Phụ huynh tấu hài nhất năm là đây: Khuyên bố mẹ có con vào lớp 1 nhất định phải mua 10 bộ còng tay với dây thừng chắc bền khiến ai cũng phải ôm bụng cười
Không chỉ còng tay với dây thừng, phụ huynh này còn nhắc nhở bố mẹ phải chuẩn bị thùng phi để đựng 1.000 lít mực, mua hàng ngàn chiếc bút chì và vài trăm bộ sách để đề phòng… con làm mất.
Những ngày gần đây, các bậc phụ huynh có con vào lớp 1 đều đang lao đao vì chương trình cải cách mới. Ngoài lý do được nhiều người đưa ra là chương trình tiếng Việt nặng hơn nhiều so với khả năng tiếp thu của các con thì còn lý do đặc biệt hơn là cha mẹ thiếu kinh nghiệm kèm cặp khi con vừa bước vào tiểu học.
Dạy con học bài ở nhà, nhất là với học sinh lớp 1 luôn là một vấn đề đau đầu đối với mọi bậc phụ huynh. (Ảnh minh họa)
Cũng vì thế mà một bài viết ghi lại những kinh nghiệm xương máu khi dạy dỗ con gái học lớp 1 của một phụ huynh có tên Việt Hoàng đã được cộng đồng cha mẹ chia sẻ vô cùng hào hứng. Phụ huynh này có con gái năm nay đã học lớp 4, là một cô bé “đọc thông viết thạo, làm văn nhoay nhoáy, còn dịch được những đoạn tiếng Anh be bé xinh xinh”.
Nhưng, điều thú vị nhất mà phụ huynh này mang đến lại là những lời khuyên nghe rất vô lý nhưng thực tế lại đúng vô cùng với tình trạng của các em học sinh mới vào lớp 1. Đó là mất bút, mất sách nhiều vô kể. Đó là tình trạng ngứa, khát nước, khó chịu bứt rứt mà bình thường chẳng sao nhưng cứ vào bàn học là lại bị…
Nguyên văn lời khuyên hài hước đã gây bão cộng đồng mạng:
Tôi truyền cho các anh chị kinh nghiệm dạy con này, nghe kỹ đây.
- Bút: Phải chuẩn bị 1.000 cái bút. Nếu là bút chì thì cứ mua 2.000 cái, à không 3 vạn chín nghìn cái đi. Vì kiểu nào chả mất hết sau 2,3 buổi.
- Sách giáo khoa: 100 bộ, thôi 1.000 bộ đi. Hễ nó mất quyển gì mình bổ sung ngay quyển ý. Yên tâm 100 bộ không nhiều đâu. Vài hôm mất sạch ý mà. Mình mua sỉ họ lại bán rẻ cho.
Video đang HOT
- Mực: 1.000 lít cũng đổ sẵn vào thùng phi. Để nó nhuộm vào quần áo, tay chân, sách vở. Nếu mua chưa đủ thì mua hẳn vài thùng phi mực, đỡ sợ con mình nó thiệt thòi với chúng bạn. Không có mực mà bôi nó buồn lắm đấy. Có khi nó tắm luôn ấy, 1.000 lít sợ còn không đủ.
- Ba lô: 100 cái đi. Ba lô ít mất hơn nhưng tóm lại vẫn mất.
- Thuốc: Bao gồm thuốc bôi ngứa, thuốc đau bụng, thuốc nóng, lạnh, mệt, chán… tất cả cứ mua tròn 7 tạ nhé. Khi học viết bọn nó liên tục ngứa, nóng, mệt, cứ kêu chỗ nào bôi ngay chỗ đó. À còn thuốc chống đi đái dắt, ỉa dắt nữa nhé. Vào giờ học nó lại ỉa liên tục đái liên tục mới tài.
- Vòi nước uống trực tiếp: 100 vòi lắp quanh bàn học luôn nhé. Vào giờ tập viết với làm toán chúng nó mất nước nhanh lắm. Uống liên tục.
