Phụ nữ bị bạo hành gia tăng vì Covid-19
“Cứu em với”, giọng cầu khẩn của người phụ nữ gọi đến đường dây nóng 1900 96 96 80 của Ngôi nhà Bình yên, giữa lúc thành phố đang giãn cách theo Chỉ thị 16.
Đó là khoảng 9h ngày 13/8, chị Lê Thị Nguyệt và hai con đang trốn trong một ngôi nhà hoang ở huyện ngoại thành Hà Nội, tìm được số của tổng đài. Gần 2h chiều, ba mẹ con đến được Ngôi nhà Bình yên, thuộc Trung tâm Phụ nữ và Phát triển, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam. Toàn thân chị Nguyệt kín vết bầm tím do gậy, đấm, đá gây ra, tinh thần hoảng loạn. Hai đứa con gái 4 tuổi và 8 tuổi lem luốc và đói.
“Ba mẹ con đến xin tạm lánh khi trên người không mang theo được bất kỳ thứ gì. Giấy tờ tùy thân đã bị người chồng xé hết”, bà Dương Thị Ngọc Linh, giám đốc trung tâm chia sẻ.
Người phụ nữ gần tứ tuần cho biết đã bị chồng bạo lực hơn 10 năm. Do Covid-19, bị hạn chế ra ngoài, những trận đòn ngày càng dày đặc.
Chị Nguyệt (phải) may khẩu trang kiếm thu nhập trong thời gian ở nhà tạm lánh của Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, tháng 10/2021. Ảnh: Nhật Linh
Chị Nguyệt chỉ là một trong số hàng nghìn phụ nữ tìm đến các Ngôi nhà Bình yên trên khắp Việt Nam trong hai năm Covid-19. Sáu tháng đầu năm 2021, Tổng đài tiếp nhận hơn 1.300 cuộc gọi, tăng 140% so với năm 2020, trong đó hơn 1.000 cuộc phụ nữ báo bị bạo lực. Tại Hà Nội, nửa năm qua Nhà Bình yên đã cưu mang 74 người, tăng 120% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đợt dịch thứ 4 vừa qua, số phụ nữ ở các tỉnh miền Nam gọi đến cầu cứu chiếm 30% tổng cuộc gọi cả nước.
Lúc mới đến Ngôi nhà Bình yên ở Cần Thơ hồi đầu tháng 5, Hoàng Thị Mây hoảng loạn, mất ngủ, thường thu mình trong góc, thi thoảng lại run bần bật, trong đầu hiện lên hình ảnh “chồng bất thình lình dùng gậy đập, dùng dao lùa”.
Mây mới ngoài đôi mươi, đến từ một tỉnh miền Trung. Cô lấy chồng qua mai mối sau ba tháng tìm hiểu. Hai năm đầu hôn nhân bình thường bởi chồng đi xuất khẩu lao động. Cuối năm 2020 anh trở về khi làm ăn thất bại, như biến thành con người khác, uống rượu, đánh bài, quản lý tiền bạc, siết chặt việc vợ nói chuyện với nhà ngoại. “Có lần anh ta đánh tôi rồi quay video gửi cho mẹ tôi. Anh ta dọa sẽ giết nếu tôi dám về ngoại hay dám nói ra hai chữ ly hôn”, Mây kể.
Một ngày cuối tháng 4, chồng đi uống rượu về vô cớ chửi bới, rồi dùng gậy gỗ đánh cô trong nửa tiếng. Sau trận đánh, cô lên kế hoạch trốn đến nhà anh trai tại Bình Dương. Sợ chồng tìm đến gây rối nên cô lại trốn đến nhà tạm lánh.
Video đang HOT
Covid-19 không phân biệt giới tính. Không giống như các cuộc khủng hoảng tài chính và y tế công cộng toàn cầu trước đây, Covid-19 đặc biệt gây bất lợi cho phụ nữ và bộc lộ những sai lầm về giới trong nền kinh tế và cấu trúc xã hội. Đại dịch đã buộc các chính phủ phải đưa ra các biện pháp giãn cách xã hội cực đoan, chưa từng có, làm gia tăng các nhiệm vụ gia đình và trách nhiệm chăm sóc vốn đang đặt lên vai phụ nữ nhiều gánh nặng hơn nam giới. Mất việc làm và thu nhập, cùng với sự lo lắng gia tăng liên quan đến sinh kế và nỗi sợ hãi về virus, cũng đã làm tăng căng thẳng cho các hộ gia đình.
“Trong vòng 15 tháng, Covid-19 có thể đảo ngược các thành tựu mong manh về bình đẳng giới đã đạt được, trên toàn thế giới và ở Việt Nam”, Báo cáo tổng quan bình đẳng giới của tổ chức Phụ nữ Liên Hợp Quốc tại Việt Nam công bố hôm 27/10, nhấn mạnh.
