Phụ huynh tiếp xúc với bệnh nhân COVID-19, cả trường có nguy cơ nghỉ học
Một phụ huynh ở Bạc Liêu tiếp xúc với bệnh nhân nhiễm COVID-19 khi bán hàng rong, cả trường tiểu học có nguy cơ nghỉ học.
Ngày 21/5, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh COVID-19 TP Bạc Liêu ( tỉnh Bạc Liêu) cho biết, có một trường hợp người bán hang rong tiếp xúc với bệnh nhân dương tính với COVID-19.
Theo đó, chiều 16/5, ông T.K.V. (32 tuổi, ngụ TP Bạc Liêu) là người bán hàng rong trong Bệnh viện đa khoa Bạc Liêu đi ngang qua khu vực cách ly trong bệnh viện. Nam bệnh nhân H.H.T. (33 tuổi, ngụ tỉnh Hải Dương, đang điều trị ở khu vực cách ly do dương tính với COVID-19) mua của ông T.K.V. 1 ly trà đường.
Sau khi mua nước xong, bệnh nhân H.H.T. tiếp tục nhờ ông T.K.V. đi mua giúp gói thuốc lá. Khi mua thuốc lá về nam bệnh nhân đưa tờ 500 nghìn đồng và được người bán hàng rong trả lại 450 nghìn đồng.
Lúc này, nam bệnh nhân H.H.T. tiếp tục nhờ ông T.K.V. mua thêm 4 gói thuốc lá và ông T.K.V. kêu con gái là cháu T.N.Y. (9 tuổi, học sinh Trường Tiểu học Kim Đồng, phường 3, TP Bạc Liêu) đi mua về đưa cho mình, rồi tiếp tục vào bệnh viện đưa thuốc lá cho nam bệnh nhân T.
Khi về nhà, ông T.K.V. đã tiếp xúc với vợ, con và một người hàng xóm (người này tiếp xúc với vợ và 5 người con). Tiếp đó, ông T.K.V. vẫn tiếp tục đi bán hàng ở Bệnh viện Đa khoa Bạc Liêu.
Trường tiểu học Kim Đồng.
Ngay khi phát hiện sự việc, Ban Chỉ đạo phòng, chống COVID-19 TP Bạc Liêu chỉ đạo cơ quan chức năng đưa gia đình ông V. và người hàng xóm vào khu cách ly tập trung.
Phun thuốc sát khuẩn toàn khu vực bệnh viện, khu xóm và trường Tiểu học Kim Đồng (nơi con gái ông V.) theo học.
Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 TP Bạc Liêu đang theo dõi chặt diễn biến, nếu tình hình xấu nhất sẽ cách ly cục bộ một số nơi để tránh lây lan dịch bệnh ra cộng đồng.
Hiện Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 TP Bạc Liêu cũng kiến nghị Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Bạc Liêu xem xét cho học sinh toàn Trường Tiểu học Kim Đồng nghỉ học đến ngày 24/5.
Việt Nam thử nghiệm thành công vaccine Covid-19 trên chuột
Bạc Liêu thực hiện có hiệu quả chính sách dân tộc
Xác định thực hiện có hiệu quả các chính sách dân tộc là nhiệm vụ quan trọng nhằm thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, những năm qua, Bạc Liêu từng bước cụ thể hóa và vận dụng linh hoạt các chính sách vào thực tiễn.
Qua đó, góp phần chăm lo cho đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và đóng góp tích cực vào công cuộc xóa đói, giảm nghèo.
