Phụ nữ độc thân dễ đối mặt với nguy cơ tử vong
Nghiên cứu mới nhất được công bố trên tạp chí Huffington Post (Mỹ) cho thấy, phụ nữ độc thân dễ đối mặt với nguy cơ tử vong do bệnh tim hơn so với phụ nữ lập gia đình.
Phụ nữ độc thân ít chăm lo sức khỏe. Ảnh minh họa.
Nghiên cứu được tiến hành đối với 734.626 phụ nữ, có độ tuổi trung bình là 60, trong khoảng thời gian gần 9 năm. Khi nghiên cứu bắt đầu, tất cả số phụ nữ tham gia không ai bị bệnh tim, ung thư và đột quỵ.
Sau thời gian nghiên cứu, khoảng 30.747 phụ nữ đã được ghi nhận nhập viện hoặc tử vong do bệnh tim. Trong đó số phụ nữ độc thân tăng 28% nguy cơ tử vong do bệnh tim so với những phụ nữ đã lập gia đình.
Các nhà khoa học đã loại trừ những yếu tố khác có thể gây bệnh tim như điều kiện kinh tế và địa vị xã hội. Phụ nữ độc thân trong nghiên cứu này bao gồm phụ nữ chưa lập gia đình hoặc ly dị.
Theo các nhà nghiên cứu thì tác động tích cực từ cuộc sống gia đình tạo ý thức cho chị em luôn chăm sóc sức khỏe và duy trì tình trạng sức khỏe tốt hơn so với phụ nữ độc thân hoặc ly dị…
Video đang HOT
Các nhà nghiên cứu nhấn mạnh rằng, nghiên cứu này là lần đầu chỉ ra mối liên quan giữa tình trạng hôn nhân, gia đình với sức khỏe của phụ nữ.
Trước đây cũng đã có nghiên cứu cho thấy chị em độc thân dễ đối mặt với nguy cơ mất trí nhớ. Các chuyên gia người Anh cho rằng, bất kể là vì không tìm được đối tượng phù hợp để kết hôn, không muốn đám cưới hoặc ly hôn, góa bụa…, thì phụ nữ độc thân cũng sớm bị lão hóa trí nhớ khi bước vào độ tuổi trung niên.
Theo Phununews
Nguy cơ tử vong vì dùng dầu gió sai cách
Dầu gió vốn được coi là "vật bất ly thân" đối với không ít người. Tuy nhiên, sử dụng dầu gió tùy tiện có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí gây tử vong.
Lạm dụng dầu gió có thể gây tử vong
Bác sĩ Quách Tuấn Vinh, Phó Chủ tịch Hội Đông y Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, cho biết trên VnMedia rằng, các loại tinh dầu có thể làm ức chế các trung khu tim mạch và hô hấp ở trẻ nhỏ. Vì thế nếu bố mẹ không biết mà lạm dụng sử dụng dầu gió cho trẻ nhỏ có thể khiến trẻ bị ngừng tim, ngừng hô hấp, dẫn đến trẻ tử vong.
Cũng theo các chuyên gia, dù là sản phẩm không kê đơn nhưng dầu vẫn là thuốc. Thành phần của dầu gió là tinh dầu và các chất chiết xuất từ tinh dầu như: tinh dầu bạc hà, khuynh diệp, quế, tràm, long não, hương nhu, thông, menthol.
Mọi người cần cẩn trọng trước khi sử dụng dầu cao hay bất kỳ loại dầu gió nào có tác động trên cơ thể. (Ảnh minh họa).
Trong đó, thành phần menthol có thể gây hại, thậm chí có trường hợp trẻ nhỏ tử vong khi chỉ nhỏ 1 giọt dầu có hàm lượng menthol 1%. Khi bôi dầu có thành phần bạc hà vào mũi hoặc cổ họng trẻ nhỏ, chúng có thể bị ngừng thở và ngưng tim. Vì vậy, mọi người cần cẩn trọng trước khi sử dụng dầu cao hay bất kỳ loại dầu gió nào có tác động trên cơ thể.
Methy salicylat gây xung huyết da
Theo thông tin trên Doanh nhân SG, dung dịch methyl salicylat được xếp vào nhóm thuốc giảm đau, kháng viêm không steroid. Nhà sản xuất thường kết hợp methyl salicylat với các loại tinh dầu nhằm giúp vùng da được xoa dầu nóng lên nhanh, làm giãn nở các mạch máu ngoại biên, tăng tuần hoàn máu, giúp thuốc thẩm thấu vào mô dễ dàng, làm giảm nhanh cơn đau và cứng cơ.
Tuy nhiên, dầu gió chỉ được dùng ngoài da, không được uống và bôi lên vết thương hở. Bởi tác dụng phụ của methyl salicylat là gây xung huyết da. Nếu bạn hít dầu thường xuyên có thể gây rách màng nhầy ở mũi, họng, gây tổn thương hệ hô hấp.
Dầu gió có thể gây ngộ độc
Thông tin trên Sức khỏe Đời sống cho biết, dầu gió được chiết xuất từ các loại tinh dầu thảo dược từ thiên nhiên như khuynh diệp, hồi, quế, long não. Dầu gió có vị cay, tính mát, có tác dụng hạ sốt, ra mồ hôi, giảm đau, giảm ho, sát trùng,...
Đặc biệt, hầu hết các chế phẩm dầu xoa và cao xoa đều có metyl salicylat (dầu nóng) và menthol (chiết từ tinh dầu bạc hà). Menthol bốc hơi rất nhanh, gây tê tại chỗ và cảm giác mát lạnh (do kích thích bài tiết mồ hôi, làm hạ thân nhiệt) khi xoa vào da.
Tuy nhiên, trong thành phần của dầu gió chứa eukalyptol và camphor, đặc biệt camphor là một chất độc đối với trẻ em nếu quá trình sử dụng không đúng, hấp thu nhiều vào cơ thể qua phần da trầy xước hay vô tình nuốt phải với lượng nhiều (khoảng 1g) gây tổn thương hệ hô hấp, thậm chí ngưng thở.
Theo các chuyên gia, lượng camphor cho phép trong các chế phẩm dầu gió chỉ khoảng 3 - 11%. Khi bị ngộ độc, camphor có thể gây tác hại với những triệu chứng xuất hiện chỉ trong vòng 5 - 90 phút sau tiếp xúc, tùy vào lượng dầu nhiều hay ít. Các biểu hiện sớm là bỏng miệng, hầu họng, buồn nôn, nôn mửa, lừ đừ, sau đó là co giật, hôn mê, suy hô hấp nặng.
Nếu không được điều trị kịp thời, có thể dẫn đến tử vong. Sau khi sử dụng hoặc phát hiện bé uống phải có dấu hiệu bất thường, nghi ngờ ngộ độc, người nhà cần đưa bé đến cơ sở y tế chuyên khoa nhi gần nhất càng sớm càng tốt.
Theo Doisongphapluat
Vitamin B3 có thể làm tăng nguy cơ tử vong Một nghiên cứu quốc tế lớn cho thấy vitamin B3 (niacin) không làm giảm khả năng tử vong hoặc đột quị ở người có cholesterol cao, mà còn làm tăng nguy cơ này. Các nhà khoa học thuộc Đại học Northwestern và Bệnh viện Northwestern Memorial đã tiến hành nghiên cứu đối với hơn 25.000 bệnh nhân tuổi từ 50-80, có lượng cholesterol...