Phụ nữ Afghanistan biểu tình đòi ghế trong chính quyền Taliban
Hàng chục phụ nữ ở khu vực miền tây đất nước hôm 2/9 xuống đường biểu tình đòi quyền lợi, trong đó có việc gia nhập chính phủ mới.
Nhóm người biểu tình tập trung trước văn phòng thống đốc Herat, thành phố đông dân nhất miền tây Afghanistan, liên tục hô hào các khẩu hiệu như “Không có chính phủ nào ổn định nếu không có sự hỗ trợ của phụ nữ” hay “Đừng sợ hãi”, “Chúng ta sẽ sát cánh bên nhau”.
“Trong hai tuần tôi chỉ ở nhà và khóc. Quá đủ rồi. Chúng ta phải phá vỡ sự im lặng”, Sabira Taheri, 31 tuổi, người tổ chức cuộc biểu tình hôm 2/9, chia sẻ.
Do chán nản với cảnh bị yêu cầu ở nhà kể từ khi Taliban nắm quyền, Taheri cùng 5 người bạn đã kêu gọi biểu tình và không ngờ đông người tham gia tới như vậy.
“Tôi cũng sợ hãi, nhưng tôi đã nói với những người phụ nữ rằng tôi sẽ đứng ở hàng đầu tiên. Taliban không nghĩ sẽ thấy chúng tôi trên đường phố. Họ ngạc nhiên và không biết phải xử lý chúng tôi như thế nào”, Taheri nói.
Nhóm phụ nữ Afghanistan biểu tình trên đường phố Herat hôm 2/9. Ảnh: AFP.
Những phụ nữ Afghanistan tham gia biểu tình đều thể hiện sự lo ngại rằng chính phủ do lực lượng Taliban sắp thành lập khó có thể bổ nhiệm nữ giới vào các vị trí lãnh đạo.
Video đang HOT
Mỹ, Liên Hợp Quốc và Liên minh châu Âu đã kêu gọi Taliban thành lập một chính phủ bao gồm phụ nữ và tôn trọng quyền của tất cả công dân Afghanistan.
Trong giai đoạn Taliban nắm quyền năm 1996 – 2001, lực lượng đã thực thi luật Hồi giáo Sharia hà khắc, buộc phụ nữ che kín, không được đi học và không được ra ngoài đường nếu không có nam giới đi kèm.
Tuy nhiên, Taliban khẳng định sẽ thay đổi, cam kết tôn trọng quyền phụ nữ trong “khuôn khổ” luật Hồi giáo, dù nhiều người vẫn hoài nghi vào lời hứa này. Phát ngôn viên Taliban Zabihullah Mujahid tháng trước cho biết phụ nữ Afghanistan nên ở nhà do các thành viên lực lượng “chưa được đào tạo cách tôn trọng họ”.
Malala Yousafzai, người từng bị Taliban bắn vào đầu, lo cho phụ nữ Afghanistan
Trong các bài viết và phỏng vấn với truyền thông phương Tây, Malala Yousafzai kêu gọi các nước phương Tây bảo vệ và đón nhận những người Afghanistan muốn trốn chạy, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em gái.
Malala Yousafzai đã nỗ lực không ngừng để thúc đẩy quyền được đi học cho phụ nữ và cho rằng đây là quyền cơ bản mà phụ nữ đáng được hưởng - Ảnh: AFP
"Chúng ta đều cảm thấy sốc khi Taliban nắm quyền kiểm soát Afghanistan. Tôi vô cùng lo lắng cho phụ nữ Afghanistan, những người thúc đẩy nhân quyền và các nhóm thiểu số khác ở đó", Yousafzai viết trên Twitter cá nhân ngày 17-8.
Yousafzai bị Taliban ở Pakistan bắn vào đầu vào năm 2012 khi thúc đẩy quyền học tập cho phụ nữ. Cô may mắn sống sót, hồi phục một cách thần kỳ và trở thành người trẻ nhất đạt giải Nobel Hòa bình năm 2014 khi mới 17 tuổi.
Yousafzai đã chuyển đến Anh sau khi bị bắn. Tại đây cô được điều trị và định cư sau khi bình phục. Năm 2020, cô tốt nghiệp Đại học Oxford với bằng Triết học, Chính trị và Kinh tế, theo đài Al Arabiya của Saudi Arabia.
