Phụ huynh Trung Quốc áp lực vì dạy con học đến mức đau tim, đột quỵ
Tại Trung Quốc, nhiều trường hợp phụ huynh bị căng thẳng đến nỗi đau tim và đột quỵ khi giúp con làm bài tập về nhà.
Theo trang Oddity Central (Anh), buổi tối tháng 1, khi cô Dong, bà mẹ hai con 40 tuổi sống tại Hàng Châu, đang giúp con trai làm bài tập toán thì mất bình tĩnh vì đứa trẻ không hiểu bài. Sau cơn tức giận, người phụ nữ cảm thấy đau đầu dữ dội, nôn mửa. Dù cố gắng nằm nghỉ vài giờ, nhưng tình trạng không cải thiện, cô Dong đã đến bệnh viện.
Sau khi được kiểm tra kỹ lưỡng và chụp CT, cô được chẩn đoán bị xuất huyết dưới nhện tự phát, cơn đột quỵ nhẹ rất có thể là do căng thẳng kéo dài liên tục. Áp lực đến nỗi đau tim, đột quỵ khi dạy con học dường như là điều không thể nghĩ tới, nhưng tình huống này lại đang phổ biển và là vấn ddề đáng lo ngại trong xã hội Trung Quốc.
Video đang HOT
Năm 2019, người mẹ 36 tuổi đã bị căng thẳng đến nỗi lên cơn đau tim vì con trai không giải được bài tập toán. Năm sau đó, người đàn ông Trung Quốc 45 tuổi được cho là đã bị đau tim vì quá tức giận khi đang giúp con trai làm bài tập về nhà. Kể từ đó, trường hợp phụ huynh bị đột quỵ và đau tim khi giúp con làm bài tập về nhà trở nên phổ biến hơn.
Câu chuyện tương tự đã xảy ra hồi tháng trước. Ngày 13/1, người phụ nữ 37 tuổi ở Liên Vân Cảng, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc, đang dạy toán cho cậu con trai lớp 4 thì cảm thấy khó chịu khi cậu bé không hiểu bài. Người phụ nữ đã kìm nén cơn giận, nhưng điều đó chỉ khiến huyết áp vốn đã cao của cô còn tăng cao hơn, cô cảm thấy đau nhẹ ở ngực và bắt đầu khó thở. Người mẹ gọi cậu con trai lớp 6 đến giúp em, còn cô nằm nghỉ trên ghế. Nhưng sau khi thấy cậu bé vẫn chưa hiểu bài, cô càng tức giận hơn và cố đứng dậy. Lúc đó, cô cảm thấy ngực đau nhói và ngã xuống. Cô bắt đầu đổ mồ hôi đầm đìa, khó thở và khó cử động. Các con trai của cô đã gọi điện cho bố để gọi xe cấp cứu.
Sau khi được đưa đến Bệnh viện Nhân dân số 1 Liên Vân Cảng, người phụ nữ được chẩn đoán bị bóc tách động mạch chủ loại A và được lên lịch phẫu thuật khẩn cấp. Các bác sĩ tìm thấy một vết thủng khoảng 2cm ở thành sau động mạch chủ, cũng như một lượng lớn huyết khối. Sau khoảng 7 giờ, các bác sĩ đã xử lý được vết rách và tình trạng của người phụ nữ đã ổn định.
Các chuyên gia y tế giải thích phụ nữ dễ gặp vấn đề sức khỏe này hơn vì họ thường xuyên ở trạng thái căng thẳng và lo âu với công việc, việc nhà và áp lực từ bạn bè. Vì vậy dạy con học chỉ là một trong những yếu tố gây căng thẳng.
Trung Quốc: Xuất nhập khẩu tăng vượt dự báo trong hai tháng đầu năm
Xuất nhập khẩu của Trung Quốc đã tăng vượt dự báo trong hai tháng đầu năm nay. Thông tin này cho thấy thương mại toàn cầu đang khởi sắc và là tín hiệu đáng khích lệ đối với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới khi giới chức nước này đang nỗ lực thúc đẩy đà phục hồi kinh tế.
Container hàng hóa được bốc dỡ tại Liên Vân Cảng, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc ngày 7/12/2020. Ảnh: THX/ TTXVN
Số liệu được Tổng cục Hải quan Trung Quốc công bố ngày 7/3 cho thấy xuất khẩu trong tháng Một và tháng Hai vừa qua tăng 7,1% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn nhiều so với mức tăng dự báo 1,9% được đưa ra trong cuộc khảo sát của hãng tin Reuters. Trong khi đó, nhập khẩu tăng 3,5%, cao hơn mức tăng dự báo 1,5%.
Chuyên gia Xu Tianchen của bộ phận dự báo, phân tích và tư vấn rủi ro EIU thuộc tập đoàn the Economist cho biết số liệu khả quan hơn dự đoán này cho thấy sự phục hồi trong thương mại toàn cầu nhờ lực đẩy từ lĩnh vực điện tử. Nhưng chuyên gia này cho hay có được số liệu khả quan như trên cũng nhờ cơ sở so sánh thấp, khi xuất khẩu trong hai tháng đầu năm 2023 giảm 6,8%. Thặng dư thương mại của Trung Quốc tăng lên 125,16 tỷ USD, cao hơn mức dự đoán 103,7 tỷ USD trong khảo sát nói trên và 75,3 tỷ USD trong tháng 12 năm ngoái.
Trong đó, xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ tăng trở lại trong hai tháng đầu năm nay, với mức tăng 5% so với cùng kỳ năm ngoái, "lội ngược dòng" từ mức giảm 6,9% trong tháng 12/2023. Trong khi đó, xuất khẩu sang châu Âu vẫn giảm 1,3%.
Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường ngày 5/3 đã công bố mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm nay tương tự như năm ngoái, ở mức khoảng 5%, và cam kết thay đổi mô hình phát triển của nước này, vốn phụ thuộc nặng nề vào xuất khẩu thành phẩm và năng lực sản xuất công nghiệp dư thừa.
Giới chức Trung Quốc đang "vật lộn" với đà tăng trưởng chậm chạp trong năm qua do cuộc khủng hoảng bất động sản, người tiêu dùng trì hoãn chi tiêu, các công ty nước ngoài thoái vốn, các công ty sản xuất đối mặt với nhu cầu yếu và các chính quyền địa phương đang chịu gánh nặng nợ khổng lồ. Sự phục hồi ổn định trong xuất khẩu là cần thiết để giới chức Trung Quốc tin rằng động lực tăng trưởng quan trọng này có giúp thúc đẩy nền kinh tế.
Trung Quốc đã cam kết ban hành thêm các biện pháp để thúc đẩy tăng trưởng, sau khi các biện pháp được thực hiện từ tháng Bảy năm ngoái chỉ đem lại tác động khiêm tốn. Nhưng giới phân tích cảnh báo năng lực tài khóa của nước này hiện rất hạn chế.
Nhiều chuyên gia phân tích lo ngại rằng kinh tế Trung Quốc có thể rơi vào tình trạng trì trệ nếu nước này không có các biện pháp tái định hướng nền kinh tế.
Tranh cãi về việc lắp camera giám sát con học bài ở nhà Nhiều học sinh cảm thấy áp lực hơn khi bị theo dõi và giáo viên thì khuyên phụ huynh nên tự bỏ việc giám sát con cái. Ảnh minh hoạ: SCMP/Shutterstock Theo SCMP, một học sinh ở Trung Quốc gần đây đã lên tiếng vì cảm thấy ngột ngạt do cha mẹ lắp camera giám sát tại nhà để theo dõi việc học...