Phụ huynh đóng học phí ra sao trong ‘kỳ nghỉ’ Covid 19″?
Học sinh nghỉ vì dịch bệnh, một số có sở giáo dục dừng hẳn hoạt động nhưng một số nơi vẫn tổ chức giảng dạy trực tuyến nên vẫn phát sinh chi phí.
Một số trường mầm non quy mô nhỏ, dù học sinh nghỉ học vẫn phải trả chi phí thuê mặt bằng. Điều này khiến cho việc thu học phí trong kỳ nghỉ vì dịch bệnh Covid – 19 trở nên khó xử lý.
Một trường mầm non tại quận Hà Đông phun thuốc khử trùng trường lớp chờ ngày học sinh trở lại học. Tác giả: Võ Hóa
Phụ huynh xôn xao
Ngoài vấn đề gửi con ở đâu, con sẽ làm gì trong tháng nghỉ dài sau Tết thì nhiều bậc phụ huynh còn tranh luận một vấn đề sôi nổi không kém: Học phí tháng 2 của con sẽ như nào?. Đối với các phụ huynh có con học trường công lập thì vấn đề đó dường như không phải bàn nhiều.
Nhưng đối với các bậc phụ huynh có con học trường tư, trường song ngữ, quốc tế… có mức học phí cao và các mức chi phí khác cũng không thấp đi kèm như: tiền ăn, tiền xe đưa đón, các khoản phí khác… cũng là một mối quan tâm không nhỏ.
Học sinh tự học trong đợt nghỉ vì dịch bệnh Covid-19. Ảnh Võ Hóa
Trên group của các phụ huynh thuộc Hệ thống trường mầm non Winston (cơ sở Linh Đàm) các phụ huynh cũng đưa ra ý kiến về học phí tháng 2 của con để trao đổi. Phụ huynh Nguyễn Thị H.Y đưa ra ý kiến: nếu miễn giảm học phí cả tháng thì cũng không hợp lý, nhưng giảm 50% chẳng hạn thì hợp lý vì học phí của trường cũng ở mức khá.
Video đang HOT
Là một trong số ít các trường đưa ra “ứng xử” sớm về vấn đề học phí, Hệ thống Giáo dục Alpha School đã chủ động gửi thư tới Quý phụ huynh với nội dung là để Thông tin về học phí tháng 2 và Chương trình học tập online. Theo đó, quan điểm của trường là dời lại học phí và lấy ý kiến hỗ trợ từ phía phụ huynh.
Phụ huynh Đ.C.T chia sẻ: Việc chủ động thông tin và rõ ràng của nhà trường khiến chị hài lòng. Chị cũng chia sẻ quan điểm cá nhân của mình là ủng hộ đóng học phí tháng 2 cho trường để chia sẻ 1 phần chi phí với nhà trường vì thầy cô không vẫn phải đến trường khử trùng, giảng online, soạn bài mới, tối ngồi sửa bài tập cho từng học sinh…
Nhà trường gặp khó
Những ngày qua, cô Nguyễn Thị Duyên, Hiệu trưởng Trường mần non Trang Đức (quận Hà Đông, Hà Nội) đang loay hoay tìm cách tháo gỡ khó khăn cho ngôi trường của mình trong bối cảnh học sinh nghỉ học dài ngày vì dịch Covid-19. Không có nguồn thu nhưng chi phí mặt bằng, lương giáo viên cùng các khoản chi phí phát sinh khác đang khiến cô Duyên mất ăn mất ngủ.
Theo cô Duyên, giá thuê nhà tại Hà Nội rất đắt đỏ, một tòa nhà đủ điều kiện mở trường mầm non thường có giá từ 20 triệu đồng/tháng trở lên. Ngoài ra, lương cho giáo viên, lao công, bảo vệ… nên tổng chi phí phải chi mỗi tháng mà trường đang phải trả lên đến hơn 50 triệu đồng.
“Dịch bệnh là điều không ai mong muốn, việc nghỉ học là để đảm bảo sức khỏe cho học sinh. Dù vậy, gần 1 tháng không có trẻ đến trường khiến mọi kế hoạch của nhà trường và giáo viên bị đảo lộn. Học sinh nghỉ học, trường sẽ không có nguồn thu, điều này ảnh hưởng đến quyết toán chung”, cô Duyên nói.
Theo cô Duyên, trước mắt ban giám hiệu nhà trường tính đến phương án động viên phụ huynh đóng nửa số tiền học phí dù tháng 2 các con không đi học. Sang tháng 3, nếu học sinh trở lại sẽ chỉ thu một nửa. Như vậy nhà trường mới trang trải được những chi phí phát sinh.
