Phụ nữ bị bóc lột thân xác kể chuyện đời mình
Lần đầu tiên, những bức ảnh do những phụ nữ bị bóc lột thân xác tự chụp để kể câu chuyện về cuộc đời mình, “cuộc đời tôi, ước mơ tôi” là những bí mật đau đớn.
Mưa nhỏ dùng ô, mưa to thì mặc áo – H. 26 tuổi tự kể chuyện.
M., 23 tuổi, đến từ Hà Nam. “Cuộc sống của tôi là một chuỗi ngày của bất hạnh dồn nén. Tôi lên Hà Nội, gặp và yêu một người. Rồi có con với họ. Nhưng người đàn ông đó bỏ rơi tôi.
Trong những ngày mệt mỏi, chán chường, tôi lại gặp một người đàn ông khác. Tôi nghĩ cuộc đời mình đã may mắn. Rồi tôi sinh con cho anh ta.
Nhưng tôi luôn bị đánh đập tàn bạo. Chồng tôi còn lấy cả những đồng tiền cuối cùng và bỏ mẹ con tôi ra đi. Hai đứa con thơ, của hai người đàn ông. Tôi biết làm gì khi tôi mới chỉ 22 tuổi”.
M. rớm nước mắt khi nhìn thành quả mà mình cùng các bạn đã làm việc. “Tôi chụp bức ảnh con tôi đang chơi đùa, bởi tôi nghĩ, con tôi xứng đáng có một cuộc sống như thế, và tôi đang nỗ lực vì điều đó.
Giờ nhìn bức ảnh này, tôi thấy bình yên”. Hình ảnh hàng ngày vào buổi chiều, M. vẫn chạy bộ từ Khâm Thiên lên Bờ Hồ tập thể dục, rồi đi bộ về nhà khiến nhiều người ngạc nhiên về một khoảng sáng khác trong cuộc đời tưởng như chỉ có bóng tối của các cô gái lầm lỡ.
“Tôi chỉ mong xã hội hãy bớt đi những ánh nhìn ghẻ lạnh về chúng tôi. Chúng tôi buộc phải mưu sinh, phải kiếm tiền nuôi con và cũng mong muốn có một cuộc sống gia đình”.
L. 26 tuổi đến từ Nam Định. Lần đầu tiên cô cầm máy chụp ảnh. Và câu chuyện của L đó là khao khát về một mái ấm gia đình. “Tôi đi sau cặp vợ chồng và đứa con này như bị thôi miên. Chị có chồng để yêu thương và che chở, con có bố để được chăm sóc và dạy dỗ. Giá mà tôi, chứ không phải ai khác được ngồi sau chiếc xe ấy”. Bức ảnh và chú thích của L. giản dị vậy thôi. “Nhưng quá xa xôi đối với cuộc đời em chị ạ”.
Video đang HOT
Niềm vui bé nhỏ của L. là được chơi cùng con.
Niềm vui duy nhất của L. là những khoảnh khắc hiếm hoi được chơi với con trai 11 tháng tuổi. Cuộc đời L. mồ côi bố mẹ từ nhỏ. Lớn lên, L. bị lừa bán sang Trung Quốc. Rồi may mắn được giải thoát. L. về, và “hành nghề” kiếm sống. Căn nhà tồi tàn ở Lĩnh Nam, đi mãi không nhớ được đường của L. và bà mẹ nuôi đang ốm nặng.
“Chồng tôi bị bắt đã 2 năm nay, đang ốm nặng ở trong tù, không biết có qua được không. Mẹ nuôi tôi bệnh tật, quặt quẹo. Nếu không vì cuộc sống mưu sinh, số phận xô đẩy, tôi đã không làm nghề này”.
Rất nhiều, những lát cắt trong cuộc đời của những cô gái mại dâm đã được ghi lại. Đó là những đêm đứng đường, trời mưa tầm tã. Lạnh cắt da cắt thịt. Nếu không đi làm, lấy gì nuôi con.
Là nỗi ê chề khi phải tiếp đủ hạng khách. Đó là khoảng khắc tuyệt vọng, đứng trên cầu và muốn nhảy xuống sông tự vẫn, kết thúc cuộc đời ê chề của mình. Đó là nỗi khắc khoải khi buộc phải gửi con về quê cho mẹ để mưu sinh.
“Mẹ đẻ tôi dạy con trai tôi học bài. Lẽ ra việc này hàng ngày là của tôi. Ước gì, tôi có thể và có thời gian làm việc đó”. V. 25 tuổi đã chú thích như vậy trong bức ảnh của mình.
