Phụ nữ có nên cạo lông ở vùng kín không?
Phụ nữ có nên cạo lông ở vùng kín không? Đây là thắc mắc của nhiều chị em khi cần ‘tân trang’, dọn cỏ vùng kín nhưng sợ ảnh hưởng đến sức khỏe lẫn phong thủy.
Không ít chị em phụ nữ có thói quen “tân trang” vùng kín bởi nghĩ rằng làm vậy sẽ giúp “cô bé” sạch sẽ và thoáng khí hơn. Tuy nhiên, liệu rằng phụ nữ có nên cạo lông ở vùng kín không? Để giải đáp thắc mắc này cũng như giúp chị em an tâm hơn khi chăm sóc cơ thể, hãy tìm hiểu những thông tin dưới đây.
Lông mọc ở vùng kín có tác dụng gì?
Tránh viêm nhiễm khi cạo lông vùng kín ở phụ nữ
Khi đến tuổi dậy thì, vùng kín không riêng gì ở con gái mà còn ở cánh đàn ông sẽ bắt đầu mọc lông. Đây là biểu hiện tự nhiên như sự phát triển đều đặn của cơ thể. Thực tế, không ít người vẫn lo ngại rằng lông mu mọc quá nhiều sẽ gây ảnh hưởng xấu. Tuy nhiên, lông mu xuất hiện đem lại khá nhiều lợi ích khác nhau.
Đầu tiên, lông mu giúp bảo vệ và che chở cho vùng kín tránh khỏi những tổn thương do vi khuẩn hay một số mầm bệnh gây ra. Bởi vùng kín thường xuyên ẩm ướt nên là nơi cư trú và sinh sống lý tưởng của các mầm bệnh. Vì vậy, lông mu được ví như lớp vỏ bao bọc, che chở cho vùng kín tránh khỏi những căn bệnh không mong muốn.
Thực tế có nhiều hoạt động như chạy bộ, đi xe đạp luôn gây những ma sát nhất định lên vùng kín. Để hạn chế sự cọ sát, va chạm và gây ra những trầy xước dẫn đến nhiễm trùng thì lông mu chính là giải pháp ngăn chặn hữu hiệu nhất.
Ngoài ra, lông mu còn giúp giữ nhiệt hiệu quả, tạo nên sự hấp dẫn trong việc quan hệ và sức quyến rũ trên cơ thể,…
Phụ nữ có nên cạo lông vùng kín không?
Cần đảm bảo an toàn, tránh trầy xước nếu muốn cạo sạch lông vùng kín
Với các lợi ích trên thì quyết định để lại lông vùng kín là hoàn toàn hợp lý. Tuy nhiên, nếu lớp lông này quá rậm thì có thể cạo hoặc tỉa bớt để đảm bảo vệ sinh hơn.
Video đang HOT
Nhưng thường thì việc cạo bỏ lông vùng kín chị em sẽ thực hiện tại nhà. Nếu không cẩn thận sẽ dẫn tới bị thương, viêm nhiễm cao. Đồng thời, nếu cạo lông bằng dao lam hay bằng kéo thì chỉ sau một thời gian ngắn, lông sẽ mọc lại, mọc nhiều hơn và gây ra ngứa ngáy khó chịu. Chính vì lẽ này, nếu có thể hãy giữ lại lông mu hoặc tới các cơ sở uy tín để các chuyên gia triệt lông an toàn hơn.
Có nên cạo lông vùng kín trước khi sinh và khi mang thai?
Việc dọn dẹp “cô bé” trước khi sinh nở tỏ ra khá cần thiết để quá trình đón em bé chào đời diễn ra dễ dàng hơn. Bởi nó giữ vệ sinh cho bé, loại bỏ được các nguy cơ nhiễm trùng nếu mẹ cắt tầng sinh môn, giúp việc rạch và khâu tầng sinh môn dễ dàng hơn.
Còn trước đó, có nên cạo lông vùng kín khi mang thai hay không? Khi mang thai, lông vùng kín sẽ trở nên rậm rạp hơn, các tuyến mồ hôi và chất nhầy cũng tăng cường hoạt động. Đây chính là biểu hiện bình thường của cơ thể. Nhưng thực sự không nên cạo lông vùng kín khi mang thai. Bởi có thể khiến chân lông bị tổn thương, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, gây ngứa vùng kín, bị mọc mụn đỏ, mụn mủ. Do đó, để đảm bảo an toàn, tốt nhất chỉ nên vệ sinh vùng kín sạch sẽ mỗi ngày để hạn chế viêm nhiễm.
Như vậy, qua bài viết này, chị em đã hiểu được có nên cạo bớt lông vùng kín hay không và nên cạo sạch lông vùng kín trong trường hợp nào? Để vừa an toàn, tránh viêm nhiễm cũng như tính thẩm mỹ hơn, hãy nhờ sự can thiệp của chuyên gia nếu như muốn “cải thiện” lông mu của mình.
