Phụ nữ dễ vô sinh nếu mắc bệnh này
Ứ nước vòi trứng là một trong số những bệnh lý có thể gây vô sinh hiếm muộn ở phụ nữ đang được chú ý hiện nay.
Câu hỏi: Chào bác sĩ, em năm nay 25 tuổi, đã kết hôn. Hơn 1 năm qua, dù không dùng biện pháp tránh thai nào nhưng em vẫn chưa có thai. Em đi khám và chụp tử cung – vòi trứng thì bác sĩ nói bị ứ nước vòi trứng. Em đang rất lo lắng, không biết có phải đó chính là nguyên nhân khiến em chưa có bầu không. Bác sĩ cho em hỏi, trường hợp của em phải xử lý thế nào? Hiện tại bác sĩ khám cho em nói là có thể sẽ mổ nội soi. Em rất sợ, liệu có thể chữa bằng cách khác được không. Mong bác sĩ tư vấn giúp em. Em xin cảm ơn! (H. Liên).
Trả lời:
Bạn H. Liên thân mến!
Có thể nói, sau hơn 1 năm có quan hệ tình dục bình thường, không dùng biện pháp tránh thai nào mà bạn vẫn chưa có thai thì vợ chồng bạn đã được coi là vô sinh, nguyên nhân có thể xuất phát từ bạn, chồng bạn hoặc cả hai. Ở người phụ nữ, nguyên nhân vô sinh có thể xuất phát từ những trục trặc ở buồng trứng, vòi trứng, tử cung… Rất may mắn là bạn đã đi khám và phát hiện ra tình trạng ứ nước vòi trứng. Điều này sẽ giúp cho việc điều trị dễ dàng hơn.
Ứ nước vòi trứng là một trong số những bệnh lý có thể gây vô sinh hiếm muộn ở phụ nữ đang được chú ý hiện nay.
Ứ nước vòi trứng là một trong số những bệnh lý có thể gây vô sinh hiếm muộn ở phụ nữ đang được chú ý hiện nay. Tình trạng này dẫn đến tắc vòi trứng, ngăn cản không cho trứng gặp tinh trùng và là một trong các lý do gây vô sinh, hiếm muộn ở nhiều cặp vợ chồng.
Ứ nước vòi trứng có thể là biến chứng của một số bệnh nhiễm trùng trong cơ quan sinh sản như viêm âm đạo, viêm vòi trứng, viêm khung xương chậu… hoặc do các bệnh lây truyền qua đường tình dục như chlamydia, lậu cầu… gây ra. Cách duy nhất phát hiện vòi trứng bị ứ nước là chụp tử cung – vòi trứng. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến viêm nhiễm, tắc vòi trứng hoàn toàn và không có biện pháp xử lý, buộc phát cắt bỏ để tránh ảnh hưởng đến vòi trứng còn lại.
Video đang HOT
Mặc dù tình trạng ứ tắc vòi trứng không có triệu chứng biểu hiện rõ ràng nhưng nhiều người bị bệnh này thường thấy xuất hiện một số triệu chứng như đau âm ỉ (cũng có trường hợp đau dữ dội) vùng bụng dưới hoặc đau khắp cả bụng, càng gần đến chu kỳ kinh nguyệt thì cảm giác đau tăng; kinh nguyệt không đều (thường thấy kinh nguyệt ra nhiều); đau khi quan hệ tình dục; dịch âm đạo tiết ra nhiều…
Trong trường hợp bị ứ nước vòi trứng, gây tắc, giãn vòi trứng, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp mổ nội soi hút dịch để thông tắc. Tuy nhiên, biện pháp này cũng không điều trị triệt để, bệnh có thể tái phát do viêm nhiễm âm đạo, tử cung…
Bạn đã thực hiện các xét nghiệm, kiểm tra cần thiết và biết mình bị ứ nước vòi trứng thì nên theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ. Bạn không nên e sợ việc mổ nội soi. Ngày nay, nhờ áp dụng các tiến bộ khoa học vào điều trị, phẫu thuật nội soi đã trở nên phổ biến. Sau này, khi đã điều trị khỏi, bạn cũng nên đi khám phụ khoa định kỳ để tầm soát cũng như phát hiện sớm các bệnh lý có liên quan trong đó có ứ nước vòi trứng.
Chúc vợ chồng bạn sớm có em bé!
