Phụ huynh TP HCM muốn thêm tiêu chí mở cửa trường học
Các bậc cha mẹ mong con được tiêm đủ vaccine, trường siết chặt khai báo y tế, có phương án xử lý sự cố… trước khi mở cửa cho học sinh trở lại lớp.
Chị Đoàn Thị Ngọc Trâm, ở TP Thủ Đức muốn hai con học lớp 3 và lớp 9 sớm được đến trường bởi sắp tới, hai vợ chồng đều phải đi làm lại. Tuy nhiên, khi đọc dự thảo bộ tiêu chí đánh giá an toàn trong phòng, chống dịch tại cơ sở giáo dục, chị không khỏi băn khoăn vì cho rằng nó chưa đủ an toàn với bối cảnh mới.
Theo chị Trâm, ngoài quy định giáo viên phải được tiêm đủ hai mũi vaccine hoặc được cấp thẻ xanh Covid-19, những tiêu chí còn lại không khác nhiều so với thời điểm tháng 4/2020. Ngay trong tiêu chí này, yếu tố “học sinh” cũng chưa được nhắc đến, không tạo được cảm giác yên tâm cho phụ huynh khi con đến trường. “Tôi mong đứa lớn được tiêm vaccine bởi cháu đã đủ tuổi. Chúng ta có thể giải quyết cho các lớp lớn, lớp cuối cấp như 9 và 12 đi học trước để tạo bước đệm”, chị đề xuất.
Với các tiêu chí còn lại, chị Trâm đánh giá là cần thiết nhưng cần gói gọn, bổ sung các tiêu chí khác quan trọng hơn. Chẳng hạn, tiêu chí 4, 5, 6 với yêu cầu giáo viên, học sinh được rửa tay bằng xà phòng, nước sát khuẩn, có dụng cụ uống nước riêng, đeo khẩu trang, được kiểm tra thân nhiệt, phân luồng khi vào trường… nên gộp thành một. Bởi những yêu cầu này mang tính kỹ thuật, thực tế các trường đã làm tốt trong hai năm qua.
Trong khi đó, nhiều yêu cầu khác cần thiết trong bối cảnh mới của dịch bệnh như khai báo y tế, phương án xử lý nếu phát hiện ca nhiễm trong trường cần được tách thành tiêu chí độc lập. Cụ thể, để quay lại tình trạng bình thường mới, nhà trường và phụ huynh không thể hốt hoảng mỗi khi phát hiện F0 hoặc F1, F2 như đợt dịch hồi đầu năm ngoái. Lúc này, việc quan trọng hơn là chuẩn bị phương án dự phòng, cách xử lý khi có sự cố để có thể chủ động trong mọi tình huống.
“Khai báo y tế lúc này rất quan trọng nhưng không phải chỉ làm cho có lệ. Nhà trường cần tận dụng kênh liên lạc giữa giáo viên với phụ huynh hàng ngày để có thông tin kịp thời, hữu ích”, chị Trâm nêu giải pháp.
Phụ huynh trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng (quận 1) đưa con đến trường học sau hơn 3 tháng nghỉ vì Covid-19, tháng 5/2020. Ảnh: Quỳnh Trần
Thận trọng, mở cửa từng khối lớp, ưu tiên các lớp lớn cũng là đề xuất của chị Phạm Thị Tuyết, quận 5, có học tại Tiểu học Thực hành Đại học Sài Gòn và THPT Lê Quý Đôn. Theo chị Tuyết, kế hoạch tiêm vaccine cho học sinh từ 12 đến 18 tuổi cần được thực hiện trước khi mở cửa trường. Việc học tập trung cũng nên ưu tiên cho học sinh trung học. Riêng các khối nhỏ như tiểu học, mầm non – độ tuổi chưa được tiêm vaccine – có thể duy trì học trực tuyến, chờ tình hình ổn định.
