Phụ huynh biết gì về “hội chứng nhà trẻ”, ứng phó bằng cách nào?
Hội chứng nhà trẻ còn có tên là Daycare syndrome, đây là tình trạng lặp đi lặp lại của các triệu chứng như sốt, chảy nước mũi, ngạt mũi và ho khi trẻ tới lớp học.
Rất nhiều phụ huynh thắc mắc tại sao khi đến lớp trẻ nhỏ thường bị ốm, sốt hoặc sụt sịt, ngạt mũi, ho hay sốt do nhà trẻ hay không. Tình trạng này xảy ra khiến nhiều phụ huynh lo lắng. Tìm hiểu về “hội chứng nhà trẻ” để có biện pháp khắc phục tốt nhất.
1. “Hội chứng nhà trẻ” ở trẻ là gì?
“Hội chứng nhà trẻ” còn có tên là Daycare syndrome, đây là tình trạng lặp lại ở nhà trẻ với các triệu chứng của bệnh đường hô hấp trên ở trẻ nhỏ như: Khi trẻ bị sốt, chảy nước mũi, trẻ bị ngạt mũi hoặc bị ho.
“Hội chứng nhà trẻ” ở trẻ thường gặp trong khoảng 1 đến 2 năm đầu tiên khi trẻ đến mẫu giáo. Tình trạng này xảy ra phần lớn do virus.
2. Nguyên nhân xảy ra “hội chứng nhà trẻ”?
Thực tế, “hội chứng nhà trẻ” xảy ra đối với trẻ em dưới 6 tuổi, thường trong 1 năm sẽ bị trung bình từ 6 đến 8 lần bị nhiễm virus hô hấp trên. Trong khi đó, virus còn gây ra bệnh tai mũi họng và còn có thể lên đến 1 lần mỗi tháng. Thời gian từ tháng 9 đến tháng 4 trẻ dễ gặp phải tình trạng này.
Triệu chứng của nhiễm virus họng xảy ra như sốt, ngạt mũi hoặc chảy nước mũi và ho.
Trong khi đó, khi trẻ hoạt động các cơ sở chăm sóc tập trung như nhà trẻ, trường mẫu giáo. Do đó, nếu trẻ thường xuyên tiếp xúc với mầm bệnh và những đứa trẻ khác.
Đặc biệt, thời điểm này trẻ nhỏ khi chưa có hệ miễn dịch hoàn chỉnh, hệ miễn dịch của trẻ còn nôn yếu. Điều này khiến cơ thể của trẻ chưa đủ để phản xạ và giúp bảo vệ để có thể đáp ứng nhằm chống lại các tác nhân gây bệnh.
“Hội chứng nhà trẻ” ở trẻ thường gặp trong khoảng 1 đến 2 năm đầu tiên khi trẻ đến mẫu giáo – Ảnh Internet
Video đang HOT
Chưa kể trẻ chưa hình thành được thói quen giữ gìn vệ sinh nhằm đem lại hiệu quả phòng tránh các tác nhân gây bệnh. Điều này khiến trẻ bị nhiễm virus lặp lại nhiều lần trong năm.
Nghiên cứu tại Bệnh viện Nhi Pittsburgh và Khoa Nhi Đại học Y khoa Arizona (Hoa Kỳ) cho kết quả rằng hầu hết trẻ khi đến trường đều bị nhiễm virus hô hấp trên nhiều hơn so với những trẻ được chăm sóc tại nhà.
Thực chất, tần suất nhiễm virus ở trẻ tại trường học xảy ra nhiều hơn những trẻ được chăm sóc tại nhà dẫn đến tình trạng khi trẻ chưa khỏi hoàn toàn bệnh đã tiếp tục mắc bệnh đợt mới, điều này khiến các triệu chứng ở trẻ liên tục diễn ra.
Nhiều bậc phụ huynh cho biết chỉ cần đưa trẻ đến trường là trẻ lại bị ốm. Nguyên nhân khiến trẻ bị ốm khi đến trường, mắc phải “hội chứng nhà trẻ” do trẻ đến trường dễ nhiễm virus đường hô hấp trên.
3. Phụ huynh cần ứng phó với “hội chứng nhà trẻ” bằng cách nào?
Rất nhiều phụ huynh cho rằng nên tránh để trẻ đi học để bảo vệ sức khỏe của trẻ. Đặc biệt khi trẻ thường xuyên mắc phải “hội chứng nhà trẻ”. Tuy nhiên, có nhiều biện pháp có thể ứng phó với “hội chứng nhà trẻ” của trẻ khác nhau.
