Phụ nữ cần kiêng cữ sau sinh mổ như thế nào?
Sau sinh mổ, kiêng cữ là rất cần thiết để vết thương mau lành và không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ về sau.
Tùy mỗi vùng miền mà có những quan niệm khác nhau về kiêng cữ. Đối với những người lần đầu sinh mổ, chắc chắn sẽ có nhiều bỡ ngỡ và lo lắng vì thiếu kinh nghiệm. Hãy cùng Viknews Việt Nam tìm hiểu về những điều mẹ cần kiêng cữ sau sinh mổ trong bài viết sau nhé!
Tại sao phụ nữ cần kiêng cữ sau sinh mổ
Sinh thường hay sinh mổ cũng đều ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của người phụ nữ. So với sinh thường, sinh mổ đau đớn hơn và mất nhiều máu hơn.
Tại sao phụ nữ cần kiêng cữ sau sinh mổ
Bên cạnh đó, sự thay đổi về hóc môn cũng ảnh hưởng đến sức khỏe và tâm trí. Cơ thể người phụ nữ sẽ bị yếu đi rất yếu, miễn dịch kém đi nên dễ mắc nhiều bệnh hậu sản. Chính vì thế, kiêng cữ sau sinh mổ là rất cần thiết để chị em phục hồi, sớm lấy lại sức, giảm cảm giác đau đớn sau sinh, ổn định tâm lý, duy trì nguồn sữa để đảm bảo sức khỏe sau này.
Thời gian kiêng cữ dài hay ngắn còn tùy mức độ phục hồi, tinh thần, sức khỏe, cũng như cơ địa, cách chăm sóc bản thân của mỗi người.
Những điều chị em cần kiêng cữ sau sinh mổ
Về ăn uống
Trong thời gian kiêng cữ, chị em không nên ăn đồ chua, uống đồ lạnh, ăn uống phải đủ chất nhưng kiêng rau cải bẹ, cải đắng gây tiểu són; kiêng ăn thịt trâu, thịt lợn không được kho mặn vì ăn đồ mặn sẽ tê chân tay.Không ăn cá tanh, tôm cần lột vỏ trước khi ăn để tránh bị dị ứng. Trái cây không ăn loại có vị chua hay gây nóng người như xoài, nhãn, sầu riêng…Không ăn đồ ăn cay, nóng, dễ gây táo bón. Tránh ăn đồ ăn gây sẹo lồi như thịt gà, rau muống, đồ nếp.
Video đang HOT
Kiêng ăn thịt gà dễ gây sẹo lồiCho con bú
Từ viện về, mẹ nên cho con bú sữa mẹ, sữa mẹ không có hoặc ít không đủ thì bổ sung thêm sữa ngoài. Khi cho bú, mẹ nên ngồi ghế tựa mềm, còn bình thường thì nên nằm để đỡ bệnh đau lưng về sau.
Tắm rửa, vệ sinh cá nhân
Phụ nữ sau sinh mổ có thể lau người bằng rượu gừng cho thơm và tẩy mùi rất hiệu quả.. Rượu gừng cũng có tác dụng làm ấm người rất tốt.Nếu muốn tắm thì nên pha rượu gừng vào nước tắm, tắm càng nhanh càng tốt. Dù sinh vào mùa hè cũng không cần kiêng tắm.Có thể xông hơi ở những vùng có mùi hôi trên cơ thể. Sử dụng nước lá dội người cho sạch. Vệ sinh ti thật sạch để cho con bú được an toàn. Vệ sinh răng miệng nhưng bằng nước ấm, không dùng nước lạnh gây ê buốt răng.Tránh làm việc nặng
Chị em nên hạn chế tối đa làm các công việc nặng vì sẽ dễ nổi gân rất xấu. Không được đứng lên, ngồi xuống hay cúi người nhiều.
