Phụ nữ khôn ngoan không đưa mẹ chồng và mình lên bàn cân
Một người vợ hiểu biết, khôn ngoan là người không bao giờ đem mẹ chồng ra so sánh với mình, dù là về phương diện nào đi nữa.
Là đàn ông, tôi tự thấy xấu hổ vì hành động của ông chồng trong bài viết. Dù vợ mình có thế nào đi nữa, là chồng, mình cũng nên bảo vệ vợ, giữ hình ảnh vợ trước gia đình chồng. Huống hồ người vợ trong bài viết cũng không làm gì quá đáng để ông chồng phải làm xấu vợ mình như vậy.
Tuy nhiên, từ tình huống này, tôi nghĩ các bà vợ cũng nên lấy đó làm bài học cho bản thân, cái gì tránh được thì nên tránh, nhất là trong ứng xử với các thành viên trong gia đình chồng.
Tâm lý thường tình, các bà mẹ thường sợ con trai thương vợ hơn thương mình, còn các bà vợ thì lại lo chồng không thương mình bằng thương mẹ. Hai người đàn bà thường làm khó, so bì tị nạnh lẫn nhau, cuối cùng người ở giữa là khó xử nhất.
Một người vợ hiểu biết, khôn ngoan là người không bao giờ đem mẹ chồng ra so sánh với mình, dù là về phương diện nào đi nữa. Mẹ, đối với bất cứ ai cũng là người quan trọng, là người không thể thay thế trong cuộc đời. Đem bản thân mình so sánh với mẹ chồng để đo lường tình yêu của chồng, để khẳng định vị trí của mình trong tim chồng là việc làm ngu ngốc mà nhiều chị em thường mắc phải. Bởi kết quả chỉ chuốc vào lòng những tủi thân buồn giận mà thôi.
Với nhân vật trong bài viết, tôi nghĩ thật khó để trách mẹ chồng chị. Nếu chúng ta ở vị trí của bà, nghe chuyện như thế, thật khó để không nghĩ ngợi, buồn phiền, tự ái. Anh em bên nhà chồng chị nghe như vậy có khó chịu cũng dễ hiểu thôi. Nếu mẹ chồng giận quá, chị có thể nói một lời xin lỗi cũng chẳng mất gì. Đợi bà nguôi cơn giận rồi, chị kể rõ sự tình cho bà hiểu cũng không muộn.
Riêng chồng chị, chị nên nghiêm khắc phê bình. Cách anh ấy đã làm đúng là không thể chấp nhận được. Đừng ngại ngần cảnh báo anh ấy, người nhà sẽ trở thành người dưng một ngày không xa nếu anh ấy cứ đem xăng về đốt nhà mình kiểu như thế.
Phản hồi của độc giả Cao Thành
Video đang HOT
Theo dantri.com.vn
Cô em chồng có cũng như không, nàng dâu khóc ròng khi phải dọn dẹp cỗ bàn từ đầu đến cuối dịp Tết
Người ta vẫn bảo "Giặc bên Ngô không bằng bà cô bên chồng" quả không sai, Tết nhất đến nơi nhưng ngày nào Thảo cũng muốn phát điên vì nhân vật mang tên em chồng.
Vợ chồng Thảo mới kết hôn được hơn nửa năm nay nên đây là cái Tết đầu tiên của cô ở nhà chồng. Nhà chồng Thảo ở quê nhưng vợ chồng cô lại làm việc trên thành phố nên cô không phải chịu cảnh sống chung với nhà chồng. Thế nhưng qua những cuộc điện thoại hỏi thăm hay những lần về nhà, cô luôn cảm nhận bố mẹ chồng đều là người dễ chịu.
Mang suy nghĩ đó nên Thảo về nhà chồng ăn Tết với tâm trạng vô cùng thoải mái. Và quả đúng như cô mong đợi, mấy hôm vừa rồi về nghỉ Tết, bố mẹ chồng Thảo luôn tỏ ra niềm nở và đối xử với cô như con cái trong nhà.
Ngày đầu tiên về nhà, ông bà tuyệt đối không để con dâu phải dọn dẹp gì. Mẹ chồng cô bảo: "Con cứ nghỉ ngơi cho lại sức, đi xa như thế chắc là mệt lắm. Muốn dọn dẹp sắm sửa thì để mai hẵng làm". Nghe lời mẹ chồng nên hôm đó cô cũng chỉ nấu ăn bình thường mà thôi.
