Phụ huynh trường Văn Điển tố hiệu trưởng và ban phụ huynh mập mờ chi tiêu
Chưa nộp hồ sơ tuyển sinh lớp 6, phụ huynh đã bị “vòi” ủng hộ 1 triệu đồng quỹ trường, đóng 2,3 triệu đồng quỹ lớp kỳ 1 để tiền mua điều hòa, hoạt động.
Phụ huynh bị chặn đòi ủng hộ
Phản ánh đến Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, phụ huynh Trường Trung học cơ sở Thị trấn Văn Điển (huyện Thanh Trì, Thành phố Hà Nội) bức xúc trước hàng loạt vấn đề có dấu hiệu tiêu cực tại ngôi trường này.
Đáng nói, ngay từ đầu chân ướt chân ráo đến nộp hồ sơ tuyển sinh lớp 6, ngày 22/7, phụ huynh đã bị chặn lại bởi một người tự xưng đại diện ban cha mẹ học sinh của trường kêu gọi tối thiểu mỗi phụ huynh 1 triệu đồng để làm nhà để xe cho học sinh.
Nếu phụ huynh nào may mắn lọt qua khâu này đến phòng nộp hồ sơ tuyển sinh xong sẽ được nhân viên nhận hồ sơ nhắc khéo đến gặp bác phụ huynh bên ngoài để hoàn thiện thủ tục.
Một phụ huynh có con học lớp 6 bức xúc cho biết: “Khoảng 14h 22/7 tôi đến nộp hồ sơ tuyển sinh cho con vào lớp 6, ngay lối vào phòng nộp hồ sơ của trường có một phụ huynh nam nói là đại diện ban phụ huynh trường.
Người này gặp từng người đến nộp hồ sơ và kêu gọi mỗi phụ huynh đầu cấp ủng hộ nhà trường tối thiểu 1 triệu đồng để xây nhà để xe cho học sinh. Trường đã có nhà để xe nhưng đã cũ cần làm thêm chỗ để mới.
Biết nói gì, chúng tôi đành phải ủng hộ, thời điểm đó cũng có rất nhiều phụ huynh đến nộp hồ sơ và cũng phải ngậm ngùi rút 1 triệu đồng ủng hộ”.
Phụ huynh này cũng chỉ rõ: “Nếu người nào đến nộp hồ sơ không ủng hộ sẽ bị nhân viên nhận hồ sơ của trường nhắc ra gặp vị phụ huynh đó.
Lo ngại không ủng hộ trường, hồ sơ con không được duyệt, như thế con sẽ không được đi học. Bởi vậy, tôi và nhiều phụ huynh nộp hồ sơ hôm đó đã nộp cho vị phụ huynh đại điện cho ban đại diện của trường”.
Đáng nói không chỉ phải ủng hộ 1 triệu đồng cho ban phụ huynh nhà trường, phụ huynh khối 6 còn được nhà trường ưu ái chọn cho ban đại diện cha mẹ học sinh lớp trước khi có buổi họp phụ huynh đầu tiên.
“Buổi họp phụ huynh đầu năm học, chúng tôi khá bất ngờ khi giáo viên chủ nhiệm giới thiệu lớp đã có ban phụ huynh lớp do nhà trường chọn giúp.
Ngay sau khi ra mắt ban phụ huynh của lớp, trưởng ban phụ huynh lớp bàn việc đầu tiên là yêu cầu phụ huynh đóng tiền mua sắm điều hòa, thiết bị, máy chiếu… vì lớp trước ra trường đã tháo đi”, một phụ huynh nói.
Một phụ huynh có con học lớp 6 thông tin thêm: “Chưa biết lớp cần mua sắm những gì, dự chi bao nhiêu, nhưng ban phụ huynh lớp đã thu mỗi phụ huynh 1,5 triệu đồng.
Biết vô lý, nhưng trong tình huống đó mọi người đều đóng mà mình không đóng sẽ rất khó cho con. Gần như hôm đó phụ huynh đi họp đều đóng ngay”.