Theo suckhoephunu.vn
Vì sao ngày càng có nhiều phụ nữ bị trầm cảm khi mang thai?
Phụ nữ bị trầm cảm khi mang thai không những gây tác động xấu đến sức khỏe mà còn gây ảnh hưởng đến tâm sinh lý của em bé trong bụng mẹ. Nếu muốn kiểm soát được tình trạng nguy hiểm thầm lặng này, bạn cần tìm hiểu rõ nguyên nhân càng sớm càng tốt!
Mặc dù nhiều người cho rằng mang thai là một khoảng thời gian hạnh phúc khi nuôi dưỡng và chờ đợi bé yêu chào đời, có tới khoảng 10% đến 20% các phụ nữ mang thai phải đối mặt với các triệu chứng trầm cảm.
Ngày nay, khả năng phụ nữ trẻ bị trầm cảm khi mang thai cao hơn tới trên 51% so với phụ nữ thế hệ trước đây.
Trầm cảm khi mang thai gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của người mẹ và thai nhi trong bụng, đồng thời cũng làm tăng nguy cơ bị trầm cảm sau sinh.
Thực trạng trầm cảm khi mang thai ở phụ nữ
Các nhà khoa học thuộc Đại học Bristol đã cho hai nhóm phụ nữ mang thai ở độ tuổi khoảng 22-23 làm bài kiểm tra độ trầm cảm. Một nhóm gồm 2.390 bà mẹ sinh con vào đầu những năm 1990 và nhóm kia gồm 180 bà mẹ ở thế hệ tiếp theo (là con gái hoặc con dâu của những phụ nữ thế hệ trước).
Kết quả đánh giá cho thấy có 17% bà mẹ ở thế hệ trước bị trầm cảm trong khi có tới 25% bà mẹ ở thế hệ sau bị mắc chứng này. Khả năng bị trầm cảm khi mang thai ở phụ nữ trẻ ngày nay cao hơn tới 51% so với thế hệ trước.
Các nhà khoa học cho biết sự gia tăng tỷ lệ phụ nữ bị trầm cảm khi mang thai nhấn mạnh tầm quan trọng của những quan tâm y tế cần có để cải thiện tình trạng này.
Chứng trầm cảm mang thai không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe, khả năng làm việc của người mẹ mà còn cả thai nhi trong bụng.
Nguyên nhân phụ nữ bị trầm cảm khi mang thai
Tiến sĩ Pearson, giảng viên trường Đại học Bristol và cũng là người đứng đầu nghiên cứu này giải thích những lý do làm tỷ lệ phụ nữ trầm cảm khi mang thai tăng:
1. Phụ nữ cũng phải chịu áp lực tài chính: Chi phí sinh hoạt ngày nay cao hơn rất nhiều so với thế hệ trước khiến tỷ lệ phụ nữ mang thai bị trầm cảm tăng. Nếu ngày trước chỉ cần người chồng đi làm là đã đủ tiền nuôi cả nhà thì nay người vợ cũng cần có thu nhập để có thể duy trì mức sống tử tế. Phụ nữ hiện nay không có cơ hội nghỉ ngơi dưỡng thai như các thế hệ trước.
2. Phụ nữ ngày càng có nhiều áp lực cuộc sống: Tiến sĩ Leena Nathan cho biết ngày nay việc làm mẹ khó khăn hơn trước rất nhiều. Phụ nữ ngày nay chịu rất nhiều áp lực và căng thẳng từ việc vừa đi làm vừa nuôi con. Cuộc sống hiện đại cũng gấp gáp hơn trước kia rất nhiều nên những người mẹ trẻ không có thời gian nghỉ ngơi hay sống chậm lại để tận hưởng cuộc sống. Mạng xã hội và công nghệ hiện đại cũng là một tác nhân gây trầm cảm mà các thế hệ trước không hề gặp phải.
3. Phụ nữ thành thật với cảm xúc của mình hơn: Giáo sư Nathan cho biết phụ nữ ngày nay dễ thành thật thừa nhận tình trạng trầm cảm của họ hơn. Điều này có thể là nguyên nhân làm tăng tỷ lệ trầm cảm khi mang thai trong thí nghiệm trên. Tuy nhiên, ảnh hưởng của trầm cảm khi mang thai là rất lớn và cần được lưu ý. Phụ nữ mang thai bị trầm cảm không thể tự chăm sóc bản thân mình và có thể tự làm tổn thương bản thân và em bé trong bụng.