Cô Lê Thanh Mai, Hiệu trưởng Trường mần non Hoa Mặt Trời (quận Thanh Xuân) cũng đang đau đầu khi học sinh nghỉ học dài ngày. Trường của cô Mai có 2 cơ sở, với gần 200 trẻ. Chi phí thuê mặt bằng, lương giáo viên, tiền vệ sinh, đóng bảo hiểm… tổng cộng gần 200 triệu/tháng, nhưng từ thời điểm ra tết chưa có nguồn thu nào.
“Việc học sinh nghỉ học kéo dài ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của bộ phận giáo viên trường tư. Trẻ chỉ học dưới 7 ngày/tháng thì trường của tôi chỉ thu mỗi 500.000 đồng như phí học thử.
Đa phần trường mần non tư thục đều trông chờ vào khoản thu học phí từ học sinh, giờ các em nghỉ cả tháng, trường phải trừ học phí nguyên tháng. Trong khi đó giáo viên không đi dạy thì chỉ nhận lương cơ bản khoảng 4 triệu đồng/tháng. Mức lương này rất khó sống ở Hà Nội nên nhiều người chán nản”, cô Mai nói.
Theo tìm hiểu của PV, để giải quyết những khó khăn nhiều trường quyết định cắt giảm nhân sự, giảm một phần lương của giáo viên, đến khi học sinh đi học lại sẽ có chính sách hỗ trợ phù hợp. Nếu trong trường hợp học sinh tiếp tục nghỉ thêm thì đó sẽ là thách thức rất lớn cho các trường mần non tư thục.
“Những bộ phận như bảo vệ, vệ sinh sẽ phải tạm thời tìm kiếm việc làm khác. Những ngày nghỉ, giáo viên được điều động thay nhau đến vệ sinh để trường lớp luôn sạch đẹp. Ban giám hiệu động viên và mong giáo viên thông cảm với tình trạng chung của nhà trường. Hy vọng thời gian tới dịch bệnh sẽ được khống chế để học sinh trở lại học tập”, cô Mai nói thêm.
TS. Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Tâm lý Giáo dục Hà Nội cho rằng, các em học sinh nghỉ học dài ngày để phòng tránh dịch bệnh như hiện này, các trường học nên xem xét việc có thể miễn giảm học phí cho các em.
Trong khi đó, ông Đào Nam Sơn- nguyên Nghiên cứu viên chính của Viện Khoa học giáo dục Việt Nam, Tổng Biên tập Tạp chí Thế giới trong ta (cơ quan của Hội Khoa học Tâm lý-Giáo dục Việt Nam) lại cho rằng, dù các cháu có nghỉ học, thầy cô vẫn phải đến trường, vẫn phải chăm lo dạy các cháu gián tiếp qua mạng, vẫn ra bài tập, vẫn chấm bài và bao nhiêu việc khác nữa trong phòng chống dịch bệnh. Theo ông Sơn, dịch bệnh trước sau cũng bị dập tắt, các cháu sẽ trở lại trường với những lỗ hổng về kiến thức tất nhiên phải bù đắp.
Nền nếp và thói quen học tập của các cháu sau một thời gian nghỉ tương đối dài cũng phải hình thành và xây dựng lại. Các thầy cô sẽ phải làm việc với một cường độ gấp rất nhiều lần. Thời gian học có thể tính đếm được, còn tâm sức bỏ ra cho các cháu thì không thể tính đếm được. Vì vậy, ông Sơn đề nghị việc miễn hay giảm học phí vì học sinh nghỉ học để tránh dịch bệnh lây lan là không nên, chỉ nên ngừng thu các chi phí mà học sinh không sử dụng như tiền ăn, tiền điện, tiền xe đưa đón, chi phí trông trẻ ngoài giờ.
MINH HẠNH – VÕ HÓA – NGUYỄN THẮNG
Theo Tiền phong
Giáo viên tham gia nâng chuẩn trình độ đào tạo được miễn học phí
Chính phủ vừa ban hành dự thảo Nghị định quy định lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên (GV) mầm non, tiểu học, trung học cơ sở (THCS). Dự thảo Nghị định là một bước triển khai thực hiện khoản 2 Điều 72 Luật Giáo dục năm 2019.
Theo Dự thảo thì nếu GV chưa đạt chuẩn và được cấp có thẩm quyền cử đi đào tạo, học tập nâng chuẩn thì sẽ được miễn học phí theo quy định.
