Phù chân khi mang thai có nguy hiểm không?
Thời gian tháng cuối thai kỳ cho thấy hầu hết các mẹ bầu đều gặp phải tình trạng phù chân khi mang thai. Hiện tượng này có gây nguy hiểm cho mẹ bầu không và biện pháp khắc phục như thế nào?
1. Phù chân khi mang thai là hiện tượng như thế nào?
Thực tế, tình trạng phù chân khi mang thai là tình trạng thường gặp ở phụ nữ mang thai, đặc biệt trong tam cá nguyệt cuối thai kỳ. Tình trạng phù chân khi mang thai còn có tên gọi dân gian là xuống máu chân ở bà bầu, hiện tượng này báo hiệu sắp sinh.
Biểu hiện của bà bầu phù chân tháng cuối xảy ra như sau.
- Chân người mẹ bị phù nề, sưng to hơn bình thường rất nhiều.
- Đôi khi chân xuất hiện màu đỏ thẫm trông khá mất thẩm mỹ.
- Tình trạng phù chân được biểu hiện rõ nhất từ phần cổ chân xuống, bàn chân bị sưng lên, tuy không đau đớn nhưng lại để lại nhiều bất tiện và khiến mẹ bầu không thoải mái.
Thời gian xuất hiện dấu hiệu phù chân khi mang thai:
- Đây là tình trạng có thể xuất hiện bất cứ khi nào trong thai kỳ, tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người mà có người xuất hiện dấu hiệu phù chân sớm, cũng có người xuất hiện dấu hiệu phù chân muộn. Có nhiều người xảy ra tình trạng phù chân nặng, nhưng ở một số người thì lại không xuất hiện tình trạng phù chân hoặc bị phù chân nhưng không khác biệt nhiều.
- Thực tế, đa số bà bầu phù chân tháng cuối của thai kỳ do tăng nhanh về trọng lượng, điều này tạo sức ép lên tĩnh mạch khiến cho máu lưu thông và bị đẩy xuống chân, gây phù nề.
Phù chân khi mang thai là hiện tượng bình thường xảy ra ở mẹ bầu những tháng cuối thai kỳ – Ảnh Internet
2. Nguyên nhân khiến bà bầu bị phù chân khi mang thai
Trong suốt quá trình mang thai, người mẹ có nhiều thay đổi trong cơ thể. Đây chính là nguyên nhân gây nên tình trạng phù nề cân. Những nguyên nhân chính gây ra hiện tượng phù chân khi mang thai ở bà bầu:
- Cơ thể người mẹ sản xuất nhiều máu và chất lỏng, việc tăng thêm 50% so với cơ thể bình thường để nuôi dưỡng thai nhi đủ dinh dưỡng, điều này khiến mẹ bầu bị phù nề chân.
-Thai nhi phát triển lớn dần, trọng lượng bé thay đổi nhanh chóng trong những tháng cuối thai kỳ. Khi tử cung của người mẹ phải lớn hơn để đủ chỗ trống chứa thai nhi, tử cung sẽ tăng áp lực chèn lên tĩnh mạch chủ dưới khiến máu bị dồn nhiều ở chân và gây ra tình trạng phù nề.
Video đang HOT
- Phù chân khi mang thai ở bà bầu còn diễn ra do sự thay đổi về hormone bên trong cơ thể mẹ bầu. Khi hormone thay đổi, thành mạch máu mềm hơn và gây khó khăn cho tĩnh mạch trong việc vận chuyển máu từ chân về tim dẫn đến tình trạng phù nề.
Ngoài các nguyên nhân khách quan thì các nguyên nhân khác có thể khiến mẹ bầu bị phù chân như:
Mẹ bầu thường xuyên ngồi một chỗ quá lâu.
Khi mẹ bầu phải làm việc nặng nhọc.
Mẹ bầu thường xuyên đi giày cao gót.
Cơ thể mẹ bầu thiếu natri, kali,…
Đi giày cao gót là nguyên nhân khiến bà bầu phù chân nặng hơn – Ảnh Internet
3. Bà bầu bị phù chân có nguy hiểm không?
Bản chất tình trạng phù chân chỉ là một thay đổi sinh lý bình thường khi mang thai. Hiện tượng này cũng không phải là bệnh lý nguy hiểm đối với sức khỏe của người mẹ và thai nhi. Vậy bà bầu phù chân có nguy hiểm không? thì câu trả lời là không. Thông thường tình trạng phù chân khi mang thai ở bà bầu sẽ tự biến mất sau khi sinh nên mẹ bầu cũng không cần quá lo lắng.
Người mẹ lúc này nên bồi bổ đủ chất để thai nhi có đủ dinh dưỡng và phát triển toàn diện, giữ tinh thần thoải mái nhất chờ đợi con chào đời.
Lưu ý, tình trạng phù chân cũng có thể là biểu hiện của một vài bệnh lý nguy hiểm mà mẹ không nên coi thường nếu đi kèm các biểu hiện dưới đây:
- Xuất hiện dấu hiệu sưng cả tay và mắt.
- Khi mẹ bị phù chân kèm đau đầu nặng.
- Cảm giác đau dữ dội vùng dưới xương sườn.
- Buồn nôn, nôn.
- Nếu mẹ gặp vấn đề về thị giác như nhìn lờ mờ.