Thông thường, gia đình là nơi an toàn và bình yên nhất. Nhưng với nạn nhân bị bạo lực, khi cánh cửa khép lại, nhà giống như một con phố không ánh sáng, hiểm nguy rình rập nhưng lại khó lên tiếng. Việc phong tỏa khiến khả năng thoát khỏi lạm dụng khó khăn hơn. Không chỉ vậy, nó còn thay đổi cách thủ phạm thao túng nạn nhân.
Trong nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội (ISDS) và Trường Đại học Y tế Công cộng thực hiện trên 303 phụ nữ bị bạo hành ở Hà Nội tháng 9/2020, có 84% phụ nữ cho biết các hành vi kiểm soát xảy ra nhiều hơn trong thời gian này; 72% phụ nữ báo cáo bị bạo lực kinh tế nhiều hơn; 91% báo cáo bị bạo lực tinh thần nhiều hơn; 93% báo cáo tần suất xảy ra bạo lực thể xác nhiều hơn, trong số đó 56% từng trải qua các hành vi bạo hành thể xác nhiều hơn 5 lần; 79% báo cáo bị bạo hành tình dục nhiều hơn trong dịch.
“Đang ăn cơm mà anh ấy cầm tô đập vào mặt”, chị Thân, nạn nhân bị bạo hành ở Phúc Thọ, một huyện ngoại thành Hà Nội, kể trong nghiên cứu của ISDS.
Người phụ nữ 40 tuổi là công nhân may mặc, chồng là một công nhân điện. Dịch bùng phát khiến cả hai mất việc, không có thu nhập. Chị Thân gồng gánh nuôi 3 con và chồng từ vườn rau. Trong tình cảnh túng thiếu, con trai út lại ốm, khiến chị phải vay mượn một số tiền lớn chữa trị.
Nhưng chồng cờ bạc, rượu chè, thường về nhà bắt vợ đưa tiền, đánh mắng con. Chỉ trong vài tháng dịch năm 2020, chị bị chồng đánh 5 lần, đến mức phải nằm trạm xá.
Đỉnh điểm một lần người chồng bắt chị đi vay tiền không được đã phóng hỏa đốt vợ con. “Lúc đó khoảng 10h đêm, tôi chồm dậy mở cửa đã bị khóa ngoài. Anh ta trải quần áo, chăn màn quanh nhà tẩm xăng đốt”, chị Thân kể.
Các nghiên cứu đã chỉ ra trong đại dịch, những hình thức bạo lực về thể chất, tinh thần và bạo lực tình dục tăng lên về cả tần suất và mức độ khiến nạn nhân phải chịu hậu quả nặng nề hơn. Ảnh minh họa: ISDS
Theo bà Dương Thị Ngọc Linh, phụ nữ khi bị bạo lực gia đình, nguy cơ mất an toàn cao cần thiết phải rời khỏi nhà, đến nhà tạm lánh nhằm đảm bảo tính mạng của bản thân và con cái trước khi giải quyết vấn đề theo quy trình của pháp luật. “Điều quan trọng và cần thiết đối với mỗi nạn nhân là hãy lên tiếng, đứng lên tìm kiếm sự hỗ trợ”, bà nói.
Hiện tại, Hội Phụ nữ Việt Nam có nhà tạm lánh ở Hà Nội và Cần Thơ. Bên cạnh đó, cũng có nhiều tổ chức/doanh nghiệp hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình như Hopebox, Trung tâm Nghiên vứu và Ứng dụng khoa học về Giới – Gia đình – Phụ nữ và Vị thành niên CSAGA, Ngôi nhà Ánh Dương, Tổ chức Hagar Quốc tế tại Việt Nam cho đến các Hội quán bà mẹ trẻ em và các nhà tạm lánh và hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực khác ở khắp các tỉnh thành.
Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cũng đã hoàn thiện “Danh bạ địa chỉ cơ quan, tổ chức hỗ trợ phụ nữ và trẻ em bị bạo lực, xâm hại”, sẽ là cuốn cẩm nang với những thông tin hữu ích cho phụ nữ và trẻ em bị bạo lực, xâm hại.
Mới đây, CSAGA ra mắt Messenger bot Yêu thương và Tự do, như một công cụ hỗ trợ nạn nhân của Bạo lực giới trực tuyến. Người bị bạo lực có thể tìm tới Fanpage Yêu thương và Tự do sẽ được hỗ trợ ngay lập tức.
