Phụ huynh khóc khi đưa đồ tiếp tế cho con ở Đại học Thủ Dầu Một
Sáng 1/2, tất cả tuyến đường xung quanh Đại học Thủ Dầu Một ( Bình Dương) được phong tỏa sau khi một nữ sinh trường này dương tính với SARS-CoV-2.
Ô nhiễm nhựa tại đại dương có thể ảnh hưởng tới sức khỏe con người thế nào?
Các nhà khoa học cảnh báo rằng ô nhiễm nhựa tại các vùng biển có thể ảnh hưởng tới sức khỏe con người do tiêu thụ thủy hải sản đã hấp thụ vi khuẩn gây bệnh từ nhựa.
Nhiều vùng biển đang bị ô nhiễm nặng bởi rác thải nhựa, không chỉ phá hủy hệ sinh thái tại đại dương mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe con người.
Một nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Trends in Microbiology cảnh báo rằng, ô nhiễm nhựa trong các đại dương có thể lây lan các bệnh chết người vào chuỗi thức ăn thông qua các loại hải sản nuôi như trai và hàu.
Vi nhựa là các hạt nhựa có đường kính nhỏ hơn 5mm, có thể đến từ các sản phẩm nhựa lớn đã bị phân hủy, sợi dệt, đầu lọc thuốc lá hoặc thậm chí các sản phẩm làm đẹp. Vi nhựa xâm nhập vào vùng biển có thể hoạt động như một cơ chế vận chuyển đường dài của mầm bệnh cho người và động vật, lây lan vào các khu vực mới.
Những hạt nhựa siêu nhỏ này thúc đẩy sự hình thành các màng sinh học, một cộng đồng vi khuẩn, bao gồm cả mầm bệnh, tạo thành một lớp nhầy trên bề mặt. Động vật thân mềm như trai và hàu rất dễ ăn phải những mảnh nhựa ô nhiễm này. Việc mầm bệnh từ nhựa sang xâm nhập vào sinh vật biển có thể quét sạch các quần thể nhuyễn thể ở một số vùng, hoặc thậm chí truyền mầm bệnh cho người ưa thích các món hải sản.
Tiến sĩ Ceri Lewis tại Viện Hệ thống Toàn cầu của Đại học Exeter cho biết: "Các mảnh vi nhựa khác biệt rõ rệt với các hạt trôi nổi tự nhiên và ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy chúng là một ổ chứa mầm bệnh tiềm tàng. Điều đặc biệt cần quan tâm là các báo cáo ngày càng tăng về sự hiện diện của nhiều mầm bệnh trên bề mặt nhựa ở các đại dương khắp thế giới".
Mỗi năm trên thế giới có hàng triệu tấn nhựa được thải ra và hàng nghìn tỷ hạt trôi nổi trên bề mặt các đại dương. Những hạt nhựa này có thể mang theo kim loại, chất ô nhiễm và mầm bệnh, nhiều loại vi khuẩn, vi rút và vi sinh vật gây bệnh khác. Một nghiên cứu đã phát hiện ra vi khuẩn kháng thuốc ở nồng độ cao hơn từ 100 đến 5000 lần trên bề mặt vi nhựa so với trong nước biển xung quanh.
Hình ảnh mô phỏng những nguyên nhân làm xuất hiện của vi nhựa ở đại dương.
Kháng kháng sinh (AMR) là khi vi khuẩn thích ứng với các loại thuốc và hóa chất kháng khuẩn hiện đại. Nhưng tác động của tất cả những điều này đối với động vật biển, nuôi trồng thủy sản và con người ở đầu chuỗi thức ăn vẫn chưa được biết, Tiến sĩ Lewis nói.
Nghiên cứu mới này tập trung vào các tác động đối với ngành nuôi trồng thủy sản - chăn nuôi, nuôi và thu hoạch cá, động vật có vỏ và các sinh vật biển khác. Nuôi trồng thủy sản hiện là ngành thực phẩm phát triển nhanh nhất và là một con đường tốt để tăng sản lượng lương thực trên toàn cầu, nhằm đáp ứng nhu cầu của dân số ngày càng tăng.
Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc đã nhận thấy nhu cầu sản lượng thủy sản sẽ tăng gấp đôi vào năm 2050 để đáp ứng nhu cầu toàn thế giới, với mức thiếu hụt 28 triệu tấn dự kiến trong thập kỷ tới. Trong đó, các một loại động vật thân mềm có 2 mảnh vỏ như trai và hàu, được cho là con đường chính để tăng cường sản xuất bền vững trên toàn cầu, các chuyên gia nói.
