Phụ huynh: “Tôi tin Sữa học đường sẽ thành công”
Trao đổi trong buổi Tọa đàm “Sữa học đường cần thiết không?” do Báo Nông thôn Ngày nay/ Dân Việt tổ chức vào chiều 9.10 tại Hà Nội, các phụ huynh học sinh đều cho rằng: “Sữa học đường là chương trình có ý nghĩa thiết thực nếu được triển khai kĩ càng, hợp lý”.
Theo quyết định số 1340/QĐ-TT ngày 8.7.2016 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, trong năm học 2018-2019, Hà Nội chính thức tiến hành Chương trình Sữa học đường nhằm cải thiện tình trạng dinh dưỡng, góp phần nâng cao thể chất cho trẻ em mẫu giáo và tiểu học.
Việc triển khai chương trình sữa học đường thể hiện sự quan tâm của chính quyền thành phố với sự phát triển thể trạng, trí tuệ của học sinh.
Video đang HOT
Đại diện Báo Nông thôn Ngày nay/Dân Việt tặng hoa cho các khách mời tới tham dự buổi Tọa đàm. Ảnh: Đàm Duy
Tham dự buổi Tọa đàm, 2 phụ huynh Nguyễn Hoàng Quân và Đỗ Quyên (Hà Nội) đã đưa ra nhiều băn khoăn đối với TS.Bùi Thị Nhung – Trưởng Khoa Dinh dưỡng, Viện Dinh Dưỡng Quốc gia cũng như bày tỏ sự ủng hộ đối với chương trình mới.
Anh Nguyễn Hoàng Quân (phụ huynh của một cháu bé ở độ tuổi tiểu học) cho biết: “Ở nhà, bé vẫn được bố mẹ cho uống sữa thường xuyên. Còn tại trường, cách đây vài tuần, cô giáo đã phổ biến tới các phụ huynh về chương trình sữa học đường. Theo tôi, đây là một chính sách hợp lý, đặc biệt là nó giúp những bé sinh ra trong các gia đình khó khăn có cơ hội được sử dụng sữa một cách dễ dàng hơn. Theo tôi được biết, giá sữa các con uống ở trường sẽ được trợ giúp 30% từ Nhà nước, 20% từ doanh nghiệp. Như vậy, giá thành một hộp sữa từ 7.000 – 8.000 đồng sẽ giảm xuống chỉ còn 3.000 đồng, tương đương một ly trà đá. Đây là một mức giá rất thích hợp”.
Bên cạnh việc đưa ra các ý kiến ủng hộ, anh Hoàng Quân và chị Đỗ Quyên cũng mong muốn chương trình sữa học đường được triển khai đầy đủ và bài bản, chất lượng sữa được đảm bảo tối ưu. “Tôi hy vọng các bộ ngành liên quan và cơ quan quản lý sẽ giám sát chất lượng sữa một cách chặt chẽ”, chị Đỗ Quyên chia sẻ.Chị Đỗ Quyên (phụ huynh có 2 con nhỏ, một bé thuộc lứa tuổi mẫu giáo, một bé đang học cấp Tiểu học) cũng thể hiện sự ủng hộ với chương trình sữa học đường: “Các con tôi hiện cũng đều được uống sữa tại trường và tôi rất an tâm với điều này. Chương trình sữa học đường là chương trình giúp cho trẻ em ở tất cả các địa bàn khác nhau đều được uống sữa. Tôi thấy chương trình sữa học đường này rất tốt và cá nhân tôi vô cùng ủng hộ”.
Theo Danviet
"Không có chuyện vì thi đua mà bắt phụ huynh đăng ký sữa học đường"
Trên là chia sẻ của ông Phạm Ngọc Tuấn - Trưởng phòng Chính trị tư tưởng, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tại Tọa đàm "Sữa học đường có cần thiết không?" do Báo Nông thôn Ngày nay/Dân Việt tổ chức vào chiều 9.10.
Ông Phạm Ngọc Tuấn - Trưởng phòng Chính trị tư tưởng, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội.
Theo ông Phạm Ngọc Tuấn, từ tháng 7.2016, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã khảo sát hơn 160.000 phụ huynh trên địa bàn TP.Hà Nội, trong đó, hơn 10% phụ huynh được khảo sát còn băn khoăn về đề án.
Trước những lo ngại đó, ông Tuấn cho biết, chất lượng sữa học đường sẽ được Bộ Y tế quản lý. Cụ thể, UBND TP.Hà Nội giao Sở Y tế kiểm đếm chất lượng sữa từ các hãng, nếu hãng nào không đảm bảo chất lượng sữa sẽ bị loại ngay.
Ông Tuấn mong các bậc phụ huynh tìm hiểu thêm về đề án sữa học đường tại một số nước đã triển khai, điển hình như tại Nhật Bản. Việc phụ huynh đã đăng ký hay đăng ký sau này không quan trọng vì hiện tại mới chỉ là thăm dò.Về vấn đề hạn sử dụng, ông Tuấn cho biết: "Ví dụ một trường có hơn 3.000 học sinh thì phải cung cấp sữa hàng ngày. Còn với trường ít học sinh thì một tuần trở lại phải cung cấp một lần nên không có chuyện quá hạn sử dụng và cũng không sản xuất sữa tràn lan".
"Có một số ý kiến cho rằng vì thi đua nên phụ huynh phải đăng ký cho con tham gia đề án. Thông tin này là hoàn toàn sai lệch. Đề án được đưa ra từ tầm nhìn của Chính phủ nhằm cải thiện tầm vóc với mục tiêu "phải cao lớn hơn"", ông Tuấn nói.
Theo Danviet
Những cách thức tuyển sinh phản giáo dục Sáng 29.6, khi chỉ còn không đầy 24 tiếng đồng hồ nữa trước giờ công bố điểm chuẩn vào lớp 10 công lập ở Hà Nội, hàng trăm phụ huynh và học sinh nhấp nhổm không yên bên ngoài một trường dân lập để làm một bài toán cân não còn khó hơn vạn lần bài sao của đề thi: Nộp hồ sơ,...