Phụ huynh ở Nghệ An bức xúc vì phải đóng tiền triệu cho con đi chơi
Các trường học ở Nghệ An tổ chức cho hàng ngàn học sinh đi tham quan, trải nghiệm ở nhiều điểm du lịch ngoài tỉnh.
Nhiều phụ huynh lo lắng khi con cháu đi dài ngày và khoản phí đi chơi không hề nhỏ.
Hôm nay 17/2, theo phản ánh của phụ huynh có con đang theo học tại các trường THPT trên địa bàn TP Vinh; huyện Nam Đàn; Thanh Chương ( tỉnh Nghệ An), vừa qua, nhiều trường đã lên kế hoạch tổ chức cho học sinh đi tham quan dài ngày. Để trang trải chi phí cho chuyến đi, mỗi học sinh phải đóng hơn 1 triệu đồng.
Có con theo học tại một trường THPT trên địa bàn, một vị phụ huynh cho biết: “Trường tổ chức cho học sinh tham quan ở Huế và Quảng Trị. Chuyến đi kéo dài trong 3 ngày cuối tuần; chi phí là 1,5 triệu đồng/học sinh”.
Thông tin này nhanh chóng được chia sẻ trên các trang mạng xã hội. Hầu hết mọi người đều tỏ ra bất an, bức xúc về địa điểm tổ chức cũng như mức thu là quá cao.
Có ý kiến cho rằng việc này sẽ làm khó cho những phụ huynh còn khó khăn vì “bạn đi chẳng lẽ con mình ở nhà?” – Ảnh: QH chụp lại
“Nên cho các con trải nghiệm hết nơi quê hương ‘chôn rau cắt rốn’ đã. Nghệ An đủ để các con trải nghiệm về văn hoá, lịch sử. Hãy nghĩ đến những phụ huynh nghèo. Để trang trải cho các cháu ăn học là áp lực lớn với gia đình công nhân, lao động tự do”, bạn N.H.B chia sẻ.
Bạn G.C. bình luận: “Tuổi học trò đi xa lại tò mò đủ thứ chuyện, cô thầy không quản lý được rồi ai chịu trách nhiệm?”.
Trong khi đó, bạn V.Q.T. lại cho rằng: “Việc tổ chức dã ngoại cho học sinh được tổ chức từ lớp 4, lớp 5. Các cháu đã được đi nhiều địa điểm tham quan nổi tiếng trên địa bàn tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh”.
Video đang HOT
Một trong nhiều trường THPT ở Nghệ An tổ chức cho học sinh đi tham quan, vui chơi ngoài tỉnh – Ảnh: QH chụp lại
Lãnh đạo một trường học chuẩn bị tổ chức cho học sinh toàn trường đi tham quan chia sẻ: “Nhà trường chuẩn bị tổ chức cho học sinh đi tham quan trong tuần tới. Tuy nhiên, việc này trên cơ sở tự nguyện đóng góp chi phí đi lại và ăn ở. Mỗi học sinh tham gia đóng hơn 1 triệu đồng”.
Một số phụ huynh cho rằng, việc đóng tiền, đi lại là tự nguyện. Thế nhưng, các em học sinh đều học chung một lớp, bạn đi chơi chẳng lẽ con mình ở nhà. Việc đi lại dài ngày, đi xa nhà khiến nhiều bậc phụ huynh chưa yên tâm.
Sẽ chấn chỉnh các trường đưa học sinh đi tham quan
Trao đổi với VietNamNet, Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT Nghệ An Nguyễn Trọng Hoàn cho biết, Sở đã nắm được thông tin và trong sáng hôm nay (17/2), sẽ ban hành văn bản nghiêm cấm các trường học lợi dụng việc thực hiện chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp để thu tiền và đồng loạt đưa học sinh đi tham quan.
Xe đưa giáo viên và học sinh đi chơi – Ảnh: QH chụp lại
Ông Hoàn chia sẻ: “Khi tổ chức các chương trình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và hướng nghiệp, các trường học phải xây dựng kế hoạch, tổ chức dạy học và đảm bảo an toàn, hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tế của mỗi nhà trường và không được thu tiền của học sinh”.
Đơn cử việc các trường tổ chức đưa học sinh lên Khu di tích Truông Bồn, Bảo tàng Xô Viết Nghệ Tĩnh, các di tích lịch sử trên địa bàn đều đã nằm trong kế hoạch nhưng không được thu tiền.
“Các trường học lợi dụng việc này để thu tiền, đồng loạt đưa học sinh đi tham quan ở các nơi xa là không được”, Chánh Văn phòng Sở GD-ĐT Nghệ An khẳng định.
