Phụ nữ có nguy cơ bị ung thư vú gấp 100 lần đàn ông
Nguy cơ bị ung thư vú tăng lên khi con người già đi, những thay đổi bất thường trong các tế bào bắt đầu xảy ra.
Nói một cách dễ hiểu thì ung thư vú xảy ra khi các tế bào trong vú phát triển một cách không kiểm soát được và tạo thành khối u.
Các khối u ác tính có thể lan vào các mô xung quanh hoặc thậm chí đến các bộ phận khác của cơ thể.
Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ (ACS), ung thư vú rất phổ biến, tuy nhiên chẩn đoán và điều trị sớm có thể giúp ngăn ngừa điều này.
Ung thư vú là một trong hai loại ung thư gây tử vong hàng đầu ở nữ giới. (Ảnh minh họa: KT)
Theo Viện Ung thư Quốc gia (NCI), ung thư vú phổ biến nhất ở phụ nữ trên 50 tuổi, phần lớn rơi vào độ tuổi 55 – 64.
Các yếu tố gây ung thư vú khác
Tuổi tác chỉ là một yếu tố phát triển ung thư vú. Một số yếu tố rủi ro khác mà mọi người không thể kiểm soát bao gồm:
Là nữ
Ung thư vú có thể phát triển ở cả nam và nữ. Tuy nhiên, báo cáo của ACS cho thấy phụ nữ có nguy cơ mắc ung thư vú cao gấp 100 lần so với nam giới.
Đột biến gen
Nữ giới có những đột biến gen này cũng có nhiều khả năng phát triển ung thư vú ở độ tuổi trẻ hơn và bị ung thư ở cả hai vú. Họ cũng có nguy cơ mắc ung thư buồng trứng cao hơn .Các gen BRCA1 và BRCA2 tạo ra các protein liên quan đến việc sửa chữa DNA trong các mô cụ thể, chẳng hạn như vú. Những thay đổi, hoặc đột biến của các gen này có thể làm tăng đáng kể nguy cơ ung thư vú.
Theo ACS, những phụ nữ thừa hưởng đột biến gen BRCA1 hoặc BRCA2 có khoảng 70% khả năng phát triển ung thư vú ở tuổi 80.
Thay đổi một số gen khác cũng có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú của một người.
Tiền sử gia đình bị ung thư vú
Gia đình có tiền sử mắc bệnh ung thư vú làm nguy cơ mắc ung thư vú của bạn tăng lên gấp đôi.
Lịch sử kinh nguyệt và sinh sản
Chu kỳ kinh nguyệt làm tăng nồng độ hormone giới tính nữ estrogen và progesterone trong cơ thể.
Bắt đầu kinh nguyệt ở độ tuổi trẻ hơn hoặc trải qua thời kỳ mãn kinh ở độ tuổi muộn hơn làm tăng khả năng tiếp xúc với các hormone này của cơ thể, điều này có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú của một người.
Những người bắt đầu có kinh nguyệt trước 12 tuổi và những người trải qua thời kỳ mãn kinh sau 55 tuổi có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn.
Video đang HOT
Nữ giới đã từng xạ trị ở ngực, chẳng hạn như ung thư hạch Hodgkin, trước 30 tuổi có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn. Đã từng xạ trị
Nguy cơ này thay đổi theo tuổi tác và cao nhất ở những người ở tuổi thiếu niên khi họ điều trị xạ trị. Theo ACS, việc xạ trị sau 40 tuổi dường như không làm tăng nguy cơ ung thư vú của một người.
Yếu tố nguy cơ lối sống
Một số yếu tố lối sống có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú. Nhận thức được các yếu tố này có thể giúp họ giảm nguy cơ ung thư vú.
Những yếu tố lối sống bao gồm:
- Không hoạt động thể chất làm tăng nguy cơ ung thư vú của một người. Tập thể dục thường xuyên có thể giúp giảm nguy cơ này.