Phụ huynh không nên để trẻ ở nhà vì lo ngại trẻ có thể gặp phải “hội chứng nhà trẻ” để bảo vệ sức khỏe của trẻ. Chỉ trừ một vài trường hợp đặc biệt vì:
- Về bản chất, “hội chứng nhà trẻ” chỉ xảy ra từ 1 đến 2 năm đầu khi trẻ tới trường học. Vì thế, dù sớm hay muộn thì phụ huynh vẫn phải để trẻ trực tiếp đối diện với trường học. Chưa kể, nếu phụ huynh tiếp tục giữ trẻ ở nhà thì hội chứng này tiếp tục đến vào giai đoạn mẫu giáo hoặc ngay cả khi trẻ lên lớp 1 đi học tại trường tiểu học.
- Ngoài ra, khi trẻ càng đi học càng lâu ngày thì trẻ sẽ ít bị nhiễm bệnh vì trẻ có thể sớm tiếp xúc với mầm bệnh. Đây cũng là cách để cơ thể hình thành miễn dịch chống lại các tác nhân gây bệnh cho những lần mắc bệnh sau.
“Hội chứng nhà trẻ” gặp phải ở trẻ do virus gây ra nên tình trạng bệnh lý cũng không quá phức tạp và nghiêm trọng – Ảnh Internet
Biện pháp ứng phó với “hội chứng nhà trẻ” cho trẻ nhỏ
Phần lớn “hội chứng nhà trẻ” gặp phải ở trẻ do virus gây ra nên tình trạng bệnh lý cũng không quá phức tạp và nghiêm trọng. Vì vậy, phụ huynh không cần quá lo lắng.
Phụ huynh có trẻ nhỏ nên trao đổi với bác sĩ để kiểm tra, ngoại trừ các nguyên nhân khác gây tình trạng sốt, chảy mũi và ngạt mũi như viêm mũi cấp tính, viêm xoang cấp hoặc viêm VA cấp do vi khuẩn, viêm VA mãn tính, viêm thanh khí phế quản,…
Nếu các triệu chứng gặp phải do “hội chứng nhà trẻ” gây ra, cần chăm sóc để giảm nhẹ các triệu chứng ở trẻ nhỏ. Đây là việc ưu tiên hàng đầu.
Ngoài ra, phụ huynh không lạm dụng thuốc dùng cho trẻ bởi việc sử dụng thuốc rất hạn chế vì lợi ích từ thuốc đem lại không đáng kể.
Cha mẹ có con nhỏ nên đưa trẻ đi tiêm phòng cúm hàng năm. Ngoài ra, tránh các nơi tập trung đông người khác ngoài nhà trẻ để tránh khiến trẻ gặp phải nhiều vấn đề nhiễm trùng từ các nguồn khác nhau.
Đảm bảo vệ sinh cho trẻ, giữ không cho trẻ mút ngón tay, ngón chân và núm vú giả,.. vì có thể lây nhiễm vi trùng cho trẻ. Đối với trẻ lớn hơn cần hướng dẫn trẻ cách rửa tay hoặc rửa tay cho trẻ thường xuyên để bé để bảo vệ sức khỏe bé.
Day ấn huyệt chữa ngạt mũi, chảy nước mũi
Tạng phế là tạng chủ yếu về khí và sự hô hấp của toàn thân. Phế khai khiếu ra mũi, mũi là cửa ngõ của phế. Khi khí phế bị phong hàn thường sinh ra chứng ngạt mũi, sổ mũi hay không ngửi thấy mùi.
Phế chủ trị tiết, biểu hiện ở phần huyết mạch. Tâm chủ huyết, phế chủ khí. Khi phế hư có thể hại cả tâm và huyết. Chữa ngạt mũi bằng đông y giúp khí huyết lưu thông, các cơ mềm mại.
Xoa bóp huyệt Ấn đường
Huyệt ấn đường nằm tại vị trí ở giao điểm đường thẳng nối thẳng 2 đầu cung lông mày với đường chính trung. Huyệt Ấn đường có công dụng trừ phong nhiệt và định thần chí nên khi tác động vào vị trí của huyệt này sẽ giúp bạn giải phóng được dịch mũi một cách nhanh chóng, giúp mũi thông thoáng, giảm ngay biểu hiện của chứng nghẹt mũi.