Cô giáo yêu cầu học sinh đếm 10.000 hạt gạo, dân mạng chỉ trích cách làm của phụ huynh
Cư dân mạng lao vào chỉ trích cách phụ huynh giúp con trai hoàn thành bài tập về nhà được cô giáo giao là đếm 10.000 hạt gạo.
Đoạn video ghi lại cảnh người đàn ông giúp con trai làm bài tập về nhà yêu cầu đếm 10.000 hạt gạo nhanh chóng gây bão mạng xã hội Trung Quốc. Nhiều người lao vào chỉ trích cách giúp con đếm gạo của người đàn ông, và sự phi lý của bài tập về nhà kiểu này.
Người cha giấu tên ở tỉnh Giang Tây, miền đông Trung Quốc cho biết giáo viên tại trường tiểu học của con trai đã yêu cầu cả lớp về làm bài tập về nhà là đếm 10.000 hạt gạo.
Cách chia gạo để đếm của cả gia đình bị cư dân mạng chê cười. (Ảnh: Baidu)
Trong video, người cha đã huy động các thành viên khác trong nhà cùng ngồi đếm gạo giúp con trai hoàn thành bài tập về nhà.
Ban đầu, cả nhà gom 5 hạt gạo làm một nhóm, và sau đó dùng miếng bìa các tông để gạt thành từng đống nhỏ để dần dần tính tổng số gạo đã đếm được.
"Đây là bài tập về nhà của nhà trường, đếm 10.000 hạt gạo. Trời ơi! Tôi đã phải huy động cả gia đình vào hỗ trợ", tiếng nói của nam phụ huynh vang lên trong video.
"Dù giáo viên có kiểm tra hay không, tôi nghĩ các em học sinh vẫn cần có thái độ nghiêm túc hoàn thành bài tập về nhà", người cha nới với trang tin Express News Broadcasting.
"Các giáo viên đang rèn cho học sinh cần có thái độ nghiêm túc với mọi chuyện cần phải làm", người cha nhấn mạnh.
Song đoạn video được người cha chia sẻ lên mạng xã hội lại nhận phải "cơn mưa" chỉ trích từ cư dân mạng về cách đếm gạo của những người trong nhà.
"Quả là người thông minh. Anh ta thực sự ngồi đếm từng hạt gạo một hay sao. IQ của anh ấy làm tôi bất ngờ", một cư dân mạng để lại bình luận mang tính châm biếm trên Douyin.
"Có một cách vô cùng đơn giản, hãy mang túi gạo tới trường và nói với giáo viên rằng 'Trong này có 10.000 hạt gạo. Nếu cô không tin, có thể đếm lại'", người khác chia sẻ.
"Chắc hẳn tại trường, cậu bé đã được học tích số trong môn toán. Vậy tại sao không tính trọng lượng của 100 hạt gạo, và sau đó nhân lên 100 lần là ra trọng lượng của 10.000 hạt gạo. Cách làm của người cha chỉ làm tốn thời gian của cả nhà", người khác chỉ trích.
Tuy nhiên, số ít bày tỏ sự ủng hộ trước cách đếm gạo của người cha.
"Có thể mục đích của giáo viên là rèn cho học sinh khả năng tập trung và kiên nhẫn. Người cha đã hiểu được mục đích sâu xa này", một người cho biết.
Không ít phương pháp dạy dỗ phi truyền thống không chỉ từ phía thầy cô, mà từ cả phía phụ huynh với con trẻ từng làm dậy sóng tranh cãi trên mạng xã hội Trung Quốc trong những năm qua.
Điển hình, hồi tháng Tư, một phụ huynh ở tỉnh Hồ Bắc đã bắt con gái (11 tuổi) đi đào ngó sen dưới hồ nước trong vài tiếng đồng hồ dưới thời tiết nắng nóng, với hy vọng dạy con về những khó khăn trong cuộc sống tương lai nếu không học hành đến nơi đến chốn.
Còn hồi tháng Tám, một bé trai (8 tuổi) ở tỉnh Phúc Kiến đã bị mẹ bắt đi nhặt rác để kiếm đủ số tiền 10 nhân dân tệ (2,8 USD) để trả lại cho bà, vì trước đó cậu bé đã lấy trộm tiền của bà.
Clip 'dụ dỗ, bắt cóc trẻ mẫu giáo' để dạy kỹ năng ứng xử với người lạ gây bão MXH Gần đây, hàng loạt trường mầm non trên cả nước đã dạy kỹ năng sống cho trẻ qua tiết thực hành ứng xử với người lạ. Những clip ghi lại tiết học được đăng lên mạng xã hội, thu hút sự chú ý của giới phụ huynh và đông đảo cư dân mạng. Trẻ nhỏ rất hồn nhiên, hiếu động nên dễ bị...