Dự thảo Nghị định quy định: Tính từ ngày 1-7-2020 (khi Luật Giáo dục 2019 có hiệu lực thi hành), GV mầm non, GV tiểu học, GV THCS trừ thời gian đào tạo theo quy định, còn đủ 5 năm công tác tính đến tuổi nghỉ hưu phải thực hiện nâng trình độ chuẩn. Điều đó có nghĩa phải lấy mốc từ thời điểm sẽ nghỉ chế độ còn đủ 5 năm công tác tính lùi lại, cộng với thời gian đào tạo đạt trình độ chuẩn theo quy định để xác định đối tượng GV phải thực hiện đào tạo nâng chuẩn.
Mặt khác, dự thảo Nghị định xác định lộ trình thực hiện từ 1-7-2020 đến hết ngày 31-12-2030, như vậy trong thời gian này, các cơ sở giáo dục, địa phương sẽ xây dựng kế hoạch, xác định đối tượng GV thực hiện lộ trình đào tạo nâng chuẩn và theo các giai đoạn thực hiện lộ trình để bố trí, sắp xếp cử GV đi đào tạo phù hợp với điều kiện của từng GV và cơ sở giáo dục.
Dự kiến GV tham gia đào tạo nâng trình độ chuẩn được miễn học phí. Ảnh: T.F
Theo ông Đặng Văn Bình - Phó Cục trưởng Cục Nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, Bộ GD&ĐT thì: Mục đích chính của việc nâng trình độ chuẩn được đào tạo đối với GV các cấp học nêu trên là nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm của đội ngũ giáo viên, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, nâng cao chất lượng giáo dục, góp phần hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới; đồng thời làm căn cứ để thực hiện chế độ chính sách cho nhà giáo.
Dự thảo sau khi đăng tải xin ý kiến nhận được sự quan tâm lớn của toàn xã hội, đặc biệt là đội ngũ GV. Nhiều GV, cán bộ quản lý giáo dục bày tỏ yên tâm, không còn lo lắng về lộ trình thực hiện nâng trình độ chuẩn, những thắc mắc của giáo viên về đối tượng, lộ trình nâng chuẩn đã được giải đáp rõ ràng.
Đặc biệt, trong quá trình thực hiện lộ trình nâng chuẩn trình độ đào tạo, các GV vẫn thực hiện nhiệm vụ giảng dạy của mình. Chế độ, chính sách của GV vẫn thực hiện theo các quy định hiện hành. Quyền lợi, trách nhiệm của thầy cô tham gia đào tạo nâng chuẩn được quy định rõ ràng, theo hướng tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho đội ngũ để không ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống, công việc của GV.
Dự kiến GV tham gia đào tạo nâng trình độ chuẩn được miễn học phí. Kinh phí thực hiện lộ trình nâng trình độ chuẩn của GV được đảm bảo từ nguồn tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập do Nhà nước cấp bổ sung theo phân cấp ngân sách hiện hành; đóng góp của GV và các nguồn kinh phí khác theo quy định của pháp luật.
Việc tuyển sinh đào tạo nâng trình độ chuẩn của GV được thực hiện bằng phương thức thi tuyển hoặc xét tuyển hoặc kết hợp giữa thi tuyển và xét tuyển do các cơ sở đào tạo giáo viên quyết định theo quy định hiện hành của Bộ GD&ĐT. Thời gian đào tạo trình độ CĐ được thực hiện từ một năm rưỡi đến hai năm học đối với giáo viên có bằng tốt nghiệp trung cấp cùng ngành đào tạo.
Đào tạo trình độ ĐH được thực hiện từ 2,5 năm rưỡi đến 4 năm học đối với GV có bằng tốt nghiệp trình độ trung cấp cùng ngành đào tạo. Từ 1,5 năm đến 2 năm học đối với GV có bằng tốt nghiệp trình độ CĐ cùng ngành đào tạo.
Các hình thức đào tạo được thực hiện linh hoạt, phù hợp với đối tượng GV vừa làm, vừa học: học tích lũy tín chỉ, học từ xa, học tập trung, trực tuyến, học trực tuyến kết hợp với tập trung.
T.Fan
Theo PL&XH
Bài thi tuyển dụng đặc biệt: Hôm nay về nhà, anh hãy rửa hai bàn tay cho mẹ "Không phải hạnh phúc khiến chúng ta cảm thấy biết ơn, mà là nhờ biết ơn nên chúng ta mới cảm thấy hạnh phúc." - Khuyết danh Một chàng trai vừa tốt nghiệp đại học thuộc loại xuất sắc. Anh tự tin dự tuyển vào vị trí quản lý tại một công ty lớn. Anh vượt qua các vòng đầu tiên và đến...