Từ nguồn vốn hỗ trợ sản xuất cho hộ Khmer nghèo, bà Thạch Sa Ly, ở ấp Cái Giá, xã Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu đã đầu tư trồng các loại cây hoa màu cho thu nhập ổn định, nhờ đó đã thoát nghèo bền vững. Ảnh: Phương Nghi
Hiện nay, tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc Khmer ở Bạc Liêu còn chiếm tỷ lệ lớn. Theo Ban Dân tộc và Tôn giáo tỉnh Bạc Liêu, số hộ nghèo DTTS năm 2019 trên địa bàn là 548 hộ (chiếm 17,76% tổng số hộ nghèo toàn tỉnh); số hộ cận nghèo là 1.666 hộ. Để giải quyết vấn đề này, Bạc Liêu đã tập trung thực hiện tốt các chính sách dân tộc. Một trong những chính sách quan trọng, đó là đẩy mạnh công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm. Năm 2019, Bạc Liêu đã đào tạo nghề cho hơn 1.670 lao động người DTTS (chiếm 4,36% tổng số lao động được đào tạo); giải quyết việc làm cho hơn 1.130 người DTTS.
Cùng với chính sách đào tạo nghề, giải quyết việc làm, ngành chức năng và các địa phương còn kết hợp lồng ghép các chương trình, dự án và các chính sách hỗ trợ khác cho đồng bào DTTS phát triển sinh kế. Điển hình là Chương trình 135 (giai đoạn 2016-2020) đã đầu tư hơn 28,28 tỷ đồng cho 10 xã và 41 ấp đặc biệt khó khăn. Từ đó, góp phần phát triển hạ tầng kinh tế - kỹ thuật ở vùng có đông đồng bào DTTS sinh sống. Kết quả, đã xây dựng 48 tuyến đường giao thông nông thôn và 3 cây cầu; xây 2 nhà văn hóa ấp và sửa chữa 6 nhà văn hóa ấp; nâng cấp, duy tu và sửa chữa nhiều công trình giao thông nông thôn...
Ông Trần Hoàng Duyên, Trưởng ban Dân tộc tỉnh cho biết: Thời gian qua, Bạc Liêu đã thực hiện Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất với nguồn vốn hơn 4,54 tỷ đồng để hỗ trợ 936 hộ DTTS. Trong đó, hỗ trợ trên 3.000 con heo giống, hơn 19.000 con gà, vịt, gần 1,5 triệu con giống (tôm, cua); hỗ trợ vật tư nông nghiệp, máy móc, thiết bị; hỗ trợ vốn mua bán nhỏ; các chính sách hỗ trợ tín dụng... Đồng thời, tích cực chăm lo đời sống văn hóa tinh thần, giúp đồng bào DTTS bảo tồn, phát huy và lưu giữ bản sắc văn hóa dân tộc thông qua nhiều hoạt động và các lễ hội như: Tổ chức vui Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây, Lễ Sen Đôn Ta, Oóc Om bóc, Liên hoan nhạc ngũ âm...
"Đặc biệt, tỉnh Bạc Liêu đã thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe cho đồng bào DTTS thông qua việc thực hiện cấp thẻ bảo hiểm y tế. Năm 2019, tỉnh đã cấp 191.243 thẻ bảo hiểm y tế; tiến hành rà soát, bổ sung kịp thời các hồ sơ phát sinh tăng, giảm đối tượng thụ hưởng để cấp thẻ bảo hiểm y tế. Chính sách cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí và việc chi trả từ 80-100% chi phí khám chữa bệnh bằng thẻ bảo hiểm y tế đã giúp đồng bào DTTS thuộc vùng khó khăn có điều kiện chăm sóc sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống" - Ông Duyên nói.
Với việc thực hiện có hiệu quả các chính sách dân tộc, tỉnh Bạc Liêu đã làm thay đổi nhận thức, tạo việc làm, tăng thu nhập giúp bà con DTTS từng bước thoát nghèo, đời sống vật chất, tinh thần ngày càng được nâng cao, góp phần xây dựng quê hương ngày càng phát triển.
Cầu Cống Xìa bị sập, địa phương khắc phục thế nào? Địa phương đã đề nghị Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Bạc Liêu bắc cầu tạm để người dân thuận tiện đi lại. Hiện trường cầu Cống Xìa bị sập xuống lòng kênh. Ảnh: Gia Minh Liên quan đến vụ sập cầu Cống Xìa (ấp Bửu 2, xã Long Điền Đông, huyện Đông Hải,...