Theo BS Hoa Hồng/Trí thức trẻ (Ttvn.vn)
8 điều cần biết trước khi đi khám phụ khoa
Khám phụ khoa có thể khiến bạn xấu hổ, nhất là với những người đi khám lần đầu.
Có những việc bạn cần biết trước khi đi khám phụ khoa.
1. Khám phụ khoa lần đầu tiên
Thông thường, bạn sẽ được khuyên khám phụ khoa khi bước sang tuổi 21, thậm chí khi đó bạn chưa có quan hệ tình dục. Việc này giúp sàng sọc các bệnh phụ khoa. Việc kiểm tra có thể cần thực hiện sớm hơn nếu bạn bị đau vùng chậu, kinh nguyệt ra nhiều và kéo dài, mất kinh, ngứa hoặc cảm giác nóng rát âm đạo hoặc ra khí hư có mùi.
2. Kiểm tra trong thời kỳ kinh nguyệt
Nếu lần hẹn khám phụ khoa trùng với thời gian đèn đỏ của bạn, hãy sắp xếp lại lịch. Bạn có thể thấy việc đi khám mất vệ sinh và không thoải mái. Khám phụ khoa vào kỳ kinh nguyệt cũng có thể khiến kết quả xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung không chính xác. Nhưng nếu bạn đang điều trị IVF (thụ tinh tinh trong ống nghiệm), siêu âm qua đường âm đạo, có thể được khuyến nghị vào ngày thứ 3 của kỳ kinh nguyệt để đánh giá buồng trứng và tử cung.
Siêu âm qua đường âm đạo được sử dụng để kiểm tra cơ quan sinh sản.
3. Giữ âm đạo sạch sẽ
Bạn không cần phải cạo hoặc tẩy lông khu vực âm đạo trước khi khám phụ khoa nhưng cần giữ vệ sinh sạch sẽ.
4. Chuẩn bị
Liệt kê tất cả những lo lắng và sợ hãi của bạn. Bạn có thể cảm thấy ngượng ngùng khi phải nói chi tiết những chuyện thầm kín, nhưng nhớ rằng bác sĩ sẽ không thể giúp bạn trừ khi bạn thẳng thắn. Hãy cởi mở về tiền sử bệnh và hoạt động tình dục của bạn với bác sĩ để nhận được lời khuyên tốt nhất.
5. Thời gian khám
Khám phụ khoa là một kiểm tra đơn giản và không mất quá 5 phút. Bác sĩ phụ khoa sẽ khám âm vật, môi âm hộ và âm đạo. Sau đó, bác sĩ sẽ kiểm tra bên trong âm đạo, cổ tử cung bằng cách đặt một dụng cụ gọi là mỏ vịt vào âm đạo. Bác sĩ sẽ kiểm tra tử cung, buồng trứng và vòi trứng.
6. Đau
Bạn lo lắng có thể bị đau khi bác sĩ đặt dụng cụ mỏ vịt vào âm đạo để kiểm tra. Thực tế là việc kiểm tra có thể chỉ gây khó chịu một chút chứ không gây đau đớn và bạn hoàn toàn có thể vượt qua cảm giác này.
7. Xét nghiệm kính phết cổ tử cung (Pap smear)
Xét nghiệm kính phết cổ tử cung có thể được thực hiện khi khám phụ khoa. Xét nghiệm này được khuyến khích thực hiện 2 năm 1 lần bắt đầu từ tuổi 21. Xét nghiệm này giúp phát hiện các tình trạng tiền ung thư và ung thư ở cổ tử cung.
8. Siêu âm qua đường âm đạo
Siêu âm qua đường âm đạo được sử dụng để kiểm tra cơ quan sinh sản. Thủ thuật này có thể gây khó chịu nhưng được cho là xét nghiệm tốt hơn trong những ngày đầu thai kỳ.
BS Thu Vân
(Theo THS)
Theo Suckhoedoisong.vn
Độ dài âm đạo ở phụ nữ có ảnh hưởng tới khả năng sinh sản? Về mặt cấu tạo sinh học thì cơ quan sinh sản của người phụ nữ là như nhau và khả năng có con không lệ thuộc vào chiều cao của bạn. Hỏi: Chào bác sĩ. Em năm nay 22 tuổi, đã có người yêu nhưng chưa hề 'đi quá giới hạn'. Chúng em cũng xác định chuyện tình cảm lâu dài và kết...