Phụ huynh cảnh giác với bánh kẹo có các loại hạt của Brazil bị nhiễm Salmonella
Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) vừa có cảnh báo người tiêu dùng về sản phẩm bánh kẹo có chứa các loại hạt của Brazil bị nhiễm Salmonella.
Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết, Công ty tiêu chuẩn thực phẩm của Anh (FSA) thông báo về việc Công ty Lidl GB, Công ty Hand2Mouth Ltd, Công ty Palleo Foods Co. và Công ty Rude Health Food của Anh đã tiến hành thu hồi các sản phẩm bánh kẹo có chứa các loại hạt của Brazil do những sản phẩm này bị nhiễm vi sinh vật gây bệnh Salmonella.
Đồng thời, Cơ quan tiêu chuẩn thực phẩm của Anh cũng ban hành thông tin thu hồi các sản phẩm này.
Thông tin chi tiết về sản phẩm bị cảnh báo và thu hồi:
1. Deluxe Dark Chocolate Muesli Bar with Brazils and Cranberries
Bao gói: 3 x 45g.
Hạn sử dụng: Trước ngày cuối tháng 8/2020, 9/2020, 10/2020, 12/2020, 01/2021, 02/2021, 03/2021, 04/2021.
2. Cocoa & Hazelnut Grain-Free Granola
Bao gói: 285g gói và 6×285g gói.
Hạn sử dụng: Trước ngày cuối tháng 8/2020, 9/2020, 10/2020, 12/2020, 01/2021, 02/2021, 03/2021, 04/2021.
3. Brazil & sultana with peanuts and almonds
Nhãn hiệu: Eat Natural.
Video đang HOT
Bao gói:
- 35g Bar 96003787 4 x 35g Multi-pack 5013803666712.
- 50g Bar 50676262 3x 50g Multi-pack 5013803666149 12x 50g Counter pack 50138803621247 20x 50g Assorted Mix Pack 5013803666385.
Hạn sử dụng: Trước ngày cuối tháng 8/2020, 9/2020, 10/2020, 12/2020, 01/2021, 02/2021, 03/2021, 04/2021.
4. Natural Bar fruit & nut
Nhãn hiệu: HEMA.
Bao gói: 50g Bar 10.41.0001, 16×50g shelf pack 05013803821456.
Hạn sử dụng: Trước ngày 31/08/2020, 30/11/2020, 28/02/2021, 31/03/2021.
5. Rude Health The Ultimate Muesli
Bao gói: 500g.
Hạn sử dụng: Trước ngày 12/6/2021, 24/6/2021, 20/7/2021, 21/7/2021.
Trước thông tin trên, Cục An toàn thực phẩm đã thông báo đến cơ quan quản lý có thẩm quyền của Bộ Công Thương để tiếp tục tìm hiểu thông tin, theo dõi và tiến hành kiểm soát sản phẩm này.
Cục An toàn thực phẩm thông báo và sẽ tiếp tục cập nhật thông tin về cảnh báo này.
Các sản phầm được Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế khuyến cáo có nhãn mác cụ thể:
23 người nhập viện vì ngộ độc cá hồng
Cục an toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đưa ra cảnh báo sau 2 vụ ngộ độc cá hồng xảy ra tại Bình Thuận, làm 23 người nhập viện vì đau bụng, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, mạch loạn nhịp, chậm nhịp tim.
Trước đó, ngày 20/7/2020 tại huyện Xuyên Mộc (Bà Rịa - Vũng Tàu) xảy ra 2 vụ ngộ độc thực phẩm do ăn cá Hồng được đánh bắt tại vùng biển Lagi Bình Thuận, làm 23 người nhập viện với các triệu chứng: Mệt, khó chịu, đau bụng; buồn nôn, nôn, tiêu chảy, mạch loạn nhịp, chậm nhịp tim.
Báo cáo ngày 11/8/2020 của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm về kết quả điều tra vụ ngộ độc thực phẩm tại huyện Xuyên Mộc cho thấy, do ăn cá hồng.