Mới đây, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã đề nghị sửa Luật phòng, chống bạo lực gia đình theo hướng tăng cường các biện pháp bảo vệ các quyền con người. Đặc biệt, dự thảo sửa đổi đã xác định “người có hành vi bạo lực trong tình trạng đã sử dụng rượu, bia cần được coi là tình tiết tăng nặng trong xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình”.
Cuộc chiến chống Covid-19: Thành công của chiến lược điều trị F0 đợt dịch 4
Trong chiến lược điều trị Covid-19 tại TPHCM, Việt Nam thí điểm điều trị F0 tại nhà; phân tầng điều trị trong BV.
Chiến lược này đã làm thay đổi cục diện cuộc chiến chống lại Covid-19 tại TPHCM.
Với chiến lược này, điểm nóng TPHCM đã giảm được tình trạng quá tải tại các cơ sở điều trị Covid-19; nhân lực y tế được tập trung điều trị các ca bệnh nặng, giảm số tử vong.
Chiến lược điều trị F0 tại nhà được Bộ Y tế đưa ra trong bối cảnh tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp tại TPHCM và một số tỉnh, thành. Tại thời điểm đó, chiến lược đã giúp người bệnh được tiếp cận y tế một cách nhanh chóng, chủ động, từ đó góp phần giảm tải trong điều trị, giảm tử vong.
Đây cũng là yêu cầu được đặt lên hàng đầu trong bối cảnh dịch bệnh rất căng thẳng tại TPHCM và vùng lân cận.
Trên cơ sở các kinh nghiệm quốc tế, mô hình bệnh tật (gần 80% bệnh nhân nhẹ, không có triệu chứng), Bộ Y tế quyết định triển khai chương trình thí điểm điều trị có kiểm soát các F0 tại nhà và cộng đồng, được cung cấp thuốc và chăm sóc dinh dưỡng, thể chất, tinh thần.
Cán bộ y tế tiếp cận, hướng dẫn F0 điều trị tại nhà (Ảnh: Hải Long).
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết việc điều trị các trường hợp F0 tại nhà, cộng đồng kèm theo chăm sóc dinh dưỡng, thể chất, tinh thần để làm giảm nguy cơ xuất hiện triệu chứng, giảm chuyển nặng, tử vong và giảm khả năng lây lan. Đây là một trong những ưu tiên lớn, đóng vai trò quyết định trong chiến lược mới phòng, chống dịch Covid-19.
Bên cạnh điều trị F0 tại cộng đồng, việc điều trị các ca Covid-19 tại bệnh viện cũng được phân tầng điều trị, chia các tầng bệnh nhân nặng, nhẹ... nhằm mục đích kiểm soát, theo dõi tốt nhất các ca bệnh.
Đến nay, chiến lược điều trị F0 tại Việt Nam trong đợt dịch 4 tại TPHCM đã mang lại hiệu quả nhất định trong cuộc chiến chống Covid-19. Trong quá trình thực hiện chiến lược này, các tổ y tế lưu động đã triển khai như thế nào? Có những khó khăn gì khi tiếp cận các ca F0 trải rộng trên nhiều địa bàn? Hiệu quả mô hình được đánh giá cụ thể ra sao? Việc điều trị F0 trong đợt dịch thứ 4, đặc biệt tại TPHCM và các tỉnh phía Nam có những đặc thù, khác biệt như thế nào? Điều trị phân tầng mang lại những lợi ích gì?
Để giải đáp những câu hỏi này, báo điện tử Dân trí thực hiện cuộc tọa đàm trực tuyến "Thành công của chiến lược điều trị F0 đợt dịch 4" vào 14h ngày 15/10, với sự tham gia của các khách mời:
- PGS.TS Nguyễn Hoàng Long , Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AISD người trực tiếp vào tâm dịch các tỉnh phía nam nghiên cứu, khảo sát và là đầu mối xây dựng và hướng dẫn tổ y tế lưu động.
- PGS.TS Trần Minh Điển , Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, Giám đốc Trung tâm Hồi sức tích cực Covid-19 tại Vĩnh Long.
- BSCKII Nguyễn Trung Cấp , Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương- chuyên gia trực tiếp vào các tỉnh phía Nam hỗ trợ công tác điều trị.
Mời bạn đọc tham gia đặt câu hỏi ngay từ bây giờ.
4 lưu ý quan trọng giúp ngôi nhà mang lại lợi ích sức khỏe về cả thể chất và tinh thần Một ngôi nhà được thiết kế và trang trí đúng cách sẽ giúp bạn được khỏe mạnh hơn cả về thể chất và tinh thần. Trong thời gian qua, khi dịch Covid-19 khiến nhiều nơi trên thế giới phải giãn cách xã hội, con người phải ở trong nhà nhiều ngày, thậm chí nhiều tháng trời thì không gian sống lại càng trở...