Phụ huynh than vãn phí học thêm tiếng Anh quá đắt, nhìn mức phí, nhiều người ngã ngửa: Giảm nữa thì cô giáo sống thế nào?
Nhiều người cho rằng, rất khó để “kiếm” đâu ra một nơi có mức học phí học thêm tiếng Anh rẻ như thế này!
Dù sống ở nông thôn hay thành thị, nhu cầu học thêm tiếng Anh luôn là mối quan tâm lớn của các phụ huynh. Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu hiện nay, việc thông thạo tiếng Anh không chỉ giúp tr.ẻ e.m nâng cao cơ hội học tập mà còn mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp trong tương lai.
Các lớp học tiếng Anh có mức học phí đa dạng, tùy thuộc vào địa điểm, hình thức học (trực tuyến hay trực tiếp), và chất lượng giảng dạy. Những trung tâm lớn hay khóa học với giáo viên bản ngữ thường có học phí cao, dao động từ vài trăm nghìn đồng đến vài triệu đồng mỗi tháng. Đặc biệt, các lớp luyện thi TOEFL, IELTS hay các khóa học với giáo viên nước ngoài có thể yêu cầu mức học phí lên tới hàng triệu đồng. Tuy nhiên, ở nông thôn, mức phí học thêm tiếng Anh thường thấp hơn so với thành phố.
Mới đây, một phụ huynh ở xã đã bày tỏ sự không hài lòng về học phí của lớp tiếng Anh cho con mình. Chị cho rằng mức học phí này quá cao đối với gia đình ở vùng nông thôn và đã gửi một tin nhắn yêu cầu cô giáo xem xét lại. Cụ thể, mức học phí là 25 nghìn đồng cho mỗi buổi học kéo dài 1,5 giờ, với tối đa 12 học sinh trong một lớp. Đây là mức phí mà cô giáo áp dụng cho các lớp học tiếng Anh cho học sinh cấp 1 và cấp 2 ở xã.
Một phụ huynh ở xã đã bày tỏ sự không hài lòng về học phí của lớp tiếng Anh cho con mình.
Khi nhận được tin nhắn này, cô giáo cảm thấy khá bối rối. Trong suy nghĩ của cô, học phí này là hợp lý, vì với số lượng học sinh trong lớp và thời gian dạy, phí này đã thấp hơn nhiều so với mức chung của thị trường. Tuy nhiên, khi đối diện với những lo lắng của phụ huynh, cô không biết phải trả lời thế nào để vừa giữ được mối quan hệ tốt đẹp, vừa bảo vệ được công sức và chất lượng giảng dạy của mình.
Video đang HOT
Ở các vùng nông thôn, mức thu nhập của người dân không cao, khiến việc chi trả học phí cho con cái trở thành một gánh nặng đối với nhiều gia đình. Chính vì vậy, việc xác định mức học phí phù hợp luôn là một vấn đề cần được xem xét kỹ lưỡng.
Một số người cho rằng, mức học phí 25 nghìn đồng cho mỗi buổi học 1,5 giờ là rất hợp lý và thậm chí thấp. “Ở Hà Nội, học phí 250 nghìn đồng cho một buổi học 2 giờ với lớp 1:1. Ở quê cũng phải 150 nghìn đồng. 25 nghìn đồng/bạn là mức phí vốn đã thấp. Giảm nữa thì “hít khí trời để sống. Họ phải trả tiề.n đi lại, tài liệu, và giảng dạy cho cả nhóm, chưa kể thời gian ngoài giờ để chấm bài và trách nhiệm đối với chất lượng giảng dạy”, một giáo viên khác chia sẻ.
Người này cho rằng, phụ huynh có ý kiến như vậy thì xác định là nhà không có đủ kinh tế để cho con theo học lâu dài. Nên tốt nhất là nói chuyện rõ ràng để xác định nên học tiếp hay nghỉ, tránh sau này “nói ra nói vào” mất lòng.
Một phụ huynh cũng cho biết, mức học phí ở nơi họ sống (Thái Bình) là 35 nghìn đồng cho mỗi buổi học 2 giờ ở cấp 1, và 50 nghìn đồng cho mỗi buổi học 2 giờ ở cấp 2, cấp 3. Còn người khác kể, ở quê chị, mức học phí là 200 nghìn đồng/tháng cho 12 buổi học.
Có thể thấy, quan điểm về mức học phí đắt hay rẻ là khác nhau tùy vào mỗi người.Phụ huynh cần cân nhắc giữa điều kiện tài chính gia đình và giá trị mà việc học mang lại cho con cái. Các giáo viên cũng cần linh hoạt trong việc xác định mức học phí sao cho phù hợp với hoàn cảnh của từng khu vực và đối tượng học sinh.
Sự thấu hiểu và đồng cảm giữa phụ huynh và giáo viên là rất quan trọng. Giáo viên cần lắng nghe và chia sẻ với những khó khăn của phụ huynh, đồng thời giải thích rõ lý do về mức học phí. Còn phụ huynh cũng cần thấu hiểu công sức của giáo viên, cùng nhau tìm kiếm giải pháp hợp lý để đôi bên đều hài lòng. Một môi trường học tập hòa hợp sẽ giúp học sinh phát triển tốt hơn trong tương lai.
Con thi Toán giữa kỳ được 8.5 điểm, ông bố TP.HCM hốt hoảng xin trợ giúp: Viết có vài câu mà nhận đống "gạch đá"
Những tưởng sẽ nhận được sự đồng tình, nhưng ông bố không ngờ mình hứng về cả rổ "gạch đá".