Ngay buổi đầu họp phụ huynh khối 6, trường đã dựng sẵn ban phụ huynh để thu nhiều khoản tiền vô lý. Ảnh: Hoàng Hải Yến.
Video đang HOT
Chia sẻ với phóng viên, nếu như việc đóng góp để mua trang thiết bị phục vụ đó hoàn toàn công khai, minh bạch nhằm phục vụ cho cả lớp sẽ không có gì đáng nói. Tuy nhiên, việc mua sắm sau đó sử dụng tiền đóng góp của phụ huynh không được công khai, minh bạch.
Một phụ huynh chỉ rõ: “Bằng mắt thường quan sát cũng có thể thấy những thiết bị, điều hòa lắp cho lớp không giống như hàng mới. Phụ huynh bức xúc lắm mà không biết kêu ai.
Có một điều kỳ lạ ở ngôi trường này đó là học sinh khối 6, phụ huynh đóng một mức như nhau 1,5 triệu đồng.
Chỉ riêng khối 6 năm học 2019-2020 có 11 lớp, bình quân 45 học sinh một lớp, như vậy tính ra mỗi lớp số tiền đóng góp khoảng trên 67 triệu đồng. Tính cả trường 11 lớp số tiền lên đến trên 700 triệu đồng”.
Phụ huynh Trường Trung học cơ sở Thị trấn Văn Điển đặt ghi vấn có hay không việc nhà trường cùng với ban đại diện phụ huynh do trường dựng lên mập mờ trong việc mua sắm thiết bị cũ mới để hưởng lợi vật chất.
Không những thế chỉ riêng kỳ 1 phụ huynh đã phải đóng 800 ngàn đồng tiền quỹ lớp và đóng thêm 500 ngàn đồng nữa mà phụ huynh không biết ban phụ huynh chi tiêu những gì.
“Thực tế khối 9 ra trường sẽ tặng lại cho trường, vậy số điều hòa, thiết bị này đi đâu? Bằng mắt thường quan sát những thiết bị này nói là mua mới nhưng không mới”, một phụ huynh đặt vấn đề.
Một vấn đề nữa khiến phụ huynh bức xúc đó là giáo viên của trường đưa học sinh ra ngoài trung tâm học thêm. Nếu học sinh nào không học thêm sẽ bị cô giáo đối xử theo kiểu rất phản cảm, làm mất hình ảnh người thầy đáng kính trong mắt học trò và phụ huynh.
“Con tôi không đi học thêm cô giáo dạy môn Văn ở ngoài trung tâm. Trên lớp cô bất ngờ chấm vở con tôi và cho điểm rất thấp. Cô yêu cầu con tôi mang về cho bố mẹ ký tên vào.
Trong khi đó, các bạn đi học thêm cô giáo không bị như vậy. Thật khó hiểu và buồn cho một cô giáo dạy Văn, mà dạy văn chính là dạy học sinh đến cái đẹp lại có cách cư xử như vậy”, một phụ huynh chua xót nói.
Cô Trương Thị Quý Hoa, Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở Thị trấn Văn Điển từ chối trả lời báo chí và cũng không bình luận gì về thông tin phụ huynh phản ánh. Ảnh: Người Đưa Tin.
Huyện Thanh Trì “cấm cửa” Báo chí?
Để làm rõ những nội dung phụ huynh phản ánh, phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam liên hệ với cô Trương Quý Hoa, Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở Thị trấn Văn Điển.
Tuy nhiên, cô Trương Quý Hoa từ chối cung cấp thông tin với lý do theo quy định của huyện Thanh Trì, phóng viên phải có giấy giới thiệu của lãnh đạo Ủy ban nhân dân huyện Thanh trì hoặc Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thanh Trì.
Phóng viên tiếp tục liên hệ với bà Nguyễn Thị Tuyết Lê, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thanh Trì. Nhưng bà Lê một lần nữa đưa ra quy định của Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì rằng, phóng viên liên hệ với lãnh đạo huyện. Phòng không được phát ngôn.
Để làm rõ quy định riêng của Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì có phải đang gây khó, cản trở báo chí tác nghiệp, phóng viên liên hệ với ông Đặng Đức Quỳnh, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì.