“Dù nhiều địa phương đã trở thành vùng xanh, trường học có siết chặt các tiêu chí an toàn nhưng dịch còn rất phức tạp. Mở cửa trường học đồng loạt sẽ khiến phụ huynh không khỏi lo lắng”, chị Tuyết chia sẻ.
Ông Trần Đức Phúc, có hai con học THCS ở quận 1, đồng tình với quan điểm trên về việc tiêm vaccine cho học sinh đủ tuổi. Ông tán thành dự thảo bộ tiêu chí với cách đánh giá mới, nhưng cho rằng cần có thêm hướng dẫn, chế tài và chính sách đi kèm.
Thứ nhất, Sở Giáo dục và Đào tạo nên quy định cụ thể về việc kiểm soát các trường học thực hiện nghiêm túc, trung thực bộ tiêu chí. Điều này giúp mức độ an toàn trong trường được duy trì thường xuyên như thời điểm được đánh giá. “Lúc đánh giá để được mở cửa trường học thì việc đeo khẩu trang, phân luồng, giữ khoảng cách được thực hiện tốt, nhưng khi học sinh đi học thì không còn được như vậy. Ai sẽ giám sát điều này, nhân sự ở đâu, quy chế thế nào cần nêu rõ”, ông đặt vấn đề.
Thứ hai, ngành giáo dục nên công bố kế hoạch thi cử, đặc biệt ở các kỳ thi quan trọng như tuyển sinh lớp 10 và thi tốt nghiệp THPT để nhà trường, phụ huynh chuẩn bị tốt. Theo ông Phúc, việc này có quan hệ mật thiết với quyết định cho học sinh học trực tiếp hay tiếp tục hình thức trực tuyến hết học kỳ I.
Video đang HOT
Năm nay, kỳ thi tuyển sinh lớp 10 ở thành phố phải huỷ bỏ, chuyển sang xét tuyển bằng điểm trung bình môn lớp 9. Sự thay đổi vào phút cuối này gây ra xáo trộn không nhỏ. Kết quả được công bố cũng chưa làm thoả mãn phụ huynh, ở nhiều nơi xảy ra những bất đồng. “Thời điểm này, Sở Giáo dục và Đào tạo cần chốt phương án thi tuyển hay xét tuyển lớp 10, kể cả kỳ tuyển sinh lớp 6 trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa”, phụ huynh đề xuất.
Nhiều phụ huynh khác tán thành dự thảo bộ tiêu chí an toàn trường học nhưng muốn việc mở cửa trường thực hiện sau học kỳ I. Theo phụ huynh, dù còn nhiều khó khăn, bất cập, việc học online đang vào guồng. “Cần một thời gian để hoạt động kinh tế, xã hội dần mở cửa, đi vào ổn định, khi đó mới tới giáo dục”, một phụ huynh nói.
Phòng chờ y tế dành cho thí sinh có thân nhiệt cao tại trường THCS Nguyễn Trãi, quận Gò Vấp, tháng 7/2021. Ảnh: Mạnh Tùng
Ngày 5/10, Sở Giáo dục và Đào tạo trình UBND TP HCM dự thảo lần thứ ba bộ tiêu chí đánh giá an toàn trong phòng, chống dịch với ba nhóm trường: Mầm non; phổ thông; các trung tâm ngoại ngữ – tin học, giáo dục kỹ năng sống và hoạt động ngoài giờ chính khoá.
Bộ tiêu chí đánh giá an toàn dành cho cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông gồm 10 thành phần trong khi với các trung tâm ngoại ngữ – tin học, giáo dục kỹ năng sống có 9 thành phần (xem chi tiết). Ở mỗi tiêu chí, các trường được chấm điểm “đạt” hoặc “không đạt”, thay thang điểm 10 như dự thảo hoặc bộ tiêu chí trước đây.