Không sử dụng thuốc
Không được tự ý uống thuốc mà không được sự chỉ định của bác sỹ vì sẽ dễ làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ và sức khỏe của con.Nếu có ho thì cố gắng kìm nén, không uống thuốc mà nên ngậm viên ngậm để có gắng trị và kìm cơn ho để tránh làm bục vết mổ.Chú ý trong sinh hoạt
Không nên nằm trong phòng kín, mặc quá nhiều áo quần. Mẹ và bé nên tắm nắng mỗi ngày trước 8h và không quá 30 phút.Nên kê thật nhiều gối xung quanh vừa giúp giảm đau, dễ đứng lên ngồi xuống hơn. Khi nằm thì tư thế nằm nghiêng là tốt nhất cho người mới sinh mổ vì làm giảm co thắt tử cung.
Nên nằm nghiêng để giảm co thắt tử cungKiêng leo cầu thang nên nếu nhà lầu thì tốt nhất mẹ nên chuyển xuống phòng càng thấp càng tốt.Tránh không nên dùng điện thoại, laptop, máy tính bảng, xem tivi… nếu không muốn sau này thị lực giảm mạnh.Tốt nhất kiêng quan hệ tình dục sau sinh từ 4-6 tuần vì quan hệ sau sinh sẽ rất đau mà còn dễ bục vết khâu.Không được nhịn đi vệ sinh sẽ dễ gây nhiễm trùng đường tiết niệu.
Trên đây là một số điều kiêng cữ sau sinh mổ chị em cần hết sức lưu tâm để cơ thể phục hồi nhanh hơn, vết mổ mau lành và tránh mắc phải những bệnh hậu sản nguy hiểm sau sinh.
Theo Viknews
Đau lưng sau sinh mổ mẹ phải làm sao để cải thiện tình hình?
Mang thai là một quá trình thật hạnh phúc nhưng cũng có rất nhiều chông gai. Khi sinh con xong, khó khăn ấy cũng không dừng lại.
Theo thống kê, có đến 70% phụ nữ bị đau lưng sau sinh mổ. Nếu không có cách điều trị, khắc phục kịp thời, bệnh sẽ chuyển biến xấu và gây ra nhiều tác hại khôn lường. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này và tìm kiếm các giải pháp để làm giảm bớt cơn đau càng sớm càng tốt là mối quan tâm của rất nhiều mẹ đang bị chứng đau lưng sau sinh mổ hành hạ. Hãy cùng Viknews Việt Nam tìm kiếm các giải pháp khả thi, đơn giản mà hiệu quả trong bài viết sau.
Nguyên nhân chính khiến phụ nữ bị đau lưng sau sinh mổ
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc đau lưng sau sinh mổ. Mẹ cần biết để có biện pháp khắc phục hiệu quả hơn.
- Khi mang thai, do tử cung phải mở rộng dần ra để chứa thai nhi gây suy yếu cơ bụng. Trọng lượng bắt đầu dồn hướng ra phía trước khiến bắp ở lưng hoạt động nhiều hơn để chống đỡ toàn bộ phần trên cơ thể, để thai phụ có thể đi lại hay ngồi thẳng được. Điều này gây bất lợi rất lớn cho xương cột sống.
Xương cột sống đã bị suy yếu do quá trình mang thai
- Thay đổi nội tiết tố do mang bầu khiến khớp và dây chằng nối xương chậu và cột sống bị nới lỏng ra gây đau nhức, tê mỏi mỗi khi đi, đừng, ngồi, cúi, với...
- Do lúc sinh con, các cơ bắp trong cơ thể người mẹ phải hoạt động hết công suất.
- Khi sinh mổ, mẹ sẽ được gây tê ngoài màng cứng, tức là bác sỹ sẽ tiêm thuốc tê trực tiếp vào vào tủy sống dưới lưng của người mẹ để giảm đau khi mổ và khâu. Nhưng đây lại là nguyên nhân gây nên tình trạng đau lưng kéo dài về sau. Cơn đau sẽ càng tăng lên đối với những lần sinh mổ tiếp theo.
- Do bị thiếu canxi mà canxi lại rất quan trọng để giúp xương chắc khỏe. Khi mang bầu, mẹ phải thường xuyên bổ sung canxi vì giai đoạn này cơ thể cần lượng canxi lớn hơn nhiều so với bình thường. Nếu không sẽ gây nên tình trạng thiếu hụt canxi trong cơ thể sau khi sinh.
