Phụ nữ có kiến thức vẫn mắc bệnh phụ khoa
Với nguồn thông tin phong phú, sự tự chủ, độc lập trong cuộc sống, đã có nhiều chị em phụ nữ hiện đại quan tâm đến việc chăm sóc bản thân từ bên trong.
Đó không còn là việc mua những túi xách hàng hiệu, cắt một kiểu tóc mới, hay cập nhật những xu hướng trang điểm hiện đại, mà là việc chăm sức khỏe bản thân, chăm sóc sức khỏe phụ khoa.
Phụ nữ có kiến thức vẫn mắc bệnh phụ khoa
Theo Trung tâm Giải phẫu Tế bào học – Bệnh viện Bạch Mai, 90% phụ nữ Việt Nam bị viêm nhiễm đường sinh dục, trong đó 70% nằm ở nhóm phụ nữ có kiến thức, có thu nhập từ mức khá trở lên và phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Vệ sinh cá nhân không đúng cách như không vệ sinh thường xuyên hoặc quá sạch cũng gây viêm nhiễm phụ khoa. Mặc quần bó sát, nhịn tiểu, tắm nước nóng thường xuyên, dùng băng vệ sinh hàng ngày liên tục là những thói quen không tốt cũng có thể là yếu tố gây viêm. Thai nghén, sinh đẻ, thủ thuật phụ khoa không an toàn (đặt dụng cụ tránh thai, nạo hút thai) cũng rất dễ gây viêm nhiễm âm đạo.
Ngoài ra, mất cân bằng nội tiết do stress, căng thẳng, thay đổi môi trường đột ngột, giảm sức đề kháng, giảm nội tiết thời kỳ mãn kinh cũng khiến môi trường âm đạo thay đổi, dễ bị viêm. Khi viêm âm đạo lan đến lớp tế bào tuyến trong cổ tử cung sẽ dẫn đến viêm tử cung và vòi trứng. Lâu dài sẽ dẫn đến tình trạng viêm nhiễm vùng chậu và tắc vòi trứng gây vô sinh. Nếu viêm do vi rút HPV có thể dẫn đến ung thư cổ tử cung, âm đạo.
Ung thư phụ khoa có thể được sàng lọc và phát hiện từ rất sớm, và việc phát hiện sớm này sẽ làm thay đổi đáng kể kết quả điều trị, nâng cao chất lượng sống cho người bị bệnh. Ngày nay, những tiến bộ y học đã cho phép sàng lọc tất cả các tổn thương tiền ung thư của cổ tử cung, tử cung, buồng trứng và vú, tạo điều kiện ngăn ngừa ung thư xuất hiện. Sau thai nghén và sinh đẻ, không ít chị em bị rối loạn chức năng sinh dục – tiết niệu như tiểu không tự chủ, giao hợp đau, giảm hưng phấn…
“Mặc dù áp lực cuộc sống và công việc hàng ngày có thể khiến chị em có ít thời gian hơn để chăm sóc cho bản thân, nhưng không vì thế mà chị em bỏ qua những triệu chứng tưởng chừng như nhỏ nhặt nhưng lại rất nguy hiểm đến sức khỏe của phụ nữ. Thực tế, những rối loạn phụ khoa hoàn toàn có thể được điều trị nếu phát hiện sớm, giúp chị em có lại cuộc sống chất lượng cao và hạnh phúc lứa đôi”, BS. Nguyễn Đình Tời, Trưởng khoa Sản Phụ, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec chia sẻ.
BS. Tời cho biết, chị em phụ nữ cho dù có gia đình hay chưa đều nên khám phụ khoa định kỳ 6 tháng/lần. Nếu có triệu chứng bất thường như: ngứa vùng kín, đau bụng dưới, rong kinh, rong huyết, huyết trắng gây khó chịu, có khối u vùng bụng dưới thì nên đi khám ngay.
Video đang HOT
Phụ nữ hiện đại, yêu bản thân, tận hưởng cuộc sống khỏe
Với nguồn thông tin ngày càng phong phú, và sự tự chủ, độc lập trong cuộc sống ngày càng cao, hiện đã có nhiều chị em phụ nữ hiện đại quan tâm đến việc chăm sóc bản thân từ bên trong. Đó không còn là việc mua những túi xách hàng hiệu, cắt một kiểu tóc mới, hay cập nhật những xu hướng trang điểm hiện đại, mà là việc chăm sức khỏe bản thân, chăm sóc sức khỏe phụ khoa.