Không phải là nhiếp ảnh gia, nhưng cú bấm máy vô tình đã lột tả quá thực ước mơ nhỏ bé của cô, với ánh mắt hoang mang của người mẹ, cùng quầng sáng rọi thẳng vào đứa con của cô. Bức ảnh khiến chúng ta day dứt. Bởi bất kỳ ai cũng có gia đình, cuộc sống và ước mơ của riêng mình và không ai có quyền phán xét điều giản dị đó.
Nhiếp ảnh gia Na Sơn, người đồng hành cùng các cô gái chia sẻ: “Mặc dù tôi đã biết về những phụ nữ làm nghề này, nhưng sự thật vẫn khủng khiếp hơn tôi hình dung. Câu chuyện về một cô gái bị lạm dụng tình dục lúc 14 tuổi, bị người yêu bỏ và một mình đi phá thai năm 17 tuổi, một bà mẹ bỏ đi theo người đàn ông khác, một ông bố tối ngày say rượu, cờ bạc. Tôi bắt gặp những hình ảnh rất “đời” của họ, đó là chiếc mũ mua gửi về cho con trên đường đi làm về, là khoảnh khắc cô gái bỏ những đồng tiền tiết kiệm gửi về mua sữa cho con, dành cho bố sửa nhà…”.
“Chia sẻ những bí mật, những đau đớn, những ước mơ là cách mọi người đến gần nhau hơn, biết cảm thông và yêu thương hơn”. Giám đốc CSaga đã nói như vậy.
Triển lãm ảnh “Cuộc đời tôi, ước mơ tôi” nhằm hưởng ứng Ngày quốc tế trẻ em và Chiến dịch “Vì em là con gái” (BIAAG) do Tổ chức Plan Quốc tế (một tổ chức phi Chính phủ về phát triển cộng đồng) phối hợp với Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng khoa học về giới – gia đình – phụ nữ và vị thành niên (CSAGA) tổ chức diễn ra tại thư viện Hà Nội.
Những người tham gia dự án được phát một chiếc máy ảnh, dưới sự hướng dẫn về kỹ thuật của nhiếp ảnh gia Na Sơn. Trong vòng một tháng, những phụ nữ thuộc nhóm dễ bị tổn thương tự lên ý tưởng và chụp lại công việc, cuộc sống xung quanh mình.
Theo Xahoi
Nghi vấn đường dây bóc lột trẻ em
Công an huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi vừa vận động một số gia đình trên địa bàn đưa con em ra khỏi một "trại trẻ mồ côi" tư nhân ở TP HCM vì cho rằng nơi đây đang bóc lột các em.
Thượng tá Ngô Văn Đãi - Trưởng Công an huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi - cho biết các em đều là con của những gia đình dân tộc thiểu số ở huyện Sơn Hà.
Hai anh em Đinh Đa và Đinh Hồng Dư (con ông Đinh Quáo) trở về từ "trại trẻ mồ côi" ở TP HCM Ảnh: TỬ TRỰC
Các em kể bị đánh đập, bóc lột sức lao động
Cách đây gần 2 năm, một số đối tượng tự xưng là người của tổ chức từ thiện đến vận động gia đình cho các em vào TP HCM để được giúp đỡ, học hành... Thế nhưng, khi đến TP HCM, các em đã bị đưa vào một "trại trẻ mồ côi" để xin tiền từ thiện từ các tổ chức, nhà hảo tâm đến thăm. Những đứa trẻ này chẳng những không được học hành mà còn bị bóc lột sức lao động.
Ông Đinh Quáo (ngụ thôn Đèo Rơm, xã Sơn Hạ, huyện Sơn Hà) vẫn còn day dứt vì trót nghe lời dụ dỗ của kẻ xấu mà cho 2 con trai vào TP HCM để được "giúp đỡ ăn học thành tài". Theo ông Quáo, năm 2011, một số người đã tới vận động gia đình ông cho 2 con trai là Đinh Đa (13 tuổi, học lớp 5) và Đinh Hồng Dư (8 tuổi, học lớp 2) vào ở nhà ông Phan Đức Nghĩa (ngụ quận Bình Tân, TP HCM) học tiếp, sau này thành tài thì trở về phục vụ quê hương. Để tạo lòng tin, những người này hứa sẽ lo toàn bộ chi phí ăn ở, học tập cho các em và giúp đỡ gia đình một số tiền. "Thấy một số người cũng cho con vào TP HCM học nên tôi đồng ý" - ông Quáo kể.