"Các quốc gia nên mở cửa biên giới của mình. Mỗi quốc gia hiện nay đều có vai trò và trách nhiệm. Đề nghị của tôi với tất cả các nước, đặc biệt là Mỹ, Anh và các nước phương Tây, là họ hãy bảo vệ tất cả các nhà hoạt động nhân quyền và phụ nữ Afghanistan ngay lập tức", Yousafzai kêu gọi trong cuộc phỏng vấn với đài BBC ngày 17-8.
Yousafzai, người bắt đầu viết bài cho BBC từ năm 11 tuổi về cuộc sống dưới sự cai trị của Taliban Pakistan, cho rằng tình hình hiện tại ở Afghanistan tương đương một cuộc khủng hoảng nhân đạo.
"Tôi đã có cơ hội nói chuyện với một vài nhà hoạt động nhân quyền ở Afghanistan, bao gồm những người đấu tranh cho quyền của phụ nữ. Tất cả họ đều đang lo lắng không biết cuộc sống sắp tới sẽ ra sao", Yousafzai nói với BBC .
Yousafzai cho biết cô đã gửi thư cho Thủ tướng Pakistan Imran Khan, đề nghị ông tiếp nhận người tị nạn Afghanistan và đảm bảo cho tất cả trẻ em tị nạn "được tiếp cận giáo dục, được an toàn và bảo vệ, để các em không bị mất tương lai".
Trong một bài viết khác đăng trên báo New York Times ngày 17-8, Yousafzai cho rằng những lời trấn an của Taliban không xoa dịu được nỗi sợ hãi của người dân.
"Một số thành viên của Taliban nói họ sẽ đảm bảo quyền được giáo dục và làm việc của phụ nữ, trẻ em gái Afghanistan.
Nhưng với lịch sử của Taliban là đã đàn áp bạo lực các quyền của nữ giới, nỗi sợ hãi của phụ nữ Afghanistan là có thật. Hiện tại, chúng tôi đã nghe báo cáo về việc các nữ sinh viên bị ngăn cản đến trường, những người khác bị từ chối khi đến nơi làm việc", Yousafzai viết.
Một nhóm phụ nữ Afghanistan biểu tình tại Kabul ngày 17-8, kêu gọi Taliban đảm bảo các quyền cơ bản của họ - Ảnh: REUTERS
Taliban đang thể hiện một hình ảnh khác so với trước đây trong bối cảnh thế giới đang theo dõi sát Afghanistan sau khi thủ đô Kabul rơi vào tay lực lượng này ngày 15-8.
Phát ngôn viên Zabihullah Mujahid của Taliban nhấn mạnh lực lượng này sẽ không trả thù những người đã từng làm việc cho chính quyền Afghanistan trước đây.
Ông này cũng cam kết phụ nữ sẽ tiếp tục có vai trò trong xã hội, được làm việc và học tập nhưng phải trong khuôn khổ Hồi giáo cho phép.
Tại một số thành phố đang do Taliban kiểm soát, lực lượng này tuyên bố ân xá và kêu gọi các quan chức, nhân viên nhà nước, trong đó có phụ nữ trở lại làm việc.
Trong bài viết trên New York Times , Yousafzai cho rằng "đi học" là một khái niệm chung chung và Taliban vẫn chưa nói cụ thể họ sẽ cho phép những gì được dạy tại trường học.
Theo cô, một số nhà hoạt động Afghanistan lo ngại dưới thời Taliban, chương trình giáo dục cho phụ nữ và trẻ em gái chỉ thiên về giáo lý khiến họ không được trang bị các kỹ năng cần thiết để làm việc, thực hiện ước mơ của bản thân và xây dựng đất nước.
"Nói rằng phụ nữ có thể đi học là chưa đủ. Cần phải có những cam kết cụ thể cho phép phụ nữ hoàn thành việc học, được học toán và các môn khoa học khác, được vào đại học, tham gia lực lượng lao động và làm những công việc do chính họ chọn", Yousafzai viết trên New York Times .
Ngại Taliban, truyền hình Afghanistan dừng phim sướt mướt Truyền hình Afghanistan dừng phát phim truyền hình tình cảm dài tập và bỏ MC nữ vì e ngại vi phạm luật Hồi giáo mà Taliban áp dụng. Tolo News, hãng tin truyền hình tư nhân nổi tiếng nhất Afghanistan, đã tự nguyện gỡ bỏ các chương trình ca nhạc và phim truyền hình tình cảm dài tập sau khi Taliban ban hành...