Chị H. (35 tuổi, Hà Nội), nhân viên một hãng viễn thông lớn chia sẻ, trước đây cứ định kỳ 6 tháng/ lần chị đều đi khám phụ khoa. Chị H. chia sẻ, “Đẹp bên ngoài là đẹp cho người. Sức khỏe tốt mới là cho mình. Bệnh phụ nữ càng không ai lo cho mình bằng chính mình. Sau khi có con, có tuổi, phụ nữ mình càng cần chăm sóc sức khỏe &’phần phụ mà không phụ đấy’!”.
Với quan niệm ấy, chị H. cho biết, sắp mang bầu bé thứ 2, chị càng thường xuyên thăm khám và kiểm tra để đảm bảo sức khỏe toàn diện trước khi mang bầu.
“Phụ nữ là một nửa thế giới”, là phái đẹp, là hạnh phúc, là mái ấm của mỗi gia đình. Không chỉ trong mỗi dịp 8/3, mà hàng ngày hàng giờ, thông điệp ấy luôn được cả thế giới công nhận và trân trọng.
Theo VNE
Những điều liên quan đến bệnh phụ khoa chị em cần biết
Hiện nay có rất nhiều chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh sản mắc bệnh phụ khoa nhưng không phải chị em nào cũng đi khám để chữa trị dứt điểm bệnh.
Ngại đi khám phụ khoa vì xấu hổ
Chị Vân Anh (Nhật Tân - Tây Hồ) cho biết hiện tại chị có một con và chuẩn bị lên kế hoạch sinh đứa thứ hai, trong thời gian này chị thấy ở "vùng kín" của mình ra nhiều chất nhầy màu trắng xen lẫn huyết, có mùi hôi khó chịu. Chị đã tự ý ra hiệu thuốc mua thuốc về đặt chứ không đi khám. Nhưng càng ngày chị thấy các khí hư càng ra nhiều không có triệu chứng giảm dần, lo lắng chị đi khám bác sĩ cho chị biết nhiễm khuẩn âm đạo có ra huyết.
Theo bác sĩ Phạm Văn Hùng chuyên khoa sản Bệnh viện Đống Đa tình trạng viêm nhiễm âm đạo lâu ngày rồi mới đi khám phụ khoa như trường hợp chị Vân Anh là rất nhiều. Nguyên nhân là do tâm lý e ngại của chị em khi bệnh ở "vùng kín" và họ tự mua thuốc để chữa trị. Đây là một thực trạng đáng báo động về sức khỏe sinh sản của phụ nữ. Một số trường hợp do điều trị không đúng cách hay tự ý điều trị, điều trị muộn nên bệnh trở nên nặng, khó chữa, để lại một số di chứng đáng tiếc như: dính vòi trứng, gây vô sinh, thai ngoài tử cung, sinh non, con nhẹ cân ở phụ nữ mang thai.
Hiện nay có rất nhiều chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh sản mắc bệnh phụ khoa. Ảnh minh họa
Những người bị nhiễm khuẩn âm đạo có ra huyết khi đi khám phụ khoa sẽ được bác sĩ khám kiểm tra kết hợp với làm xét nghiệm mới có thể xác định vị trí ra huyết (từ âm đạo, cổ tử cung hay tử cung...), nguyên nhân ra huyết từ nguyên nhân nào để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Trong quá trình làm các xét nghiệm có thể phát hiện thêm ra các bệnh viêm nhiễm đường sinh dục, nấm, u xơ tử cung, thậm chí là ung thư tử cung...
Bên cạnh đó, các chị em phụ nữ ở thời kì mãn kinh cũng có nguy cơ cao mắc các bệnh phụ khoa. Chính vì thế việc đi khám phụ khoa làm các xét nghiệm về đường âm đạo hay soi cổ tử cung để phát hiện kịp thời ung thư tế bào cổ tử cung là điều rất cần thiết đối với phụ nữ ở độ tuổi này.
