉ và chịu đựng, dễ bị bức xúc, cảm xúc bực bội, giảm hứng thú sống và giảm cảm giác khỏe mạnh, sức chế ngự chịu đựng kém, mất ngủ, khó ngủ thường xuyên nhưng lại buồn ngủ ngay sau khi ăn tối, rối loạn vận mạch, bừng nóng, choáng váng, bốc hỏa, giảm nhạy cảm ở đầu dương vật, dương vật nhỏ đi, tinh hoàn nhỏ đi, vú to ra, béo lên, mỡ phát triển ở vùng bụng và thắt lưng, loãng xương dễ gãy xương, gù, vẹo, các dấu hiệu thiểu năng tuyến yên; bệnh mạn tính phát triển như đái tháo đường, hen, béo phì, tăng huyết áp...
Suy tuyến sinh dục khởi phát muộn thường kèm với giảm testosteron. Hầu như bất kỳ người đàn ông nào ngoài 40 tuổi cũng giảm testosteron nhưng mỗi người có biểu hiện mỗi khác. Mặc dù nồng độ testosteron ở nam giới giảm theo tuổi nhưng không phải ai cũng giống nhau. Hậu quả của testosteron thấp là làm giảm hoạt động tình dục, thay đổi thói quen, tâm lý, xúc cảm, giảm khối lượng và sức mạnh cơ, tăng khối lượng mỡ ở bụng và phần trên cơ thể, loãng xương, đau lưng, nguy cơ tim mạch. Sang chấn về tâm lý, rượu, tai nạn, phẫu thuật, dùng thuốc, béo phì và nhiễm trùng có thể là yếu tố tác động tới suy giảm nội tiết tố ở nam giới.
Các loại suy sinh dục
Thông thường, chứng suy sinh dục nam được phân loại như sau:
Mất ham muốn: Nguyên nhân có thể do thiếu hụt androgen, do rối loạn tâm lý, do dùng hoặc lạm dụng thuốc gây nghiện. Sự thiếu hụt androgen có thể đo lường được bằng lượng testosteron và gonadotrophin/huyết tương trong khi tình trạng giảm năng tuyến sinh dục (hypogonadism) lại đưa đến sự không xuất tinh do giảm tiết tinh dịch từ túi tinh và prostat.
Rối loạn cương dương: Do giảm testosteron, rất ít gặp nhưng dễ chẩn đoán và điều trị. Tuy nhiên, sự giảm đến mức giới hạn của testosteron lại không phải là nguyên nhân của sự không cương dương. Do tăng prolactin máu đưa đến ức chế sản xuất testosteron và gonadotropin, nguyên nhân có thể: khối u ở tuyến yên, do sử dụng các thuốc gây tăng sản xuất prolactin như oestrogen, lạm dụng phenothiazin hay reserpin (2 - 5% trường hợp). Việc sử dụng một số thuốc như: thuốc chống trầm cảm, thuốc điều trị tăng huyết áp, các thuốc an thần, chống lo âu... có tác dụng phụ gây rối loạn cương dương.
Không xuất tinh: Nam giới rất khó khăn trong việc xuất tinh, thậm chí có trường hợp còn xuất tinh ngược.
Không có khoái cảm: thường do tâm lý nếu bệnh nhân vẫn có ham muốn và vẫn còn cương dương được.
Điều trị thế nào?
Hiện nay, việc điều trị chứng suy sinh dục ở nam giới không quá khó khăn. Xét nghiệm máu có thể giúp chẩn đoán chính xác, việc điều trị sớm sẽ giúp cải thiện sức khỏe và chất lượng sống của bệnh nhân. Bổ sung testosteron là phương pháp điều trị hiệu quả sau 3-6 tháng. Nó có tác dụng tăng sức sống, tăng ham muốn tình dục, cải thiện khả năng cương, cải thiện tinh thần, giảm buồn rầu hay giận dữ, mệt mỏi...
Ngoài ra, bổ sung testosteron còn làm tăng khối lượng cơ, giảm mỡ, tăng sức mạnh và độ bền của cơ bắp, giảm hao hụt khối lượng xương, đặc biệt là giảm nguy cơ bệnh tim mạch. Phương pháp này thích hợp cho hầu hết nam giới bị suy giảm nội tiết tố. Tuy nhiên, người bị ung thư tuyến tiền liệt, bệnh gan, bệnh tim, phù, phì đại tuyến tiền liệt, bệnh thận, đái tháo đường không nên bổ sung testosteron.
Bên cạnh đó, việc thay đổi lối sống theo hướng tích cực cũng góp phần cho việc điều trị thành công như chế độ ăn hợp lý, không hút thuốc lá và không uống rượu, tập thể dục đều đặn, tránh và giảm căng thẳng thần kinh (nếu có).
BS. Thanh Hùng
Theo Suckhoedoisong.vn
Dấu hiệu tiền mãn kinh Tuổi trung bình phụ nữ bắt đầu mãn kinh khoảng 52 tuổi nhưng dấu hiệu mãn kinh có thể bắt đầu ở nhiều độ tuổi khác nhau, có thể đầu năm 40 tuổi và thỉnh thoảng ở tuổi 35. Dưới đây là 10 dấu hiệu giúp phụ nữ nhận ra thời kỳ tiền mãn kinh của mình: Kinh nguyệt không đều Những thay...