Các dấu hiệu này rất có thể là dấu hiệu cảnh báo tiền sản giật. Vì vậy, mẹ nên đi khám để xác định chính xác phù nề chân do sinh lý hay do bệnh lý để có phương pháp điều trị kịp thời, hiệu quả.
Tình trạng phù chân chỉ xảy ra ở một bên chân, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang gặp vấn đề về tĩnh mạch như huyết khối tĩnh mạch sâu.
Ngân chân bằng nước ấm là cách giúp mẹ bầu giảm tình trạng phù chân khi mang thai – Ảnh Internet
4. Mẹ bầu nên làm gì khi bị phù chân?
Vì phù chân là tình trạng xảy ra khó tránh ở phụ nữ mang thai, tuy không phải bệnh lý nhưng lại khiến cuộc sống mẹ bầu gặp nhiều bất tiện. Một vài biện pháp dưới đây sẽ giúp mẹ bầu giảm thiểu tình trạng phù chân khi mang thai.
- Hạn chế đứng, ngồi một vị trí quá lâu. Không nên ngồi vắt chéo chân mà nên duỗi thẳng chân để máu dễ dàng lưu thông.
- Kê cao chân bằng gối khi ngủ để máu lưu thông về tim dễ dàng hơn.
- Thực hiện massage chân giúp giảm tình trạng phù nề và chuột rút thường gặp ở mẹ bầu.
- Nên nằm nghiêng bên trái ngủ giúp làm giảm áp lực từ tĩnh mạch chủ khi vận chuyển máu từ chân về tim.
- Lựa chọn trang phục thoải mái, không mặc bó sát gây cản trở lưu thông máu.
- Bà bầu không nên đi giày cao gót, hạn chế đeo tất nếu thời tiết lạnh nên lựa chọn tất co giãn, thoải mái.
- Vận động nhẹ nhàng như tập yoga, bơi lội, đi bộ giúp máu lưu thông dễ dàng.
- Uống nhiều nước.
- Mẹ bầu nên ngâm chân bằng nước ấm khoảng 1 đến 15 phút trước khi đi ngủ giúp thư giãn, tuần hoàn máu tốt hơn và cải thiện tình trạng phù nề chân.
- Bổ sung các loại thực phẩm giàu natri, kali vì thiếu natri, kali có thể là nguyên nhân gây phù nề.
- Hạn chế ăn quá mặn, các loại thực phẩm chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ, cà phê, trà.
9 cách giảm phù chân khi mang thai
Tình trạng chân phù khi mang thai không quá nguy hiểm nhưng nếu tình trạng kéo dài mà không có cách xử lý có thể dẫn đến chứng tiền sản giật.
Hạn chế tiêu thụ thực phẩm giàu natri: Việc phụ nữ mang thai ăn mặn quá mức sẽ khiến cơ thể tích nước nhiều, gây ra tình trạng sưng phù chân diễn tiến xấu hơn.
Tăng lượng kali: Ở những bà bầu bị phù chân thường hay có hiện tượng thiếu kali và thừa natri. Các loại thực phẩm chứa hàm lượng cao kali tự nhiên bao gồm:Khoai tây, khoai lang, chuối, cải bó xôi...
Giảm lượng caffeine: Caffeine có tác dụng như một chất lợi tiểu nhẹ làm thúc đẩy quá trình bài tiết nước tiểu khiến cơ thể có xu hướng giữ lại chất lỏng để tự cân bằng dẫn đến phù nề ở chân.
Uống nhiều nước: Uống ít nhất 8 cốc nước mỗi ngày sẽ giúp thanh thải độc tố, loại bỏ bớt muối và dịch thừa giúp giảm phù nề ở vùng chân hiệu quả.
Nằm nghiêng khi ngủ và kê cao chân: Mẹ bầu nên nằm nghiêng sang trái, tư thế này giúp cải thiện tuần hoàn máu, làm giảm sưng phù chân hiệu quả.
Chọn quần áo rộng rãi, thoáng mát: Việc mặc quần áo quá chật, ôm bó sát đặc biệt là ở khu vực cổ tay, thắt lưng và mắt cá chân có thể khiến vấn đề phù chân khi mang thai thêm nặng hơn.
Đi bộ: Dành thời gian từ 5 - 10 phút mỗi ngày để đi bộ sẽ giúp cải thiện sức khỏe, tốt cho quá trình lưu thông máu và hỗ trợ giảm sưng phù chân hiệu quả.
Chọn giày dép phù hợp sẽ giúp cải thiện tình trạng phù chân khi mang thai, phòng tránh được các vấn đề xảy ra ở lưng và hông khi trọng lượng cơ thể thay đổi vào giai đoạn cuối thai kỳ.
Massage là cách giảm phù chân khi mang thai hữu hiệu giúp thư giãn các cơ và cải thiện tuần hoàn giúp giảm phù nề ở chân hiệu quả./.
Mẹ bầu làm chuyện ấy, em bé trong bụng cảm thấy thế nào? Đây là câu trả lời! Nhiều mẹ bầu kiêng hoàn toàn chuyện "yêu" trong cả thai kỳ vì lo sợ và cả "xấu hổ" với em bé trong bụng. Khi mang thai, mẹ có thể đổ lỗi cho việc thay đổi hormone trong cơ thể, ốm nghén, đau lưng, phù chân... mà không quan tâm đến chuyện chăn gối vợ chồng. Thậm chí nhiều cặp đôi còn có...