Tuy nhiên, ông Quỳnh đề nghị phóng viên liên hệ với ông Chử Mạnh Thắng, Phó Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân – Ủy ban nhân dân, Trưởng Bộ phận Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính huyện Thanh Trì.
Trao đổi với phóng viên, ông Chử Mạnh Thắng cho rằng: “Báo chí có nội dung cần phản ánh sẽ chuyển đến văn phòng của Ủy ban nhân dân huyện. Sau đó, bộ văn phòng sẽ báo cáo lãnh đạo huyện.
Sau đó lãnh đạo sẽ chỉ đạo kiểm tra nội dung Báo quan tâm. Khi có kết quả, Ủy ban nhân dân huyện sẽ trả lời cơ quan báo chí bằng văn bản”.
Để khách quan, phóng viên đề nghị được làm việc với trường về nội dung phụ huynh phản ánh, tuy nhiên, ông Chử Mạnh Thắng cho biết: “Về quản lý nhà nước, trên địa bàn huyện, tất cả các đơn vị thuộc huyện quản lý sẽ giao cho một đầu mối văn phòng các nội dung báo chí phản ánh để báo cáo lãnh đạo huyện.
Trên cơ sở đó, lãnh đạo huyện sẽ giao phòng chuyên môn kiểm tra, làm rõ. Nếu đúng như các thông tin báo chí thông tin, lãnh đạo huyện sẽ chỉ đạo xử lý theo mức độ vi phạm”.
Điều khó hiểu, ông Chử Mạnh Thắng lại cho rằng: “Các cơ quan đơn vị trên địa bàn huyện như trường học không được quyền phát ngôn với báo chí”.
Điều rất khó hiểu, ông Chử Mạnh Thắng, Phó Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân – Ủy ban nhân dân, Trưởng Bộ phận Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính nhưng lại hiểu lơ mơ Luật Báo chí.
Ông Thắng cho rằng: “Báo chí cũng giống như trả lời đơn thư của công dân. Tất cả đơn thư đến, đồng chí chủ tịch ủy ban sẽ giao cho các phòng chức năng kiểm tra báo cáo lãnh đạo huyện. Sau đó lãnh đạo sẽ trả lời công dân.
Đó là quy định của huyện”.
Phóng viên tiếp tục hỏi ông Chử Mạnh Thắng về việc “cấm cửa” báo chí như vậy theo văn bản nào của huyện Thanh Trì và do ai ký. Tuy nhiên, ông Thắng không trả lời.
Ông Thắng khẳng định: “Huyện hoàn toàn chịu trách nhiệm thông tin phản hồi báo chí, nếu sai chịu trách nhiệm”.
Ông Thắng cũng cho rằng, nếu văn bản trả lời của huyện không thỏa mãn cơ quan báo chí là trách nhiệm của báo chí. Báo chí không phải là cơ quan điều tra.
Vũ Phương
Theo giaoduc.net
Sau 7 năm nhận "án tử", nữ hiệu trưởng có 380 khối u quái ác vẫn... khỏe
Sau 7 năm "chiến đấu" với căn bệnh ung thư quái ác, đến nay cô giáo Ngô Kim Loan là 1 trong 14 bệnh nhân ung thư còn sống sau khi nhận "án tử" năm 2012. Chị tâm niệm, nếu cuộc đời đã cho thêm cơ hội tiếp tục sống thì mình sẽ sống đẹp như những đóa hoa...
Cô giáo Ngô Kim Loan trong chuyến đi từ thiện tại vùng cao huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La. Ảnh: NVCC
Không để lãng phí một giây phút nào
Năm 2012, chị Ngô Kim Loan (SN 1976, trú tại xã Tam Hiệp, huyện Thanh Trì, TP Hà Nội) phát hiện mình mắc phải căn bệnh ung thư cổ tử cung và chuyển sang giai đoạn nghiêm trọng. Ít lâu sau, bác sĩ còn chẩn đoán chị mắc thêm căn bệnh Lupus ban đỏ, một loại bệnh mà hệ miễn dịch chống lại các cơ quan trong cơ thể. Dù mạnh mẽ, nhưng cái tin sét đánh ngang tai ấy cũng khiến chị suy sụp. Cô giáo mầm non đang ở tuổi phát triển sự nghiệp nhưng đành phải tạm gác để chạy chữa bệnh.