Theo đó, đoàn điều tra đã tiến hành lấy mẫu, bao gồm 02 lát còn lại của gia đình (khoảng 200gram) và 01 con cá hồng còn nguyên, trọng lượng 2500 gram, tất cả cá đang trong tình trạng đông đá được bảo quản trong tủ lạnh.
Mẫu cá hồng đã được gửi về Viện Hải Dương học Nha Trang, nhằm định danh loài cá và định lượng độc tố Ciguatera trên mẫu thử.
Theo kết quả phân tích của Viện Hải Dương học Nha Trang cho thấy:
- Mẫu cá hồng cắt lát có Độc tính: 6.25MU/100g
- Mẫu cá hồng nguyên con có Độc tính: 3,25MU/100g
Cả hai mẫu cá đều có chứa chất ciguatera vượt ngưỡng an toàn sử dụng theo phương pháp thử nghiệm sinh học trên chuột. Đây là yếu tố khiến 23 người ăn phải cá chứa độc tính này có các biểu hiện mệt mỏi, khó chịu, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, rối loạn nhịp tim phải nhập viện.
Cục An toàn thực phẩm cho biết, cá hồng là loại thủy sản ăn tảo. Nếu cá hồng ăn phải một số loài tảo có chứa độc tố sinh sống ở các rạn san hô ven bờ biển, các vùng nước ấm, cá có thể tích tụ độc tố trong cơ thể và có khả năng gây mất an toàn cho người sử dụng. Ngộ độc ciguatera từ cá là một loại ngộ độc do ăn phải cá biển đã tích tụ độc tố ciguatoxins trong chế độ ăn của chúng.
Ciguatoxins là chất bền nhiệt, không bị mất độc tính khi đun nấu.
Khi ăn phải cá hồng có độc chất, thường từ 2 giờ đến 30 giờ sau ăn người bệnh sẽ bắt đầu có triệu chứng của ngộ độc, đó là tê liệt kèm theo ngứa lưỡi, môi và cổ họng; có cảm giác khó chịu và buồn nôn, đôi khi dẫn đến nôn mửa.
Người bệnh gặp các triệu chứng tiêu hóa như: đau bụng, nôn mửa và tiêu chảy; Các triệu chứng thần kinh như: ngứa da, rối loạn cảm giác (đảo ngược các cảm giác nóng và lạnh, cảm thấy như bị đốt hoặc như sốc điện), tê và ngứa ran ở các chi; Triệu chứng tim mạch như mạch đập loạn, giảm huyết áp, chậm nhịp tim.
Người ăn phải cá hồng chứa độc tố cũng có thể xuất hiện triệu chứng chung toàn thân như yếu toàn thân dai dẳng, đau khớp và cơ, nhức đầu, chóng mặt, run và đổ mồ hôi nhiều.
Ngộ độc ciguatera là dạng ngộ độc hải sản phổ biến nhất. Ciguatera là dạng ngộ độc thực phẩm do ăn phải loài cá sống ở những rạn san hô chứa độc tố tự nhiên, thường ở các vùng biển nhiệt đới, ấm nóng. Chất độc được tích tụ trong gan, ruột, đầu hay trứng cá. Những con cá lớn có thể bị nhiễm độc khi ăn cá nhỏ ăn phải các loại tảo độc ở khu vực này. Độc tố ciguatera đặc biệt nguy hiểm vì nó không bị phân giải dưới nhiệt độ cao, trong quá trình nấu nướng.
Vì thế, để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, không nên ăn các loại hải sản sống ở vùng nước bị nghi ô nhiễm. Không ăn đầu, trứng, gan cá sống ở vùng biển nước ấm vì chất độc ciguatera thường tập trung ở những bộ phận này.
Rửa gà trước khi nấu chín, người bảo có người lại bảo không, thực hư thế nào? Chúng ta có nên rửa gà trước khi nấu hay không? Chúng ta luôn được dặn rằng nên rửa thịt gà trước khi chế biến để loại bỏ vi khuẩn salmonella. Bằng cách này, bạn có thể chuẩn bị thức ăn một cách an toàn và không sợ dính bệnh. Nhưng điều này có thực sự đúng? Rất nhiều gà bị nhiễm vi...