- Dùng hormone: Một số loại liệu pháp thay thế hormone và kiểm soát sinh sản nội tiết tố có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú.
- Thừa cân sau mãn kinh: Sau mãn kinh, những người thừa cân có nhiều khả năng mắc ung thư vú. Duy trì cân nặng khỏe mạnh có thể giúp giảm nguy cơ ung thư vú.
- Uống rượu: Theo ACS, có mối liên hệ giữa tiêu thụ rượu và nguy cơ ung thư vú. Một người uống nhiều thì nguy cơ mắc ung thư vú càng lớn. Vì vậy, uống ít rượu có thể làm giảm nguy cơ ung thư vú cũng như một số loại ung thư khác.
An Nhiên
Theo Medicalnewstoday/giaoduc.net
Sờ ngực bên trái thấy có 'cục' nổi lên bất thường, chị em cần lưu ý gì?
Nhiều phụ nữ sờ nắn ngực thấy có u, cục nổi lên khiến họ rất lo lắng liệu đấy có phải ung thư hoặc khối u ác tính?
Nếu bạn phát hiện có hạch bên trong ngực trái của mình, bạn nên bình tĩnh thay vì hoảng sợ. Bước đầu tiên cần làm là tìm hiểu tính chất của cục hạch và liệu đây có phải chỉ là sự thay đổi bình thường trong của ngực hay không.
Nên làm gì khi phát hiện "cục" ở ngực bên trái?
Khối u có thể xuất hiện trên gần bề mặt da, hoặc sâu hơn trong mô vú hoặc ở gần vùng nách.
Nếu bạn phát hiện có hạch bên trong ngực trái của mình, bạn nên bình tĩnh thay vì hoảng sợ. Bước đầu tiên cần làm là tìm hiểu tính chất của cục hạch và liệu đây có phải chỉ là sự thay đổi bình thường trong của ngực hay không.
Mô vú vốn có tính chất vón cục và kết cấu của nó thay đổi theo lượng hooc-môn và quá trình lão hóa. Bạn cần so sánh kích cỡ, bề ngoài và màu sắc của hai bên ngực.
Nếu bạn thấy những cục hạch này phân tán đều ở hai ngực thì có vẻ các mô vú của bạn khỏe mạnh bình thường. Nếu các khối cục này khác với các mô vú xung quanh, điều này có thể là dấu hiệu của u. Nhưng chưa chắc đó là ung thư vú.
Dấu hiệu ung thư vú không giống nhau ở tất cả các phụ nữ. Dấu hiệu phổ biến nhất thường là thay đổi về bề mặt và cảm nhận của vú hoặc đầu vú và dịch tiết ra từ đầu vú.
Như đã đề cập ở trên, không phải tất cả các khối u đều là biểu hiện của ung thư. Dưới đây chúng ta sẽ bàn kĩ hơn về các loại u vú và cách phát hiện ra chúng.
Các loại u vú lành tính
Hầu hết các khối u ở ngực là lành tính. Dưới đây là những loại u vú lành tính phổ biến:
U xơ
U xơ là một dạng u lành tính phổ biến ở phụ nữ và được tạo thành từ các mô tuyến và mô liên kết. Loại u này thường rất bé, có đường kính khoảng 2,5 cm. Một vài khối u thì rất bé để có thể cảm nhận được, và kích thước được đo bằng mammogram.
U xơ thường có những tính chất sau:
- Có thể di chuyển dưới da
- Mềm hoặc đàn hồi
U xơ thường phổ biến ở các chị em trong độ tuổi 20 và 30. Chúng sẽ có xu hướng co lại sau thời kì tiền mãn kinh. Một người phụ nữ có thể có nhiều hơn một khối u xơ. Theo Hiệp hội ung thư Hoa Kỳ, u xơ có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú.
Không phải tất cả các loại u xơ đều cần điều trị vì một vài sẽ tự co vào hoặc thậm chí biến mất. Tuy nhiên, bác sẽ khuyên bệnh nhân cắt bỏ khối u để tránh trường hợp nó phát triển và gây ra sự thay đổi trong ngực của bệnh nhân.