Ám ảnh với bệnh tật, chị giấu diếm gia đình để không làm ảnh hưởng đến 2 con nhỏ. Nhiều đêm thức trắng, những cơn đau quằn quại đã làm chị bừng tỉnh. Chị nghĩ rằng mình không thể gục ngã dễ dàng như thế được, mình còn quá nhiều việc phải làm. Cùng thời gian đó, những sinh viên của Viện Kỹ thuật hóa học (Đại học Bách Khoa Hà Nội) đến Trường mầm non Tú Chi, nơi chị đang làm hiệu trưởng để xin nhờ nơi nấu ăn cho các bệnh nhân ung thư. Trân trọng nghĩa cử cao đẹp đó, chị đã tham gia sinh hoạt cùng các bạn trẻ.
Chương trình nấu cơm từ thiện của nhóm sinh viên Đại học Bách Khoa phải dừng lại sau một tháng thực hiện tại Bệnh viện K Hà Nội cơ sở Tam Hiệp. Lý do là Bệnh viện K đã có rất nhiều cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đến làm từ thiện, phát cơm cho các bệnh nhân nghèo. Hơn nữa, các bạn ấy nhà xa, sức lực có hạn nên không thể duy trì được lâu. Thế nhưng chị thì không thể dừng lại bởi thời gian sống của chị đang được đếm ngược từng ngày.
Xuất phát từ chính bản thân khi là một bệnh nhân ung thư, hàng tháng đều phải đến bệnh viện thăm khám nên chị đã đi khảo sát thực tế công tác từ thiện tại đây. Thế là thay vì phát cơm hộp chị đã chuyển sang tặng sữa hộp cho các bệnh nhân ung thư. Thấy các người bệnh hào hứng đón nhận, chị càng tích cực hơn trong những hoạt động từ thiện, những chương trình cộng đồng.
Sau nhiều năm phát sữa miễn phí tại bệnh viện, cô giáo Kim Loan nhận ra rằng còn rất nhiều nơi khó khăn, thiếu thốn, đặc biệt là các điểm trường miền núi rất cần được giúp đỡ. Vậy là chị nhanh chóng lên ý tưởng rồi kêu gọi mọi người thực hiện những chuyến đi đem đến yêu thương đến cho trẻ em nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số ở các vùng biên giới xa xôi như Hà Giang, Lạng Sơn, Sơn La...
Cô giáo Kim Loan kể cho chúng tôi nghe về kỷ niệm đáng nhớ trong chuyến thiện nguyện tại điểm trường mầm non Lóng Sập, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La. "Lần đó chúng tôi đã chuẩn bị đầy đủ tất cả những đồ thiện nguyện mang đến cho điểm trường Lóng Sập. Nhưng khi đến nơi mới biết rằng có 37 em học sinh cấp 1 đang học chung địa điểm với trường mầm non. Tôi nhớ lúc đó khi đoàn từ thiện bước vào các em cấp 1 đứng hai hàng đón chào. Những khuôn mặt thơ ngây, đôi bàn tay nhỏ xíu chờ đợi nhưng chúng tôi lại không có quà cho các bạn ấy. Điều này khiến tôi rất trăn trở và phải họp nhóm, góp tiền để nhờ các thầy cô mua quà cho 37 bạn học sinh cấp 1", chị Loan chia sẻ.
Truyền năng lượng tích cực
Các cụ già tại trại phong Minh Phú cảm thấy được an ủi, chia sẻ trong mỗi lần chị Loan và đoàn từ thiện đến thăm.