- Toilet: 1 cái, đặt ngay trong phòng học. À không phòng học đặt trong toilet luôn đi. Cho nó ngồi sẵn lên bồn cầu đi. Vửa ỉa vửa học cho nhã.
- Trần nhà: Tránh ngồi học trong phòng có trần nhà, quạt trần, thạch sùng, tóm lại là phòng học chân không luôn nhé. Vì không có gì thì nó sẽ không nhìn cái gì. Chứ có cái gì nó sẽ luôn nhìn cái gì, nhìn trần nhà cả tối luôn không học đâu.
Đang học ngoan ngoãn thì không sao, nhưng hễ có tiếng động nào là chúng quay ra nhìn và mất tập trung ngay lập tức. (Ảnh minh họa)
- Chó, mèo, cá cảnh: Bán hết đi, hoặc khâu mồm chó lại. Nếu nó sủa nhát thôi là nó quan tâm đến chó, khỏi học luôn. Hoặc sẽ trình bày cho chó ăn, cá chết đói, ờ, lý do quan trọng thế còn gì.
- Quần áo: Nên cho nó mặc quần áo mà không phải là quần áo mà vẫn là quần áo, nó là thứ gì thì tôi không b iết. Nhưng cứ có quần áo là nó ngứa, chật, nóng, khó chịu, không học đc.
- Còng tay: 10 bộ, đừng lo, không phải còng tay chúng nó đâu. Còng tay mình lại, kẻo lại quá khích. Nhưng đúng là có dạy con học mới thông cảm cho người điên với người tâm thần. Họ hay hành động vì tâm lý bị kích động cực mạnh, ức chế, tăng xông. Mua 10 bộ là vì có thể mình nổi điên mình bẻ gẫy cả còng.
- Dây thừng: 1 sợi, đảm bảo bền, chắc và thời trang tí nhé. Để nếu cảm thấy bất lực không dạy được con học thì làm cái thòng lọng, tự treo cổ mình lên luôn. Nhớ treo sao cho đẹp vào nhé, tạo dáng tí để báo chí đưa lên còn được ở trang nhất.
Đấy là mình đùa thôi, các bố mẹ đừng căng thẳng làm gì. Kiểu gì hết cấp 1 con nó cũng sẽ biết đọc biết viết, làm toán cộng trừ nhân chia. Bởi vì các cô cấp 1 tài lắm, thật sự đấy. Yên tâm nhé, không phải lo gì đâu. Con người ta cũng giống con mình thôi.
Sau những lời khuyên vừa thú vị, vừa hài hước nhưng cũng thể hiện hoàn toàn chính xác những vấn đề mà gia đình nào cũng gặp phải với học sinh lớp 1 thì vị phụ huynh này cũng nhẹ nhàng chốt lại bằng một ý kiến chuẩn xác không kém.
Bởi vậy, dù bố mẹ có đang hoang mang, lo lắng vì con học mãi không thuộc bảng chữ cái, không nhớ được mặt số, viết thì nguệch ngoạc, suốt ngày nhầm chữ này sang chữ khác thì hãy cứ yên tâm vì còn có các cô giáo ở bên. Chỉ cần đủ tin tưởng, sẵn sàng cùng con đồng hành thì chương trình khó đến mấy cũng sẽ vượt qua. Con sẽ đọc thông viết thạo, làm toán làm văn nhoay nhoáy được thôi.
Khoe ảnh con học lớp 1 mới tập viết mà đảo lộn ngược cả mặt chữ, phụ huynh tưởng vui nhưng lại tiềm ẩn những nguy cơ không ngờ
Đúng là dạy con học lớp 1 cách viết chữ là một trong những thử thách khó khăn nhất của những ai làm cha mẹ!
Với mỗi người, giai đoạn bước vào lớp 1 như trở thành một bước ngoặt mới, vì từ đây, mỗi đứa trẻ sẽ rời xa vòng tay của ông bà, cha mẹ để hòa nhập vào môi trường lớn hơn, nơi có thầy cô và bạn bè. Đây cũng là lần đầu mỗi người được tiếp xúc với mặt chữ, con số, được làm quen với những môn học được xem là hành trang đầu đời.