4. Phụ nữ hiện đại có học thức cao hơn : Phụ nữ thời nay dễ bị trầm cảm khi mang thai có thể là do họ có niềm đam mê và kỳ vọng thành công quá lớn. Phụ nữ hiện đại có học vấn cao hơn và nhiều cơ hội hơn so với thế hệ trước. Họ đã quen với việc nắm quyền kiểm soát cuộc sống, đặt mục tiêu cao và gặt hái thành công. Đối với những phụ nữ này, việc mang thai và nuôi con là một thử thách vì đây là một quá trình rất khó kiểm soát và cần nhiều sự kiên nhẫn.
5. Phụ nữ mang thai thiếu sự hỗ trợ: Những triệu chứng của trầm cảm khi mang thai có thể tăng lên nếu người mẹ thiếu sự hỗ trợ. Gia đình và bạn bè bên cạnh những phụ nữ mang thai cần chú ý giúp đỡ họ cả về mặt tài chính và tinh thần. Các cặp vợ chồng sắp đón bé cũng có thể chủ động tìm kiếm sự giúp đỡ khi cần thiết.
Các dấu hiệu trầm cảm khi mang thai
Tâm trạng mẹ bầu dễ thất thường nên phụ nữ mang thai thường có lúc những lúc xúc động. Tuy nhiên, nếu sự buồn chán và căng thẳng gây trở ngại cho cuộc sống hàng ngày thì các mẹ bầu hãy tìm kiếm sự giúp đỡ vì đây có thể là dấu hiệu trầm cảm khi mang thai.
Những dấu hiệu cho thấy bạn bị trầm cảm khi mang thai bao gồm:
Suy nghĩ tiêu cựcLo lắng quá mứcThay đổi khẩu vịMất ngủ liên tụcCảm giác buồn bã kéo dài
Phụ nữ mang thai cũng cần hiểu rằng trầm cảm trong giai đoạn này không phải là dấu hiệu của sự yếu đuối và có thể điều trị được.
Cách điều trị trầm cảm khi mang thai
Một cách giúp bạn vượt qua buồn chán và căng thẳng là chia sẻ cảm xúc của mình với một bác sĩ tâm lý, một người bạn thân hay trên blog cá nhân của mình cho mọi người cùng đọc. Những chia sẻ này không những giúp bạn giải tỏa tâm trạng và còn có thể có ích cho những phụ nữ đang đấu tranh để vượt qua trầm cảm khi mang thai giống bạn.
Bạn hãy nhớ rằng bị trầm cảm khi mang thai không có nghĩa bạn không tốt mà chỉ có nghĩa là bạn cần được giúp đỡ và nên chia sẻ với mọi người về cảm xúc của mình nhiều hơn.
Nếu trầm cảm quá nặng bạn có thể phải dùng thuốc. Các nghiên cứu về tác dụng của thuốc chống trầm cảm đối với thai nhi cho thấy uống thuốc chống trầm cảm khi đang mang thai là tương đối an toàn. Tuy nhiên, điều này có thể gây dị tật cho thai nhi như dị tật tim, hộp sọ bất thường.
Bạn hãy cẩn thận và tham khảo ý kiến bác sĩ khi sử dụng một số loại thuốc chống trầm cảm như fluoxetine (Prozac), paroxetine (Paxil) và sertraline (Zoloft), đặc biệt là trong giai đoạn đầu của thai kỳ.
Cách phòng tránh trầm cảm khi mang thai
Chuẩn bị đón một em bé chào đời là hết sức bận rộn nhưng sức khỏe của người mẹ khi mang thai cần luôn được đặt lên hàng đầu. Vì vậy, bạn hãy từ bỏ suy nghĩ muốn hoàn thành mọi việc và thư giãn nhiều hơn. Chăm sóc tốt cho bản thân là điều quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe của con yêu trong bụng.
Bạn cũng nên chia sẻ cởi mở với chồng, người thân trong gia đình và bạn bè về những điều khiến bạn băn khoăn. Nếu bạn vẫn cảm thấy chán nản và lo lắng, hãy tìm đến bác sĩ chuyên khoa tâm lý để thử những liệu pháp trị liệu phù hợp.
Trầm cảm trong thai kỳ gây ảnh hưởng tiêu cực lên cả mẹ và bé nhưng vẫn có cách phòng ngừa và điều trị. Nếu bạn cần được chia sẻ hay giúp đỡ thì đừng ngần ngại nói ra. Những gia đình có phụ nữ đang mang thai hãy chú ý quan tâm và chăm sóc để những người mẹ tương lai được vui vẻ chào đón bé nhé.
Theo hellobacsi.com
Khi nào không nên thụ thai? Mang thai và làm mẹ là thiên chức quý giá của phụ nữ. Để một đứa trẻ sinh ra được khỏe mạnh và phát triển tốt, người mẹ cần trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về thai nghén, tránh xảy ra những điều ngoài mong đợi trong quá trình mang thai và sinh con. Có những thời điểm phụ nữ...