Nên thực hiện động tác day ấn huyệt Ấn đường khoảng 40 lần cho đến khi trán nóng lên là mũi sẽ được thông. Nếu vài giờ sau, ngạt mũi lại tái phát thì bạn vẫn tiếp tục thực hiện động tác này để giảm bớt đi cảm giác khó chịu.
Xoa huyệt Nghinh hương chữa ngạt mũi, chảy nước mũi.
Xoa bóp huyệt Nghinh hương
Huyệt Nghinh hương là huyệt nằm ở bên cạnh cánh mũi, cách 2 cánh mũi khoảng 0,8cm. Việc tác động vào huyệt Nghinh hương có tác dụng thông tỷ khiếu, tán phong, hỗ trợ điều trị các bệnh viêm mũi, ngạt mũi...
Xoa bóp huyệt Hợp cốc
Huyệt Hợp cốc là huyệt nằm giữa các ngón cái và ngón trở, tác động vào huyệt hợp cốc trị đau đầu, cảm mạo.
Ngoài những cách xoa bóp bấm huyệt trị liệu giúp hạn chế ngạt mũi, bạn cũng có thể áp dụng phương pháp xoa bóp này để điều trị chứng chảy nước mũi khi giao mùa, khi bị cảm lạnh như sau:
Dùng ngón giữa và ngón trỏ vuốt mạnh từ chân mày lên đến da trán theo đường thẳng. Bạn nên thực hiện động tác này khoảng 40 lần cho đến khi trán nóng lên là nước mũi sẽ ngưng chảy. Trong trường hợp nước mũi tiếp tục chảy sau vài giờ thì bạn lặp lại động tác như trên để đạt được hiệu quả điều trị cao nhất.
Day ấn huyệt
Có thể sử dụng ngón tay cái ấn mạnh vào huyệt Ấn đường trong khoảng 3 phút, rồi thoa chút dầu gió để làm ấm khu vực này. Sau đó dùng ngón trỏ ấn và day mạnh vào hai huyệt nghinh hương ở 2 bên cánh mũi trong khoảng 3 phút, sau đó thoa dầu vào 2 huyệt này để làm nóng huyệt và hạn chế chảy nước mũi.
Bài thuốc điều trị ngạt mũi thể phong hàn: cát căn 9g, ma hoàng 2g, sinh cam thảo 6g, quế chi 6g, xích thược 9g, sinh ý dĩ 15g, cát cánh 9g, đại táo 12g, sinh khương 3g. Nếu nghẹt mũi nhiều có thể bỏ ma hoàng, quế chi, gia hoắc hương 6g, bạc hà 3g, tân di 9g, thương nhĩ tử 12g. Sắc uống ngày 1 thang, chia uống 3 lần trong ngày sau bữa ăn 30 phút. Mỗi liệu trình uống 5 - 7 thang.
Nếu biểu hàn nhẹ dùng: tân di hoa 6g, tiền hồ 9g, ý dĩ 12g, sinh cam thảo 3g, phòng phong 9g, thiên hoa phấn 9g, cát cánh 6g.
Với bệnh tái phát nhiều lần dùng: hoàng kỳ 12g, phòng phong 12g, tân di hoa 9g, cúc hoa 12g, ngũ vị tử 6g, bạch truật 12g, thương nhĩ tử 12g, bạch chỉ 12g, mộc thông 9g, tang phiêu tiêu 8g.
Nếu ngạt mũi nặng gia: bồ công anh 12g.
Nếu niêm mạc sưng trướng : sắc nhạt là hàn tà ngưng tụ thêm xuyên khung 12g, quế chi 6g.
Nước mũi chảy nhiều thêm: hoắc hương 9g, mộc thông 12g.
Nếu nước mũi nhiều vàng dính cho: đông qua tử 12g, xa tiền thảo 12g.
Nếu hắt hơi từng cơn, chảy nước trong nên gia: tế tân 6g, sinh ý dĩ 12g.
Đừng chủ quan nếu bé dưới ba tuổi có những biểu hiện này Rất nhiều ca bệnh ở trẻ nhỏ đều có những biểu hiện ban đầu rất thông thường nhưng sự chủ quan và thiếu kiến thức của cha mẹ thường là nguyên nhân khiến bệnh biến chứng nặng nề. Chủ quan và thiếu kiến thức khi nuôi con nhỏ Ngày 03/11 vừa qua, bệnh nhi N.Q.Đ (2,5 tuổi thường trú tại Hà Nội) đến...