Phụ huynh ‘phát sốt’ với bệnh sởi
Thông tin về bệnh sởi hoành hành với hơn 8.000 ca có xét nghiệm nhiễm sởi và hơn 100 trẻ tử vong vì bệnh này ở Hà Nội đã làm nhiều phụ huynh hoang mang, lo lắng. Bệnh sởi đã trở thành ‘cơn sốt’ với phụ huynh thời gian này.
Khi bệnh sởi lây lan, nhiều trẻ lớn mới được phụ huynh đưa đi tiêm vắc xin ngừa bệnh – Ảnh: Nguyên Mi
Ùn ùn đi tiêm vắc xin
Viện Pasteur TP.HCM những ngày này đông nghịt người tại khu vực tiêm chủng. Sáng nay (23.4), mới 9 giờ 30 phút, ở đây đã phải thông báo ngừng phát số thứ tự tiêm vắc xin vì đã quá tải với hơn 600 số còn ngồi chờ tiêm vắc xin sởi.
Đến tiêm ngừa sởi tại Viện Pasteur TP.HCM không chỉ người dân ở TP.HCM mà cả người dân ở nhiều tỉnh lân cận như Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai, Long An,…
Theo Phó giáo sư – tiến sĩ – bác sĩ Phan Trọng Lân, Viện trưởng Viện Pasteur: Vắc xin ngừa sởi trong chương trình tiêm chủng quốc gia tiêm miễn phí cho trẻ em hay vắc xin sởi dịch vụ (3 trong 1) có tác dụng phòng ngừa đối với bệnh sởi như nhau. Chỉ khác nhau ở chỗ, vắc xin sởi là vắc xin đơn giá – ngừa một bệnh, còn vắc xin sởi 3 trong 1 là vắc xin đa giá – một vắc xin ngừa nhiều bệnh (sởi, quai bị, rubella). Vắc xin sởi tiêm mũi đầu khi trẻ 9 tháng tuổi, còn vắc xin 3 trong 1 tiêm mũi đầu khi trẻ 1 tuổi.
Thậm chí, một phụ huynh đang ngồi chờ tiêm vắc xin sởi cho con, cho biết: “Bà chị em ở Phú Yên cũng hỏi trong đây còn vắc xin sởi không để chỉ đưa con vào chích, chứ bé quá tuổi tiêm vắc xin sởi miễn phí mà ngoài đó hết vắc xin sởi dịch vụ giống vầy rồi”.
Chị Mai Ngọc Anh (có con 3 tuổi, ở Tây Ninh), lo lắng: “Con em đã tiêm ngừa vắc xin sởi miễn phí hai mũi rồi. Nhưng em nghe nói sởi năm nay là sởi 3 trong 1, chứ không phải sởi thường nên đưa bé lên đây chích thêm cho chắc”. Chị cùng chồng từ Tây Ninh đưa con đến Viện Pasteur TP.HCM lấy số từ 7 giờ sáng.
Sau đó, phải được bác sĩ giải thích không có bệnh sởi 3 trong 1 mà là vắc xin 3 trong 1 tức là vắc xin kết hợp ngừa nhiều bệnh gồm sởi và quai bị, rubella. Còn riêng ngừa sởi thì vắc xin 3 trong 1 và vắc xin sởi trong chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia, bé đã tiêm có tác dụng ngừa như nhau nên không cần phải tiêm lại. Thế là sau buổi sáng chờ đợi, chị Ngọc Anh mới yên tâm bế con về.
Theo thống kê của Viện Pasteur, số lượng người đến Viện Pasteur tiêm ngừa sởi trung bình mỗi ngày trong tuần này đã tăng vọt so với tuần trước với hơn 700 lượt/ngày (tuần trước chỉ khoảng 120 lượt/ngày).
Video đang HOT
Tại Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM, phụ huynh đưa con đi tiêm vắc xin sởi cũng đông hẳn so với bình thường.
Còn chị Bùi Ngọc Nga (ngụ quận Bình Thạnh, TP.HCM) thì: “Con mình chưa đủ tuổi chích ngừa vắc xin sởi nên thời gian này mình chỉ cho bé ở trong nhà, không cho ra ngoài, qua nhà bà con, hàng xóm hay đi đâu hết. Vậy cho an toàn!”.
Phụ huynh cùng con chống đỡ với bệnh sởi – Ảnh: Nguyên Mi
Phòng bệnh sởi cho cả phụ huynh
Phó giáo sư – tiến sĩ – bác sĩ Phan Trọng Lân, Viện trưởng Viện Pasteur, khuyến cáo phụ huynh ngoài phòng bệnh cho con còn cần phòng bệnh cho cả chính mình, không để mình là nguồn trung gian lây bệnh cho con.