Các loại động vật 2 mảnh ăn các mảnh thức ăn hoặc các sinh vật nhỏ bằng cách lọc ngẫu nhiên chúng khỏi nước xung quanh vì thế mà chúng rất dễ hấp thụ vi nhựa. Các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm và thực địa cũng đã xác nhận rằng trai và hàu dễ dàng hấp thụ các hạt vi nhựa từ nước biển xung quanh chúng.
Mức độ ô nhiễm vi nhựa trung bình đối với những loài động vật này nằm trong khoảng từ 1,5 đến 7,64 hạt trên mỗi cá thể, và thậm chí mức cao nhất được ghi nhận lên tới 178 hạt trên mỗi cá thể. Đáng lo ngại hơn cả là một số lượng cao của vibrio - một loại vi khuẩn biển, được ghi nhận với hàm lượng lớn trên vi nhựa, bao gồm cả những vi khuẩn từ giữa Bắc Đại Tây Dương.
Tiến sĩ Craig Baker-Austin tại Đại học Exeter cho biết: "Một số vi khuẩn vibrio được biết đến là nguyên nhân gây bệnh và thường gây chết hàng loạt ở ấu trùng.
Nhóm nghiên cứu cho biết các màng sinh học phát sinh nhanh chóng trên bề mặt vi nhựa có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy các cộng đồng gây bệnh nguy hiểm nhất trên bề mặt của chúng. Các bề mặt nhẵn và tương đối lớn của chất nhựa ở kích thước siêu nhỏ có thể phù hợp với sự phát triển của các nguyên nhân gây bệnh.
Đối với vi khuẩn Vibrio cholerae, với mức độ phản ứng trao đổi chất tăng lên, sống trong màng sinh học rất có lợi cho vi khuẩn và khiến chúng trở nên dễ lây nhiễm hơn. Và nghiên cứu trước đây cũng đã phát hiện ra lượng vi sinh vật có gen chống vi khuẩn trên nhựa phong phú hơn nhiều so với trong nước biển.
Chưa có nghiên cứu nào xem xét sự khác biệt giữa cách thức hình thành màng sinh học trên nhựa và các phần tử tự nhiên như thực phẩm và động vật phù du, và các nhà khoa học đã có kế hoạch điều tra trong tương lai.
Tiến sĩ Lewis nói rằng: "Có một số bài báo đã phát hiện ra vi khuẩn nguy hại có khả năng gây bệnh với số lượng cao hơn nhiều so với trên các hạt tự nhiên, nhưng các nghiên cứu khác không tìm thấy sự khác biệt thực sự của số lượng mầm bệnh tiềm ẩn giữa nhựa và các hạt tự nhiên".
Sự phân bố của vi nhựa trên toàn cầu có thể cần được xem xét trong quá trình phát triển các địa điểm nuôi trồng thủy sản trong tương lai nếu việc truyền mầm bệnh này được chứng minh là một rủi ro có thể xảy ra. Nhiều nghiên cứu cũng đã gợi ý rằng sự truyền bệnh từ nhựa sang sinh vật tiêu thụ phải nhựa có thể xảy ra nhưng chưa được chứng minh bằng thực nghiệm.
Geir Myre, người đứng đầu toàn cầu của công ty bảo hiểm nuôi trồng thủy sản AXA XL, cho biết: "Hiểu mối liên hệ giữa vi nhựa và nguy cơ truyền mầm bệnh qua động vật có vỏ là rất quan trọng đối với công việc của chúng tôi nhằm quản lý và chuyển giao rủi ro cho ngành nuôi trồng thủy sản. Đó là một trong nhiều mối nguy hiểm tiềm ẩn đang nổi lên mà chúng ta phải xem xét do tác động của con người lên đại dương và nhấn mạnh mối liên hệ giữa rủi ro đại dương với sức khỏe và an toàn cộng đồng".
Hà Lan: Đất nước của những người 'khổng lồ' Hà Lan là quốc gia cao nhất trên thế giới. Chiều cao trung bình của đàn ông Hà Lan là 182,5 cm và của phụ nữ là 168,7 cm. Bí quyết để đạt được chiều cao lý tưởng này của họ là gì? Trên thực tế, người Hà Lan vốn không hề cao. Dựa trên các hồ sơ quân sự của Hà Lan...