Phụ huynh quá bận việc nên không rảnh tiêu tiền, game thủ nhí “nướng” toàn bộ tiền tiết kiệm của gia đình vào “đam mê”
Nghiện game ở trẻ nhỏ là “căn bệnh” đáng lo ngại.
Trong những năm gần đây, trò chơi trên điện thoại thông minh đã và đang nhận được sự yêu thích của nhiều người vì tính giải trí cũng như tiện lợi cao. Giờ đây, chỉ cần sở hữu chiếc điện thoại có kết nối Internet trên tay là bạn có thể chơi game ở bất cứ lúc nào bạn muốn. Tuy nhiên, đối với trẻ vị thành niên, việc lạm dụng game online quá mức lại là hiện trạng rất đáng báo động mà chúng ta cần phải quan tâm.
Mới đây, ông Vi ở tỉnh Nam Ninh, Trung Quốc đã chia sẻ với báo giới về việc con trai mình vì quá đam mê game online nên đã lén lấy tiền tiết kiệm của hai vợ chồng để nạp game. Ông Vi bộc bạch vì bận rộn công việc và ít chú ý đến con cái nên mới để xảy ra sự việc trên.
Video đang HOT
Con trai của ông Vi đã tiêu hết 80.000 NDT (hơn 284 triệu đồng) cho trò chơi trên điện thoại
Cách đây không lâu, tình huống này cũng đã xảy ra với ông Trương ở tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc. Khi con trai ông đã nạp hơn 20.000 NDT (hơn 71 triệu đồng) tiền dành dụm cả năm của ông vào game mobile. Nguyên nhân gốc rễ cũng là do ông Trương bận rộn với công việc nên không có thời gian giám sát con trai mình.
Chắc hẳn 2 câu chuyện trên không phải là tình huống hiếm thấy ở thời đại Internet lên ngôi như ngày nay. Tuy nhiên cũng có rất nhiều bậc phụ huynh vẫn thờ ơ trước vấn nạn này và họ dường như cũng không xem đó là điều thuộc về trách nhiệm của chính họ.
Có thể nói rằng, việc trẻ vị thành niên tiếp xúc với game online quá sớm không chỉ ảnh hưởng đến kết quả học tập của con trẻ mà còn ảnh hưởng lớn đến tài sản của các bậc phụ huynh nếu chúng ta vẫn còn xem nhẹ vấn đề này.
Hai vụ việc trên cũng là hồi chuông cảnh báo đến các bậc làm cha mẹ về trách nhiệm nuôi dạy, giám sát và quản lý con trẻ để bản thân mình không trở thành nạn nhân của vấn nạn trên.
Người mẹ tá hỏa khi phát hiện con trai donate gần 500 triệu đồng cho các streamer
Nhu cầu được các streamer gọi tên lớn đến nỗi khiến cậu bé này đã "đốt" gần 500 triệu đồng tiền tiết kiệm của mẹ mình.
Mới đây, một phụ huynh lên tiếng về người con trai của mình đã tiêu gần 20.000 USD (hơn 463 triệu đồng) vào việc donate cho các streamer Fortnite trên nền tảng Twitch. Theo như lời của người mẹ, con trai của cô đã tiêu 19.870,94 USD và thẻ ghi nợ trong thời gian từ 14-30/6 vừa qua.
"Đứa con của tôi đã chi gần 20.000 USD ở thẻ ghi nợ cho các đăng ký và donate, dọn sạch tài khoản ngân hàng mà tôi không hề hay biết hoặc cho phép. 1 năm tiết kiệm đã bay chỉ trong 17 ngày. Không có bất kỳ phản hồi nào từ dịch vụ khách hàng trong hơn 2 tuần, không có phản hồi chính thức nào đối với khiếu nại từ CEO hoặc Amazon. Ai có thể cho tôi biết làm thể nào để lấy lại số tiền này không hoặc làm thế nào để nhận được phản hồi?"
Cô cũng nói rằng những khoản donate đó đã được gửi đến các streamer Twitch nổi tiếng như Tfue, Gorb và Ewokttv, Kurt Benkert và Meyers Leonard. Trong gần 20.000 USD đó, có hơn nửa số tiền là được gửi tới nền tảng stream Twitch.
Theo như chia sẻ của người mẹ, đứa con của cô được cho thẻ ghi nợ để mua bữa trưa ở trường. Sau đó, anh ta bắt đầu chuyển tiền từ tài khoản mẹ của mình vào thẻ ghi nợ để thanh toán cho các giao dịch thông qua ngân hàng trực tuyến. Người mẹ nghĩ rằng con trai mình có thể đã nhìn thấy mật khẩu trong khi cô chuyển tiền vào tài khoản của con, hoặc cô ấy đã không đăng xuất đúng cách.
"Tôi đã liên lạc với ngân hàng của mình ngay khi phát hiện ra và họ đã đóng băng tất cả các tài khoản của chúng tôi và dĩ nhiên là thẻ ghi nợ cũng đã đã bị hủy," người mẹ chia sẻ. "Trừ khi tôi phải buộc tội con trai tôi, nếu không, họ sẽ không giúp đỡ vì đây được coi là vấn đề cá nhân."
Người mẹ nói rằng cô ấy đã đấu tranh với Twitch và Amazon để lấy lại số tiền đã mất. Cô khẳng định Twitch đã không trả lời trong hơn 2 tuần và Amazon đã bảo cô liên hệ trực tiếp với Twitch. Cô đã phải gửi mail cho Giám đốc điều hành Twitch Emmett Shear và đội ngũ pháp lý của Amazon, nhưng vẫn chưa có phản hồi. Cô cũng đã liên hệ với 5 streamer trên về việc lấy lại tiền. Cho đến nay, chỉ có Benkert và Leonard trả lời.
Đây không phải câu chuyện mới về việc con trẻ sử dụng tiền của bố mẹ để donate cho các streamer. Các phụ huynh cần phải quản lý tài chính thật kỹ càng để tránh những trường hợp đáng tiếc như trên.
Xuất hiện sổ Free Fire với mức giá "chát chúa", đắt đến nỗi các game thủ nhí chỉ để trưng chứ không dám dùng Free Fire hiện đã trở thành một tựa game toàn cầu với số lượng người chơi vô cùng lớn. Trong vòng vài năm trở lại đây, nếu hỏi tựa game sinh tồn nào đang phát triển mạnh mẽ bậc nhất trên toàn cầu thì có lẽ khó có thể bỏ qua cái tên Free Fire. Thậm chí, Free Fire đang dần vượt qua...