Bệnh phụ khoa không loại trừ một ai
Bác sĩ Hùng cho biết, những người làm văn phòng thường khó tránh mắc cácbệnh phụ khoa. Do đặc thù công việc hàng ngày phải làm việc căng thẳng, ngồi lâu trước máy tính, việc di chuyển giữa văn phòng máy lạnh và môi trường bên ngoài thường xuyên, ít vận động làm cho quá trình lưu thông máu về các cơ quan sinh sản bị trì trệ... Khi sức đề kháng giảm thì vi khuẩn sẽ dễ dàng tấn công lên các vùng kín và gây bệnh ở đó. Chính vì thế những trường hợp bị bệnh ngứa ở các "vùng kín" nên làm các xét nghiệm phụ khoa bằng cách soi tươi dịch âm đạo chẩn đoán các mầm bệnh gây viêm nhiễm đường sinh dục do vi khuẩn, nấm, trùng roi, lậu... từ đó tìm ra phương pháp điều trị thích hợp.
Khi đi khám phụ khoa, các bác sĩ tiến hành làm những xét nghiệm, siêu âm chẩn đoán liên quan thì mới có thể phát hiện chính xác bệnh, còn nếu khám phụ khoathông thường bằng mắt thì sẽ rất khó chẩn đoán được đúng bệnh và nguyên nhân của nó.
Khi có bất kỳ biểu hiện nào "lạ" ở "vùng nhạy cảm", chị em cần đi khám bác sĩ để kiểm tra làm các xét nghiệm cần thiết. Ảnh minh họa
Thông thường, khi khám phụ khoa, các bác sĩ sẽ cho làm siêu âm phần phụ và vú; soi cổ tử cung để chẩn đoán sớm ung thư cổ tử cung và các bệnh viêm nhiễm đường sinh dục dưới; soi tươi dịch âm đạo giúp chẩn đoán các mầm bệnh gây viêm nhiễm đường sinh dục dưới như vi khuẩn, nấm, trùng roi, lậu...; xét nghiệm tìm vi khuẩn có khả năng gây vô sinh khi tìm hiểu thông tin qua người bệnh; xét nghiệm HPV tìm virus gây ung thư cổ tử cung; phết tế bào âm đạo - cổ tử cung để sớm phát hiện rối loạn tế bào tiền ung thư cổ tử cung, âm đạo; sinh thiết cổ tử cung để chẩn đoán chính xác các bất thường ở cổ tử cung; cấy dịch âm đạo nhằm tìm vi khuẩn gây bệnh mà dùng kháng sinh thích hợp; xét nghiệm nội tiết - hormone và đánh giá những rối loạn nội tiết tố; hoặc chụp tử cung vòi trứng bằng phương pháp cản quang để tầm soát các dấu hiệu bất thường.... bác sĩ Hùng nhấn mạnh.
Mặt khác, đối với phụ nữ mang thai khi có biểu hiện viêm ngứa, có dịch mùi hôi... cần phải đi khám phụ khoa để làm các xét nghiệm sớm phát hiện các bệnh lý liên quan đến viêm nhiễm đường sinh dục do các nguyên nhân khác nhau để tránh các biến chứng đáng tiếc xảy. Nếu không điều trị kịp thời rất dễ sinh non, sinh con thiếu tháng.
Chính vì thế đi khám phụ khoa định kỳ sẽ là điều kiện hạn chế được các bệnh tật thường mắc phải ở phụ nữ. Và khi có bất kỳ biểu hiện nào "lạ" ở "vùng nhạy cảm", chị em cần đi khám bác sĩ để kiểm tra làm các xét nghiệm cần thiết.
Theo Eva
2 bệnh dễ gặp nếu không vệ sinh "vùng kín" đúng cách Cấu tạo âm đạo của phụ nữ gần cơ quan bài tiết phân và nước tiểu nên nếu không để ý sẽ rất dễ bị nhiễm bẩn nếu không vệ sinh "vùng kín" sạch sẽ. Tôi đã nghe nhiều về việc cần chăm sóc "vùng kín" sạch sẽ, không lạm dụng dung dịch vệ sinh, không ngâm bằng nước muối hay bất kì...