Theo bác sĩ Lân, ngoài đi tiêm ngừa thì hiện giờ phụ huynh bảo vệ con trước dịch sởi bằng cách giữ trẻ trong nhà, không cho trẻ ra ngoài, nơi đông người, không cho trẻ chơi, tiếp xúc với bạn bè, các bé đang mắc bệnh sởi. Như vậy là đúng. Tuy nhiên, đó chỉ mới là một phần, phụ huynh cần chú ý phòng bệnh lây nhiễm cả cho mình (đặc biệt với phụ huynh có con nhỏ dưới 9 tháng), để mình không thành nguồn trung gian lây sởi cho con.
Phụ huynh (cha mẹ, ông bà, người giữ trẻ) cần tránh tiếp xúc với nguồn bệnh, không tiếp xúc, sờ, nựng trẻ, người bị bệnh sởi rồi về ôm, nựng con trẻ nhà mình; tránh đến chỗ tụ tập đông người; rửa tay, vệ sinh sạch sẽ khi nựng, tiếp xúc với con; để nhà cửa thoáng mát, sạch sẽ.
Theo bác sĩ Nguyễn Trí Dũng, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM, đã có 45.000 lượt tiêm qua 6 tuần thực hiện tiêm vét vắc xin ngừa sởi cho trẻ từ 9 tháng đến 3 tuổi tại TP.HCM. Nếu tính luôn 17.000 lượt tiêm dịch vụ tại các bệnh viện thì ước tính có khoảng 62.000 trẻ được tiêm (đạt 62% số trẻ cần tiêm bổ sung so với dự tính là 100.000 liều vắc xin).
Trong khi đó, bác sĩ Lân cho biết đã có khoảng 12.000 mũi sởi được tiêm ngừa tại Viện Pasteur TP.HCM từ đầu năm đến nay.
Hiện nay, tại TP.HCM, tiêm ngừa vắc xin sởi miễn phí cho trẻ từ 9 tháng đến 3 tuổi, trong chương trình tiêm chủng quốc gia đang thực hiện tiêm vét bổ sung tại tất cả các trạm y tế phường, xã vào thứ 6, 7, chủ nhật hằng tuần (tùy lịch tiêm mỗi nơi).
Riêng tiêm vắc xin sởi dịch vụ 3 trong 1 (ngừa sởi, quai bị và rubella) có ở tất cả các trung tâm y tế dự phòng quận, huyện; Trung tâm Y tế dự phòng TP.HCM, Viện Pasteur, Bệnh viện Nhi đồng 1, Bệnh viện Nhi đồng 2, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM, các bệnh viện sản nhi,…
“Tuy nhiên, chống dịch, phòng bệnh sởi ngoài tiêm chủng thì cần có các biện pháp tổng thể”, ông Lân ý kiến.
Cộng đồng mạng chia sẻ thông tin về bệnh sởi Trên Facebook, các diễn đàn của cha mẹ, thông tin về bệnh sởi, cách phòng bệnh cũng đầy ắp mấy ngày nay. “Muốn post cái gì đó ngoài bệnh sởi nhưng hiện giờ bệnh này làm mình lo cho bé Mèo và các bé quá nên post tiếp bài này về sởi vậy”, nickname Phan Mai chia sẻ. Hay vừa chia sẻ link một bài viết về cách phòng bệnh sởi, nickname Mai Nguyễn viết: “Xin lỗi những ai phải đọc những bài này suốt trên Facebook của mình, nhưng xin hãy đề phòng và cẩn thận hết sức cho các em nhỏ xung quanh mình”.
Theo TNO
Không có sự thay đổi về độc lực của virus sởi
Chủ tịch Hội đồng chuyên môn phòng chống dịch bệnh, Bộ Y tế khẳng định, đến nay chưa phát hiện có biến đổi gen và các týp sởi lưu hành tại Việt Nam và không có sự thay đổi nào về độc lực của virus sởi.
Hiện nay có nhiều trẻ mắc sởi có diễn biến rất "lạ". Trẻ mắc sởi sáng nhập viện vẫn chơi đùa nhưng chiều đã thở gấp, tối phải thở máy. Có bé rút được máy thở sau 10 ngày nhưng vẫn tử vong. Những trẻ ca bệnh "lạ" này khiến các chuyên gia không thể dự đoán được.
Trao đổi với phóng viên, PGS. TS. Nguyễn Văn Kính, Chủ tịch Hội đồng chuyên môn phòng chống dịch bệnh, Bộ Y tế cho biết, đến nay chưa phát hiện có biến đổi gen và các týp sởi lưu hành tại Việt Nam.