Một ông bố có con đang học lớp 6 ở TP.HCM mới đây "đăng đàn" nhờ hội phụ huynh hướng dẫn việc có nên con đi học thêm ở trung tâm hay không. Lý do anh đưa ra gây tranh cãi: Điểm kiểm tra Toán giữa kỳ của con chỉ được... 8,5 điểm. Điểm kiểm tra thường xuyên trước đó con cũng "chỉ" được 8 và 9. Hiện con đang học thêm với cô giáo bộ môn.
"Thấy điểm con vậy, mình có cần cho con học thêm Toán ở trung tâm không? Mong muốn con sẽ đạt được điểm trên 9 trong thi cuối kỳ", ông bố này thắc mắc.
Những tưởng sẽ nhận được sự đồng tình, nhưng ông bố không ngờ mình hứng về cả rổ "gạch đá".
Ảnh minh họa
"Chậm lại 1 chút"
Nhiều người cho biết, có rất nhiêu bài học từ việc ép con học đã và đang xảy ra trước mắt, nhưng đâu đó vẫn còn rất nhiều phụ huynh chạy theo thành tích. Không phải cứ ép con học thật nhiều lớp học thêm là con giỏi, điểm cao. Điểm 9 bố mẹ muốn chưa chắc đã giúp đường đời con thành công, nhưng có thể lấy mất hết của con những năm tháng tuổ.i thơ không thể quay lại lần nào nữa.
Sau này đi làm, nhà tuyển dụng sẽ xem xét và hỏi bạn có năng lực xử lý công việc không, có tự tin vào bản thân không, có cách ứng xử khéo léo không, chứ không ai hỏi lúc đi học có đạt điểm 9, 10 không. Vậy nên đừng vì mong muốn của mình mà làm con mệt mỏi. Hãy hướng dẫn con học tập thật khoa học, để cho con chút tuổ.i thơ và có thời gian rèn luyện sức khoẻ, kĩ năng sống.
"Chậm lại 1 chút đi bạn ơi. Con bạn có đủ thời gian ăn ngủ và nghỉ ngơi không? Nó có mong muốn đi học thêm nữa không? Và bạn muốn điểm trên 9 để làm gì?", một người nêu ý kiến.
Dù vậy, vẫn có ý kiến cho rằng, mong muốn của vị phụ huynh không có gì bất thường. Tùy khả năng của mỗi bé mà phụ huynh đặt ra yêu cầu cho con. "Áp lực tạo nên kim cương", bất kì thứ gì cũng cần được tôi rèn dưới một áp lực, sức ép nhất định để trở thành phiên bản tốt nhất.
"Con mình lớp 9 điểm thường xuyên Toán toàn 10, giữa kì 9,3, mình vẫn cho con đi học thêm Toán, Văn, Anh để chuẩn bị cho thi tuyển sinh. Quan trọng là mình cư xử với con vui vẻ, không tạo áp lực nên con vẫn học thêm, chơi game, đi đá bóng, cân bằng việc học và chơi.
Nếu vị phụ huynh này đặt nguyện vọng cho con thi vào trường top đầu và bé cũng đồng ý thì việc rèn luyện để nâng điểm số cũng bình thường. Theo mình thấy lớp 6 mà chưa đạt trên 9 thì lên các lớp trên kiến thức càng khó, kéo theo điểm càng khó đạt hơn nữa. Quan trọng là mình hiểu khả năng con mình tới đâu để phấn đấu thôi", một phụ huynh đồng tình.
Một số đưa ra lời khuyên, ông bố nên xem trong bài kiểm tra con bị trừ điểm lỗi nào, nếu lỗi do con không hiểu bài thì xem xét, còn lỗi do trình bày thì con chỉ cần cố gắng cẩn thận hơn. Cũng có thể do mới đầu năm nên 1 số bé chưa bắt kịp nhịp độ của cấp học mới.
Một ngiên cứu gần đây nhất tại khoa Sức khỏe V.ị thàn.h niê.n, Bệnh viện Nhi Trung ương về các rối loạn tâm lý ở học sinh tại một số trường trung học cơ sở tại Hà Nội (từ lớp 6 đến lớp 9) cho thấy, các biểu hiện lo âu ở trẻ chiếm tỉ lệ 38%, tiếp theo là stress với 33% và trầm cảm là 26,1%.
Ngiên cứu của Đại học Stanford (Mỹ) cũng cho thấy rằng, khi tr.ẻ e.m áp lực quá trình trong việc đạt điểm số cao, các em có thể rơi vào trạng thái lo âu, thậm chí là trầm cảm.
Điểm số quan trọng nhưng tr.ẻ e.m cũng cần được nuôi dưỡng trong một môi trường khuyến khích sự sáng tạo, tôn trọng và một không gian an toàn, nơi trẻ cảm thấy mình được yêu thương và chấp nhận. Hãy nhớ rằng, sự thành công của trẻ không chỉ nằm ở số trên bảng điểm mà còn là sự phát triển toàn diện về mặt trí tuệ, cảm xúc và xã hội.
Cậu bé 5 tuổ.i ở Hà Nội gây "chấn động" khi chia sẻ chuyện học thêm trên VTV, bố cũng "đứng hình" Cậu bé Minh Khôi đã có những chia sẻ thật thà về chuyện học thêm. Mới đây, một cậu bé có tên Minh Khôi xuất hiện trong chương trình Chuyện Đáng Nói cùng bố. Dù chỉ 5 tuổ.i, nhưng lịch học thêm của Minh Khôi từ môn chính khóa tới ngoại khóa đã kín gần như cả tuần. Khi được MC hỏi các...