Phụ huynh Hà Nội hốt hoảng vì con cứ nằng nặc đòi chuyển trường dù thi cử điểm rất cao, nguyên nhân từ đối tượng không ai ngờ
Người mẹ này đã phải tìm đến sự trợ giúp từ hơn 220 nghìn người.
Mới đây, trong một group phụ huynh với hơn 220.000 lượt theo dõi, một người mẹ đã đăng tải câu chuyện của con mình, thu hút sự quan tâm của dân tình.
Toàn bộ chia sẻ như sau:
“Con gái em học lớp 9, đang chơi thân với nhóm bạn. Đặc thù của lớp của con là chơi theo nhóm, giống như kiểu chia bè phái. Lần thi khảo sát chất lượng đầu năm con em được điểm cao hơn hẳn so với nhóm bạn chơi cùng. Thế là các bạn ấy tỏ ra không bằng lòng và không muốn chơi với con em nữa. Giờ con em đang rơi vào tâm lý chán nản không muốn đi học, muốn chuyển trường, nhưng năm nay cuối cấp rồi rất khó cho việc chuyển trường. Mà cứ để tình trạng này em e rằng con sẽ bị ảnh hưởng đến việc thi vào 10. Xin các bác có kinh nghiệm cho em lời khuyên ạ. Em cảm ơn!”.
Bên dưới phần bình luận, bên cạnh những lời động viên, thấu hiểu cho cảm xúc của người mẹ, không ít netizen đưa ra quan điểm của bản thân để giải quyết triệt để vấn đề:
- Mình nghĩ bạn tốt là người phải biết động viên khích lệ và cùng nhau phấn đấu. Chứ bạn mà có suy nghĩ hơn thua như thế thì cũng không nên giao du. Mẹ cần phân tích để con hiểu, không việc gì phải chuyển trường cả.
- Bạo lực học đường có 2 hình thức mẹ à. Một là đánh tác động vật lí, hai là áp lực tâm lý. Con đang gặp khó khăn như vậy, chị phải động viên để cùng con vượt qua. Như em thấy đó là con bị tâm lý kiểu không có niềm vui nào khác ngoài tìm niềm vui nơi các bạn ạ. Con nhà em luôn được em giáo dục về cả 2 hình thức bạo lực này. Em lúc nào cũng động viên con là không cần chơi với đông bạn, chỉ cần 1-2 người cùng chí hướng, hợp gu là đủ. Với các bạn khác con giữ tâm lý hài hòa không đối đầu. Bạn có gây khó dễ thì con tạm thời tránh và nếu việc đó lặp đi lặp lại thì con phải nói với mẹ hoặc cô để tìm cách giải quyết vấn đề. Chị cũng nên cho con biết đấy chỉ là chuyện nhỏ, không phải vấn đề lớn. Mẹ nghĩ con làm đúng rồi thì không cần lo nghĩ gì cả, dần rồi các bạn sẽ hiểu con thôi.
Video đang HOT
- Bây giờ hiện tượng này nhiều lắm ạ. Mẹ cần dạy con vững vàng tâm lý và cách hành sử trong những trường hợp như thế này. Cái này nó lại thuộc vào kỹ năng sống và kỹ năng xử lý tình huống, cũng khó đấy!
- Mẹ nên xem xét nguyện vọng của con như thế nào. Nếu con thực sự không chịu được các bạn ấy thì chắc chắn sẽ đòi chuyển trường cho bằng được. Lúc đó có thể xem xét chuyển trường hoặc chuyển lớp cho con bạn ạ. Đừng để con phải nặng nề từ ngày này qua ngày khác mỗi khi đến trường, như thế thì ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe và đặc biệt là tập trung cho kỳ thi sắp tới lắm. Bạn nhà mình năm rồi cũng vừa thi nên mình ưu tiên để con thoải mái nhất có thể.
Cha mẹ nên làm gì khi con bị các bạn bè cô lập, tẩy chay?
Khi con bị các bạn bè cô lập hoặc tẩy chay, cha mẹ cần thể hiện sự ủng hộ vững chắc, cung cấp sự an toàn và yêu thương để giúp con vượt qua khó khăn. Đầu tiên và quan trọng nhất, cha mẹ cần lắng nghe con mà không phán xét để hiểu rõ tình cảm và suy nghĩ của con trong hoàn cảnh này. Sự lắng nghe chân thành sẽ tạo điều kiện để con mở lòng và chia sẻ về những gì con đang trải qua, từ đó giúp cha mẹ hiểu rõ hơn về nguyên nhân của vấn đề và cách thức để hỗ trợ con một cách hiệu quả nhất.
Sau khi nắm được thông tin, cha mẹ cần phải bình tĩnh và không tỏ ra quá lo lắng hoặc nóng giận – những phản ứng này có thể làm cho tình hình trở nên tồi tệ hơn. Thay vào đó, phụ huynh nên khuyến khích con tự tin và khẳng định mình, đồng thời giúp con nhận ra giá trị bản thân. Điều này có thể bao gồm việc cùng tham gia vào các hoạt động ngoại khóa hoặc phát triển sở thích, nơi con có thể kết bạn mới và tạo dựng mạng lưới mối quan hệ xã hội chất lượng hơn.