Ông Kính khẳng định, không có sự thay đổi nào về độc lực của virus sởi hoặc cũng có thể do trùng lặp ngẫu nhiên giữa sởi với các bệnh đường hô hấp do các vi khuẩn và virus khác, khiến làm tăng nguy cơ tử vong trên trẻ mắc sởi.
Một trẻ mang virus sởi, sẽ có nguy cơ lây sang nhiều trẻ khác
"Tôi lo ngại về việc nhiễm vi khuẩn đa kháng sinh tại bệnh viện, khiến cho "vũ khí" kháng sinh bị vô hiệu hóa, không thể cứu chữa cho trẻ.", ông Kính nói.
Để đánh giá độc lực của virus sởi rất khó dựa vào quan sát trên một bệnh nhân hay vài bệnh nhân. Đối với trẻ tử vong, không thể xác định nguyên nhân tử vong một cách dễ dàng được. Số trẻ tử vong vì sởi năm nay đúng là bất thường so với 10 năm gần đây nhưng các nhà khoa học chưa có đủ chứng cứ để nói động lực của virus sởi năm nay độc hơn mấy năm trước. (Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn, Viện Nghiên cứu Y khoa Garvan, Sydney, Úc).
Ông Kính lý giải, một trẻ mang virus sởi, sẽ có nguy cơ lây sang nhiều trẻ khác. Những virus, vi khuẩn khác cũng có khả năng lây truyền. Ngoài ra, mỗi trẻ còn kèm theo 2-3 người lớn đi cùng, trở thành kênh lây truyền virus nói chung và virus sởi nói riêng.
Ông Kính cho biết, để đối phó với sự suy giảm miễn dịch nhanh chóng, đồng nhiễm nhiều virus một cách bất thường của bệnh nhi mắc sởi, Bộ đã yêu cầu Hội đồng chuyên môn họp bàn và bổ sung phác đồ điều trị sởi cho phù hợp. Chẳng hạn như: sử dụng thuốc tăng cường miễn dịch cho trẻ mắc sởi khi trẻ có các biểu hiện suy hô hấp, nhằm "vực" nhanh sức đề kháng của trẻ.
Theo PGS.TS. Nguyễn Tiến Dũng, tại Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, đến thời điểm hiện tại cũng có 2 ca mắc sởi, suy giảm miễn dịch rất "lạ". Sự suy giảm miễn dịch ở 2 trẻ này không phải ở giai đoạn đầu của bệnh mà cả giai đoạn sau nữa.
PGS. TS. Nguyễn Văn Kính khẳng định, không có sự thay đổi về độc lực của virus sởi
PGS Dũng cho biết, đối với những ca có diễn biến "lạ", nhiều cháu có thể suy giảm miễn dịch cả tháng. Các bác sĩ không thể dự đoán được được diễn biến của bệnh. Bởi ngay cả khi bệnh nhân đỡ rồi cũng phải theo dõi kỹ, không nên chủ quan.
Theo BS Dũng, điều "lạ" ở dịch sởi năm nay không giống với những năm khác. Những năm trước bác sĩ Dũng từng chứng kiến nhiều trẻ mắc sởi bị hoại tử, mù lòa, tiêu chảy, suy sinh dưỡng... nhưng năm nay, dịch sởi diễn biến còn đặc biệt hơn, nhất là có nhiều ca sởi gây biến chứng viêm phổi rất nặng. Dù các bác sĩ đã điều trị tăng cường miễn dịch, dùng kháng sinh ngay từ đầu nhưng tình trạng bệnh của trẻ vẫn rất nặng.
Theo các chuyên gia, đến nay biện pháp tiêm vắc xin vẫn là biện pháp bảo vệ trẻ an toàn nhất. Nó không chỉ có lợi cho cá nhân người được tiêm mà còn cho cả cộng đồng.
Theo báo cáo của Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, đến hết ngày 22/4/2014, cả nước ghi nhận thêm 46 trường hợp mắc sởi xác định trong số 219 trường hợp sốt phát ban dạng sởi tại 25 tỉnh, thành phố. Tích lũy từ đầu năm 2014 đến nay cả nước ghi nhận 3.527 trường hợp mắc sởi xác định trong số 9.692 trường hợp sốt phát ban dạng sởi tại 61/63 tỉnh, thành phố, trong đó có 25 trường hợp tử vong do sởi trong số 119 trường hợp nặng xin về và tử vong có liên quan đến sởi.
Theo Khampha
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đang làm việc với Bộ trưởng Bộ Y tế về dịch sởi Vào 17h ngày 23/4, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng có buổi làm việc trực tiếp với Bộ trưởng Bộ Y tế xung quanh những vấn đề nóng liên quan tớidịch sởi. Buổi làm việc này cũng có sự có mặt của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam. Được biết, trước đó ngày 22.4, nói về tình hình dịch sởi...