Sáng hôm sau, Thảo bắt đầu xắn tay vào dọn dẹp, lau chùi nhà cửa thì cô em chồng đang học đại học cũng về. Cô ấy học tận trong miền Nam nên chị em cũng chẳng mấy khi chuyện trò nhưng là chị dâu, Thảo vẫn niềm nở bắt chuyện. Ai ngờ cái cô nhận được là thái độ thờ ơ của em chồng.
(Ảnh minh họa)
Nghĩ em chồng đi xa, vất vả nên Thảo không nói nhiều nữa mà lại tiếp tục lau dọn. Đương nhiên cả chồng và bố mẹ chồng cô cũng đều lao vào phụ giúp. Ngày hôm đó cả nhà xoay như chong chóng từ sáng đến tối còn để em chồng nằm ngủ trong phòng vì mới về.
Sang ngày hôm sau, khi mẹ chồng Thảo sai con gái xuống rửa bát cùng chị dâu thì cô ấy chỉ trả lời: "Hôm nay con có hẹn với bạn rồi, không ở nhà đâu". Nói xong cô ấy vào phòng thay đồ rồi đi chơi, mặc kệ chị dâu loay hoay với một tủ bát đĩa cần phải rửa lại và nhà bếp chưa lau chùi.
Mẹ chồng cô thấy thế cũng không biết phải làm sao đành nói với con dâu: "Chắc con bé lâu lâu mới về nên bạn gọi. Thôi, hai mẹ con mình làm nốt vậy". Dù không đồng tình với cách xử lý của bà nhưng dù sao vẫn chỉ là dâu mới nên Thảo không nói gì mà cứ thế làm tiếp.
Dọn nhà xong thì cần phải đi chợ sắm đồ đạc và thực phẩm cho mấy ngày Tết. Thảo định nhân cơ hội này để 2 chị em làm thân nên rủ em chồng:
- Ngày mai cô với chị đi chợ mua ít đồ đạc nhé!
- Không. Mai em bận đi làm móng.
- Thì đi về rồi làm. Chị cũng định đi sớm về sớm thôi.
- Em đã bảo không là không cơ mà. Chị muốn đi thì cứ đi đi, rủ em làm cái gì.
Thảo đang choáng váng chưa biết trả lời thế nào thì mẹ chồng cô đỡ lời: "Kệ cái Linh đi. Để mai mẹ đi cùng con. Mẹ cũng muốn mua thêm mấy thứ."
(Ảnh minh họa)
Nhưng mọi chuyện không dừng lại ở đó, thấy bố mẹ không nói gì nên cô em chồng lại ngày càng tỏ thái độ với chị dâu, chuyện giúp đỡ cỗ bàn ngày Tết thì lại càng không. Mà ngày Tết bận rộn cỗ bàn như thế nào ai cũng rõ, một mình Thảo quay cuồng từ đi chợ đến nấu nướng đến dọn rửa. Cô đem chuyện này nói với chồng:
- Anh xem cái Linh nhà mình rồi nói lại với bố mẹ như thế nào đi. Chị dâu bận đầu tắt mặt tối còn em chồng thì chỉ biết chơi, có về nhà cũng chỉ đóng cửa nằm trong phòng chứ chẳng thèm phụ giúp gì cả. Không nấu nướng, không rửa bát, không giặt quần áo.
- Thôi. Em nó còn nhỏ. Em chịu khó mấy hôm. Hết Tết là thôi ấy mà.
- Nhỏ cái gì? 20 tuổi mà anh còn bảo nhỏ thì bao giờ mới lớn được? Nếu nhà chỉ có mình anh, có phải làm gấp đôi em cũng chẳng oán thán gì. Nhưng có cái Linh sờ sờ ra đấy mà một mình em làm từ đầu đến cuối anh không thấy xót vợ à?
- Ừ. Rồi. Anh biết rồi. Để anh bảo nó.
Tuy nhiên Thảo biết chồng cô nói thế thôi chứ không biết bao giờ mới chịu chấn chỉnh lại em gái của mình. Cô phải làm sao để "trị" cô em chồng đây?
Theo afamily.vn
Con dâu thai dọa sảy, mẹ chồng bắt đi 300km về ăn Tết và ứng xử của nàng dâu khiến mẹ chồng im bặt Vui chán nản hết sức trong việc đàm phán với mẹ chồng. Đi xe 300km mà bà cứ làm như đi 300 mét vậy. Chưa nói về nhà chồng ăn Tết, thì việc dọn dẹp, nấu nướng các thứ làm sao thoát khỏi tay cô. "Vợ con thai yếu lắm mẹ ạ, vừa mới ở viện về hai hôm đây này. Đi làm...