Nhiều trường phổ thông tự tin đủ điều kiện hoạt động theo dự thảo bộ tiêu chí an toàn trường học ở mức đáp ứng 8-9 tiêu chí. Một số hiệu trưởng đề xuất thêm “học sinh” vào tiêu chí đầu tiên, tức là học sinh 12-18 tuổi cùng giáo viên được tiêm đủ vaccine trước khi đến trường.
Từ ngày 1/10, theo chỉ thị của UBND TP HCM, các hoạt động giáo dục tiếp tục theo hình thức trực tuyến, qua truyền hình; từng bước củng cố điều kiện để kết hợp dạy trực tiếp. Hiện, hơn 1,3 triệu học sinh phổ thông tại thành phố tiếp tục học trực tuyến, hơn 340.000 trẻ mầm non chưa đến trường.
TPHCM: Thí sinh thi tốt nghiệp dương tính, giãn cách toàn thành phố từ 9/7
Trong ngày 7/7, TPHCM ghi nhận thêm 766 ca Covid-19 mới, đưa số ca bệnh tại thành phố này vượt mốc 8.000 ca. Liên tiếp trong nhiều ngày, TPHCM đều dẫn đầu cả nước về số ca mắc mới.
TPHCM giãn cách toàn thành phố theo Chỉ thị 16 từ 9/7
18h35 tối 7/7, Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong đã công bố quyết định áp dụng Chỉ thị 16 toàn địa bàn thành phố trong vòng 15 ngày. Phương án trên được thực hiện từ 0h ngày 9/7.
Chủ tịch UBND TPHCM cho biết thêm: "Nguồn lực của TPHCM vẫn đảm bảo cho quãng thời gian 15 ngày áp dụng Chỉ thị 16. Người dân không cần thiết tích trữ hàng hóa, gây tập trung đông người tại siêu thị, chợ truyền thống".
Lãnh đạo chính quyền thành phố kêu gọi người dân tin tưởng, chung sức và ủng hộ trong quãng thời gian giãn cách xã hội tới. Xem thêm tại đây.
Thí sinh thi tốt nghiệp THPT dương tính SARS-CoV-2
Điểm thi tại Trường THPT Lê Quý Đôn đã xuất hiện một thí sinh có vấn đề về sức khỏe khi đang thi môn Văn vào sáng 7/7. Sau đó, thí sinh này được chuyển đến Trung tâm y tế Quận 3 chăm sóc, kết quả test nhanh cho thấy em này dương tính với SARS-CoV-2.
Trong ngày thi tốt nghiệp THPT đầu tiên, một thi sinh gặp vấn đề sức khỏe khi đang làm bài thi tại Trường THPT Lê Quý Đôn, quận 3 sau đó đã có kết quả test nhanh dương tính SARS-CoV-2. Các thí sinh thi chung phòng với F0 được cách ly ngay tại điểm thi và vẫn tiến hành thi bình thường.
Bên cạnh đó, theo Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM còn có 2 ca F0 khác đến làm thủ tục và một người trong đó đã dự thi. Xem thêm tại đây.
Dùng khu tái định cư làm bệnh viện dã chiến, khu cách ly
Theo Sở Y tế TPHCM, có thêm hai bệnh viện dã chiến thu dung điều trị bệnh nhân Covid-19 số 2 và số 3. Hai bệnh viện này là chung cư tái định cư ở quận 12 và thành phố Thủ Đức được chuyển đổi công năng.
UBND TPHCM cũng thống nhất sử dụng 1.281 căn hộ tái định cư tại huyện Bình Chánh và thành phố Thủ Đức làm nơi cách ly phòng, chống Covid-19. Phương án này nhằm giảm áp lực cho các khu cách ly tập trung. Xem thêm tại đây.
Đề xuất cách ly F1 tại nhà trên toàn TPHCM
Với số lượng F1 tăng cao, có khả năng gây quá tải cho các cơ sở cách ly tập trung, Sở Y tế TPHCM đề xuất áp dụng thí điểm cách ly F1 tại nhà trên toàn địa bàn thành phố.