Cha mẹ cũng nên học cách trang bị cho con những kỹ năng xã hội cần thiết để xử lý và giải quyết xung đột với bạn bè một cách lành mạnh. Bằng cách mô hình hóa và thảo luận về các tình huống, cha mẹ có thể dạy con cách thể hiện cảm xúc, đặt ranh giới cá nhân và đối phó với sự cô lập một cách tích cực.
Phụ huynh hãy khuyến khích con phát triển các mối quan hệ độc lập và tìm kiếm cách giải quyết vấn đề một cách chủ động. Ngoài ra, phụ huynh cũng nên tìm kiếm sự hỗ trợ từ nhà trường nếu cần thiết, thảo luận với giáo viên để đảm bảo rằng môi trường học đường là nơi an toàn và tích cực cho tất cả mọi người.
Cuối cùng, điều quan trọng nhất là tạo ra một không gian gia đình an toàn – nơi con cảm thấy được yêu thương và chấp nhận vô điều kiện. Sự ủng hộ này tạo ra nền tảng vững chắc để con có thể phục hồi từ những tổn thương tinh thần và phát triển khả năng phục hồi cần thiết để đối mặt với thách thức của cuộc sống. Cha mẹ cần nhấn mạnh rằng, dù trong hoàn cảnh nào, con luôn có một nơi an toàn để trở về, nơi mà con được chấp nhận và hiểu rõ giá trị thực sự của mình.
Đăng ảnh tin nhắn của GVCN, một phụ huynh khiến cộng đồng mạng ghen tị: Thật may mắn khi gặp được giáo viên có tâm!
Tin nhắn của giáo viên khiến phụ huynh nào đọc xong cũng thấy ấm lòng.
Mới đây, một phụ huynh tiểu học ở Hà Nội đã chia sẻ câu chuyện xảy ra ở lớp con mình và nhận được rất nhiều sự quan tâm của cộng đồng mạng. Cụ thể, phụ huynh này chụp lại màn hình tin nhắn của cô giáo chủ nhiệm trong nhóm chat giữa phụ huynh và giáo viên, cùng lời chia sẻ: "3 năm đại học chữ to thì năm nay là năm có GVCN mà em ưng nhất. Cô nghiêm khắc và rất tâm huyết".
Trong đoạn tin nhắn được chụp lại, cô giáo chủ nhiệm nhắc các phụ huynh: "Cô gửi bài, bố mẹ in ra cho con ôn luyện. Mai cô gửi đáp án để bố mẹ kiểm tra con. Đây là bài luyện cô bỏ tiền ra mua, mà bên họ cũng không cho chia sẻ nên cô yêu cầu các bố mẹ không được chia sẻ cho bất cứ 1 trường hợp nào bên ngoài. Nếu cô và họ phát hiện là bố mẹ phải chịu trách nhiệm đó. Rất mong bố mẹ giữ gìn cho cô nhé. Cảm ơn bố mẹ nhiều".
Tin nhắn của cô giáo chủ nhiệm
Khi có phụ huynh đề xuất hỗ trợ cô giáo chi phí mua tài liệu, cô giáo lập tức từ chối và giải thích rõ rằng, chi phí không quan trọng, thứ quan trọng là giá trị của tài liệu và sự cạnh tranh về chất xám. Phụ huynh sau đó đồng loạt thả tim với chia sẻ của cô.
Cộng đồng mạng sau khi đọc những dòng tin nhắn này cũng để lại vô vàn lời khen cho sự tâm huyết, hết mình với học sinh của cô giáo. Một số bình luận như sau:
- "Đọc tin nhắn mà thấy ấm lòng";
- "Có những trường hợp giáo viên dính lùm xùm gây ảnh hưởng đến danh tiếng của ngành giáo dục, nhưng thực sự vẫn còn rất nhiều giáo viên tâm huyết, tận tâm với nghề, với học trò. Cảm ơn bạn đã chia sẻ câu chuyện người thật việc thật này";
- "Cần lan truyền những điều tốt đẹp này, đọc tin nhắn mà vui lây";
- "Phụ huynh may mắn quá, giáo viên có tâm và có tầm";
- "Thật sự ngoài những trường hợp "con sâu làm rầu nồi canh" ra thì còn nhiều thầy cô tâm huyết lắm các bố mẹ ạ. Như con mình may mắn gặp được cô giáo tốt vô cùng, ngày nào đi học cũng thấy con vui vẻ".
Hiện bài đăng của phụ huynh vẫn đang nhận được nhiều sự quan tâm của cộng đồng mạng.
Phát hiện con trai lớp 10 "suốt ngày nhắn tin với bạn nữ ngồi cùng", phụ huynh Hà Nội làm một điều khiến nhiều người nổi đóa: Chị quá dở rồi! Nếu rơi vào tình huống này, bạn sẽ hành xử thế nào? Thời đi học, chắc hẳn ai cũng từng cảm thấy rung động trước một ai đó và một số còn có hẳn mối tình "gà bông" đầu đời. Về phần cha mẹ, phần lớn đều cảm thấy lo lắng khi con yêu sớm. Họ lo ngại rằng liệu con mình có...