Hiện cô giáo Ngô Kim Loan đang là chủ nhiệm Câu lạc bộ các trường mầm non tư thục huyện Thanh Trì. Câu lạc bộ không chỉ là nơi trao đổi chuyên môn giữa các giáo viên mà còn là những thành viên tích cực trong những chương trình hỗ trợ cộng đồng mà chị khởi xướng. Song song với đó, chị còn là hiệu trưởng 3 cơ sở Trường mầm non tư thục Tú Chi với gần 200 học sinh. Không chỉ bận rộn với công việc quản lý, mỗi tuần chị vẫn đứng lớp trực tiếp dạy kỹ năng sống cho học sinh. Điều mà tất cả các giáo viên và các học sinh ở đây luôn thấy đó là sự vui vẻ, lạc quan, nguồn năng lượng tích cực tỏa ra nơi chị.
Chị Loan tâm sự, cứ sau 18 tháng, các khối u sẽ phát triển chèn lên dây thần kinh khiến chị phải phẫu thuật. Sau 3 ca mổ, 380 khối u trong cơ thể chị chỉ mới loại bỏ được 30 khối. Mỗi lần phẫu thuật là mỗi lần chị đánh cược với mạng sống của mình. "Thực lòng mà nói, tôi không sợ căn bệnh ung thư. Tôi là 1 trong 14 ca bệnh nhân ung thư còn sống cho đến bây giờ sau khi phát hiện bệnh từ năm 2012. Nếu cuộc đời đã cho tôi một cơ hội tiếp tục sống thì tôi sẽ sống tốt, sống đẹp", cô giáoLoan chia sẻ.
Dù phải "chiến đấu" với căn bệnh ung thư suốt 7 năm qua nhưng chưa lúc nào chị Loan từ bỏ thông điệp và hành động mang yêu thương đến cho cuộc đời. Gần đây nhất, chị và các giáo viên mầm non đã có một chuyến đi đến trại phong tại xã Minh Phú, huyện Sóc Sơn (Hà Nội) để thăm những cụ già neo đơn bị cụt tay chân vì bệnh phong. Đoàn của chị đã mang bánh chưng, chăn ấm cùng tấm lòng để san sẻ nỗi yêu thương với những phận người của trại phong. Chị và đoàn tình nguyện viên còn cùng các cụ già đào sắn, xới đất trồng cây rồi quét dọn. Sau đó, chị mang số sắn đó xuống Hà Nội để bán rồi lại dùng số tiền đó mua thức ăn và đồ dùng cá nhân cho các cụ...
Trong cuộc trò chuyện, nhiều lúc chị Loan phải dừng lại để nghỉ vì mệt. Những khối u đã di căn lên các cơ quan nội tạng và chèn vào dây thần kinh khiến chị không thể nằm được, thậm chí phải ngủ ngồi. "Ngày nào còn thở, được làm việc, được cống hiến, ngày ấy với tôi vẫn là một ngày tuyệt vời. Ung thư chỉ là một trải nghiệm khiến cuộc sống của tôi hạnh phúc hơn", cô giáo giàu nghị lực ấy cười tươi.
Chị Ngô Kim Loan quan niệm, dù xã hội có hiện đại đến đâu thì giáo dục cũng vẫn tuân theo triết lý truyền thống "tiên học lễ, hậu học văn". Vì thế, rất nhiều trẻ ở mầm non Tú Chi thường xuyên được cô giáo cho đi cùng trong các buổi phát cơm từ thiện tại bệnh viện. Ban đầu các em học sinh còn ngại ngùng và có chút sợ hãi nhưng qua những câu chuyện nhân văn, các em đã dần nhận ra được giá trị của hạnh phúc. Các em biết quan tâm, hỏi han và chia sẻ với những bệnh nhân nhỏ tuổi. Đây là một trong những điều mà cô Hiệu trưởng trường mầm non Tú Chi luôn tự hào.
Theo giadinh.net
Khi hiệu trưởng là "chủ tài khoản" Nhiều vị hiệu trưởng nắm "quyền sinh quyền sát" trong tay nên đã chi tiêu quá đà, bị kỷ luật là bài học cho nhiều người đang là "chủ tài khoản". LTS: Chỉ ra những bất cập khi hiệu trưởng là "chủ tài khoản", tác giả Hồng Lam Sơn đã gửi đến Báo điện tử Giáo dục Việt Nam bài viết chia sẻ....