Sau một thời gian không thấy các con hồi âm, ông Quáo vào TP HCM để xem tình hình thì phát hiện chúng bị gán lý lịch là "trẻ mồ côi cả cha lẫn mẹ". Không những vậy, các con ông Quáo không được đến trường và phải làm những công việc nặng nhọc. Ông Quáo đề nghị đưa các con về quê nhưng phải mất 3 lần ra vào TP HCM thì mới được người quản lý "trại trẻ mồ côi" chấp nhận với điều kiện giữ lại hồ sơ học bạ. Sau khi về quê, cháu Đinh Hồng Dư đã được địa phương và nhà trường tạo điều kiện đi học lại, còn cháu Đinh Đa thì vẫn phải ở nhà vì thiếu hồ sơ học bạ.
Nhiều gia đình khác ở các xã Sơn Hạ, Sơn Thành, huyện Sơn Hà cũng vì nhẹ dạ cả tin nên đã gửi con cho những đối tượng xấu dẫn vào "trại trẻ mồ côi" của ông Phan Đức Nghĩa.
Theo lời một số nạn nhân đã trở về, trước khi vào "trại trẻ mồ côi", các em được chỉ dẫn là nếu có khách nước ngoài đến tham quan thì phải nói mồ côi cả cha lẫn mẹ. Tại đây, các em tự nấu ăn, lau nhà, làm hoa giấy, thêu tranh... để bán cho khách nước ngoài đến thăm. Nhiều em thường bị ông Nghĩa đánh đập vì không thực hiện các nội quy tại "trại trẻ mồ côi".
Hai anh em Đinh Đa và Đinh Hồng Dư (con ông Đinh Quáo) ở huyện Sơn Hà vừa trở về từ "trại trẻ mồ côi" tại TP HCM Ảnh: TỬ TRỰC
Chính quyền địa phương không hay biết?
Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Phạm Văn Mười - Phó Chủ tịch UBND quận Bình Tân, TP HCM - cho biết sau khi rà soát trên địa bàn phường Bình Trị Đông A, đã phát hiện gia đình ông Phan Đức Nghĩa có nuôi 6 trẻ em từ 4-16 tuổi. "Các em đã được ông Nghĩa đăng ký tạm trú và cho đi học bổ túc văn hóa vào ban đêm. Chúng tôi không phát hiện ông Nghĩa có tổ chức sản xuất, kinh doanh hay làm công tác từ thiện gì" - ông Mười nói.
Theo ông Hoàng Công Hợp, Phó trưởng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội quận Bình Tân, cơ quan này đã yêu cầu ông Nghĩa hoàn tất các thủ tục về ủy quyền cho nhận con nuôi, làm giấy khai sinh cho 2 em và cam kết không nhận thêm trẻ. Bên cạnh đó, hằng tháng, nhân viên chăm sóc trẻ em của quận sẽ xuống kiểm tra để bảo đảm các em được nuôi dưỡng, phát triển trong một môi trường tốt.
Tại buổi làm việc với chính quyền địa phương, trả lời phóng viên Báo Người Lao Động, ông Phan Đức Nghĩa nói: "Từ năm 2010, tôi có nhận nuôi 16 trẻ, đến nay đã cho 10 cháu trở về với gia đình. Quá trình chung sống, tôi luôn dạy các cháu điều hay lẽ phải và cho làm một số thiệp giấy để bán. Tuy nhiên, tôi thường bỏ tiền túi mua để các cháu vui với sản phẩm mình làm ra".
Khẩn trương điều tra Thượng tá Ngô Văn Đãi cho biết Công an huyện Sơn Hà đang khẩn trương điều tra vụ việc, nếu sự thật đúng như người dân phản ánh thì sẽ xử lý theo pháp luật. "Chúng tôi cũng phối hợp cùng các cơ quan, đoàn thể tại địa phương để tuyên truyền, nâng cao cảnh giác cho đồng bào, không nghe lời dụ dỗ của những đối tượng xấu" - ông Đãi nói.
Theo Người lao động
Nhận mặt cò lao động kiểu "cướp ngày" Lợi dụng sự thiếu hiểu biết và hoàn cảnh khó khăn của phần lớn người lao động ngoại tỉnh, khi chân ướt chân ráo lên thành phố, giới "xe ôm" tại các bến bãi ở TP. HCM đã móc nối với những tay "cò" lao động để trục lợi, đẩy số phận của rất nhiều người vào cảnh giữa đường tiến thoái lưỡng...