U nang
U nang là một túi chất lỏng tròn phát triển trong mô vú. Khoảng 25% khối lượng của vú là u nang lành tính và không ảnh hưởng đến nguy cơ mắc ung thư vú.
U nang có những biểu hiện sau:
- Là một hoặc nhiều khối tròn di chuyển dưới da
- Là khối u mềm và gây đau khi chạm vào
U nang có ảnh hưởng lớn đến phụ nữ ở tuổi 40, tuy nhiên loại u này có thể phát triển ở tất cả các độ tuổi.
Ung thư vú
Ung thứ vú là sự phát triển của các tế bào bất thường trong mô vú, ống dẫn hoặc thùy vú. Tế bào ung thư vú sẽ phân chia và nhân lên một cách nhanh chóng để tạo thành các khối u và làm chết các mô xung quanh.
Biểu hiện của ung thư vú thường là các khối u cứng, có hình dạng bất thường và gây đau.
Phát hiện bệnh sớm là một việc vô cùng quan trọng. Một vài trường hợp có thể trải qua những triệu chứng của ung thư vú trước khi phát hiện ra "cục" bất thường. Dưới đây là triệu chứng cụ thể:
- Ngực sưng hoặc đau
- Xuất hiện các mảng đỏ, ngứa hoặc khó chịu trên bề mặt da của vú
- Xuất hiện vết lõm nhỏ trên bề mặt ngực
- Thay đổi bề ngoài của vú hoặc đầu vú
- Đầu vú có tiết ra dịch bất thường không
Qúa trình chẩn đoán, khám khối u sẽ diễn ra thế nào?
Để chẩn đoán một khối u ngực, các bác sĩ sẽ xem xét hồ sơ bệnh án của bệnh nhân và tiến hành một vài kiểm tra tính chất vật lí của ngực. Ngoài ra bác sĩ cũng có thể sử dụng chẩn đoán hình ảnh để xác định xem đây là u lành tính hay ác tính.
Bác sĩ sẽ chẩn đoán ung thư vú thông qua những phương pháp sau:
- Chụp X-quang tuyến vú
- Siêu âm
- Chụp hình cộng hưởng từ
Bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện chụp hình cộng hưởng từ với những người có nguy cơ cao mắc ung thư vú. Nếu vẫn không chắc chắn về tính chất của khối u này, bệnh nhân sẽ phải thực hiện xét nghiệm sinh thiết để xác định đây là khối u lành tính hay ác tính.
Khi nào cần đến gặp bác sĩ?
Mặc dù hầu hết các khối u xuất hiện ở ngực là lành tính nhưng các chị em vẫn cần đến bệnh viện để được kiểm tra những thay đổi bất thường về ngực. Chị em cần đến khám bác sĩ ngay nếu có những dấu hiệu dưới đây:
- Xuất hiện một cục hạch cứng trong ngực gần xương đòn hoặc dưới cánh tay
- Xuất hiện vùng sưng, đỏ hoặc nổi mẩn trên vú
- Xuất hiện lúm đồng tiền hoặc phần nhăn nhúm trên da
- Thay đổi về kích cỡ hoặc hình dạng của ngực
- Thay đổi về hình dạng của đầu vú
- Đầu vú có chất tiết ra bất thường
- Hạch biến mất sau một kì kinh nguyệt
- Sụt cân bất thường
Theo giadinhmoi
Sự thật về bệnh nhân ung thư không được ăn thịt đỏ Nhiều bệnh nhân ung thư tự kiêng cho mình, họ cho rằng không nên ăn thịt đỏ vì ăn nhiều thịt đỏ sẽ nuôi tế bào ung thư. Bệnh nhân ung thư không được ăn thịt đỏ Chị Nguyễn Huyền M. 43 tuổi, Mỹ Đình, Hà Nội bệnh nhân ung thư vú đã điều trị 4 năm. Chị M. cho biết từ ngày...