Những F1 được áp dụng cách ly tại nhà là nhóm người tiếp xúc gần với các ca F0. Những người này không tiếp xúc thường xuyên với ca bệnh, làm việc cùng phòng nhưng vị trí cách xa trên 2m và không tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân, người già trên 60 tuổi, trẻ em, thai phụ, người tàn tật... cần sự chăm sóc hỗ trợ. Xem thêm tại đây.
Tạm đóng cửa chợ đầu mối Thủ Đức từ ngày 7/7
Tiểu thương tại chợ đầu mối được lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 (Ảnh minh họa: Hải Long).
UBND thành phố Thủ Đức đề nghị tạm dừng các hoạt động mua bán, tập kết hàng tại địa điểm trên từ 8h ngày 7/7 cho đến khi chợ đủ điều kiện an toàn phòng, chống dịch Covid-19. Việc vận chuyển hàng hóa ra khỏi chợ phải được thực hiện trước 20h ngày 7/7.
Với việc tạm ngừng chợ đầu mối Thủ Đức, cả 3 chợ đầu mối nông sản của TPHCM đã không còn hoạt động mua bán trực tiếp, nhằm đảm bảo các phương án phòng, chống Covid-19. Xem thêm tại đây.
Huy động 10.000 nhân viên y tế chi viện TPHCM
Sáng nay, 30 y bác sĩ tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cũng đã lên đường hỗ trợ TPHCM chống dịch, theo ý kiến chỉ đạo của Bộ Y tế.
Tại cuộc họp khẩn chiều muộn 7/7, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết sẽ huy động khoảng 10.000 cán bộ, nhân viên y tế tham gia hỗ trợ chống dịch tại TPHCM.
Hiện nay hơn 3.300 cán bộ, nhân viên y tế của các đơn vị thuộc Bộ Y tế, sinh viên các trường y dược thuộc Bộ Y tế đã có mặt tại TPHCM. Bộ Y tế sẽ tiếp tục huy động lực lượng y bác sĩ, nhân viên y tế để tham gia phục vụ tại các bệnh viện dã chiến, lấy mẫu xét nghiệm tầm soát.
Dự kiến, Bộ Y tế sẽ thiết lập 24 đoàn công tác cho thành phố Thủ Đức và tất cả các quận, huyện của TPHCM để phối hợp chặt chẽ và hỗ trợ thành phố trong kiểm soát tình hình dịch bệnh. Xem thêm tại đây.
Người từ TPHCM đến các tỉnh thành khác phải tự cách ly 7 ngày
Bộ Y tế đã có công văn hỏa tốc yêu cầu người từ TPHCM đi 62 tỉnh thành phải tự cách ly 7 ngày, và xét nghiệm sàng lọc SARS-CoV-2 3 lần.
Cụ thể, với những địa phương tiếp nhận người từ TPHCM đến, Bộ Y tế yêu cầu tất cả những người từ TPHCM (trừ các trường hợp từ các tỉnh, thành phố khác đi qua TPHCM nhưng không dừng, đỗ) được coi là người tiếp xúc với người tiếp xúc gần trường hợp bệnh xác định thì phải thực hiện cách ly y tế tại nhà trong thời gian 7 ngày kể từ ngày về địa phương và tiếp tục tự theo dõi sức khỏe trong thời gian 7 ngày tiếp theo.
Thí sinh cách ly ở điểm thi vì cùng phòng với F0, ca dương tính SARS-CoV-2 Ghi nhận tại điểm thi trường THPT Lê Quý Đôn (Quận 3, TPHCM) vào 18h ngày 7/7, nhiều phụ huynh của các thí sinh thi chung phòng với thí sinh có kết quả dương tính với SARS-CoV-2 đã mang đồ dùng cá nhân đến cho các em sinh hoạt ngay tại trường. Các em được giữ lại ở điểm thi để theo dõi...