Tuy vậy, để một đứa trẻ tập làm quen với những điều mới mẻ kể trên quả là rất khó, vì trước đó, các em chỉ biết đến việc thỏa sức vui chơi và không có quá nhiều mối bận tâm về điểm số hay bài vở. Do vậy mà, nhiều màn chào sân lớp 1 của các bạn nhỏ đã làm người lớn cười nghiêng ngả, chẳng hạn như bài tập viết của một bé được chia sẻ dưới đây.
Một phụ huynh đăng tải những hình ảnh vở luyện chữ của con mình, từ những chữ cái tưởng đơn giản như a, b, c mà các nhóc tỳ cho ra đời những chữ viết đủ mọi kích thước, đủ mọi kiểu dáng và thậm chí còn ngược bên với cách viết đúng.
Kèm theo những khoảnh khắc này, phụ huynh có dòng trạng thái để bày tỏ sự bất lực của mình: "Con mình sắp vào lớp 1 mà chữ viết như này thì tương lai làm bác sĩ có rộng mở không nhỉ. Các bác khoe chữ các con cho em xem với chứ em sắp tụt huyết áp rồi..."
Nhiều phụ huynh có con nhỏ khác cũng không khỏi than vãn vì tháng ngày luyện viết cho con mình. Hầu hết mọi người đều cho rằng với học sinh lần đầu tiếp xúc với mặt chữ thì quả là phải thật kiên nhẫn thì mới mong giúp bé rèn chữ được.
Tuy nhiên, một đứa trẻ tập viết nguệch ngoạc hay lệch hàng là điều rất đỗi bình thường, nhưng về cách đảo ngược chữ viết như học sinh trong ảnh, không ít người đã lên tiếng cảnh báo.
Theo đó, những trẻ hay viết ngược chiều chữ viết có thể là một triệu chứng của hội chứng khó đọc viết mà khoa học đã công nhận.
Đây là hội chứng gây khó khăn trong học tập, làm giảm khả năng đọc và viết của một người, đặc biệt hay xảy ra với trẻ em. Tình trạng này liên quan đến cách não xử lý các hình thức viết và âm thanh của từ, ảnh hưởng đến nhận dạng từ, chính tả và khả năng ghép các chữ cái với âm thanh.
Theo thống kê, có khoảng 5-10% dân số rơi vào trường hợp này. Ngoài viết ngược chữ, người khó đọc viết sẽ có thể có thêm các triệu chứng như mất nhiều thời gian hơn để học nói, có thể phát âm sai các từ và dường như không phân biệt giữa các âm từ khác nhau, cảm thấy khó khăn khi với cách phát âm hay xử lý và hiểu cách phát âm của mỗi từ, gặp khó khăn trong việc xử lý âm thanh có 2 âm tiết,...
Tuy điều trên chỉ là những giả thiết, thế nhưng với trẻ con đang trong độ tuổi phát triển và bắt đầu đi học, việc quan tâm và chú ý vào quá trình lớn lên và tiếp thu bài học của con là không bao giờ thừa. Khi thấy trẻ có những biểu hiện chậm hoặc khó viết, đọc phụ huynh hãy cùng phối hợp với thầy cô hay những chuyên gia để tìm ra cách khắc phục cũng như giải pháp giáo dục khác phù hợp với con.
Khi các bà mẹ Nhật Bản 'giận con' thì hộp cơm mang tới trường sẽ thế này đây! Thời đi học, ngoài thầy cô, phụ huynh cũng là người mà đứa trẻ nào cũng phải 'dè chừng'. Học làm sao, chơi thế nào để không làm bố mẹ giận hay không bị ăn đòn cũng khiến nhiều người 'đau đầu'. Khi các con phạm lỗi, nhiều bậc phụ huynh có cách 'trừng phạt' không giống ai và đôi khi lầy không...