- Sau sinh, cột sống lưng đã yếu mà mẹ lại thường xuyên vận động sai tư thế, nhất là tư thế cho con bú không đúng cũng sẽ gây áp lực lên vùng thắt lưng, tụ máu vùng chậu, dẫn đến đau lưng sau sinh mổ.
Hướng dẫn cách mẹ cách chữa đau lưng sau sinh mổ
Dù sau sinh mổ lưng hay bị đau nhưng mẹ cũng không nên vì thế mà tìm đến các loại thuốc để tránh ảnh hưởng đến chất lượng sữa. Tốt nhất, hãy cố gắng thay đổi những thói quen có hại để cải thiện tình hình như những mẹosau đây:
Thay đổi thói quen sinh hoạt
Mẹ nên nghỉ ngơi nhiều hơn, tránh làm việc nặng để không làm ảnh hưởng vết mổ do sinh. Tư thế nghỉ ngơi cần phải thoải mái nhất để không bị dồn lực lên vùng lưng.
Tập thể dục nhẹ nhàng
Mỗi ngày, mẹ nên dành ra khoảng nửa tiếng để tập các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, dù chỉ là đi bộ một quãng ngắn. Khi vết sinh mổ lành thì có thể kết hợp tập thêm yoga mức độ dễ và phù hợp với điều kiện cơ thể có thể đáp ứng. Tránh các động tác co duỗi quá mức.
Có tư thế đúng khi cho con bú
Tư thế cho con bú đúng phải thật thoải mái, tránh gập người, cúi người quá lâu. Mẹ có thể ngồi trên giường, kê gối sau lưng cho êm, chân gác trên chăn mềm với chiều dày vừa đủ và cho con bú. Hoặc có thể ngồi trên ghế êm, có chỗ tựa lưng mềm, chân đặt lên một chiếc ghế êm khác có chiều cao vừa đủ. Bên cạnh đó, mẹ cũng có thể chọn tư thế nằm nhưng nên nằm sát người trẻ để không phải cúi hay xoay vặn mình nhiều.
Tư thế đúng khi cho con búGiảm cân an toàn
Do khi mang thai, mẹ thường ăn rất nhiều thực phẩm bổ dưỡng nên tăng cân không kiểm soát. Sau sinh, để giảm cân với nhiều mẹ là rất khó khăn. Thân hình nặng nề cũng gây sức ép lên vùng lưng rất nhiều, do đó mẹ nên xây dựng chế độ ăn phù hợp, kết hợp với tập thể dục để nhanh giảm cân, lấy lại vóc dáng thon gọn.
Tâm lý phải thoải mái
Sau sinh, mẹ bị căng căng thẳng, mệt mỏi là rất phổ biến. Nhưng tinh thần rất quan trọng sẽ giúp mẹ cân bằng và chăm sóc con được tốt nhất. Mẹ có thể nhờ đến xoa bóp, bấm huyệt, thể dục hay yoga để giữ cho tâm trí nhẹ nhàng hơn.
Đau lưng sau sinh mổ không hề hiếm gặp, ngược lại còn rất phổ biến. Mẹ không nên coi thường chứng đau lưng này vì kéo dài có thể gây ra nhiều bệnh khác. Thực hiện theo những lời khuyên trên kèm theo các tư vấn của bác sỹ để cải thiện được tình hình nhanh chóng nhé!
Theo Viknews
Giải đáp thắc mắc về sản dịch sau sinh mổ bao lâu thì hết? Phụ nữ sau sinh dù sinh thường hay sinh mổ cũng đều có sản dịch là những thứ còn xót lại trong tử cung sau quá trình mang thai. Sản dịch ra khỏi cơ thể dần dần từng ngày, với người sinh thường sau khoảng gần 20 ngày sẽ hết, nhưng còn với người sinh mổ thì sao? Sản dịch sau sinh mổ...