PHR sắp chi 338 tỷ tạm ứng cổ tức 25% vào đầu năm 2021
HĐQT CTCP Cao su Phước Hoà (HoSE: PHR) vừa thống nhất tạm ứng cổ tức đợt 1/2020 bằng tiền mặt với tỷ lệ 25%.
Theo đó, ngày đăng ký cuối cùng là 10/12/2020 và ngày chi trả vào 4/2/2021. Với hơn 135 triệu cổ phiếu đang lưu hành, dự kiến PHR sẽ chi khoảng 338 tỷ đồng để tạm ứng cổ tức đợt này.
PHRLợi nhuận trước và sa cũng vừa đề ra kế hoạch kinh doanh quý 4/2020 với tổng doanh thu công ty mẹ hơn 1,250 tỷ đồng. u thuế quý 4 dự kiến đạt gần 451 tỷ đồng và gần 383 tỷ đồng.
Về kế hoạch năm 2021, PHR đề ra kế hoạch khai thác 9,600 tấn cao su, thu mua 12,000 tấn cao su, chế biến 21,600 tấn với giá bán bình quân 33 triệu đồng/tấn.
Ngoài ra, đối với công ty mẹ, PHR cũng xin chủ trương làm chủ đầu tư trực tiếp 2 Khu Công nghiệp – Đô thị – Dịch vụ Hội Nghĩa và Bình Mỹ.
Video đang HOT
Đồng thời, PHR cũng muốn bổ sung ngành nghề kinh doanh là cho thuê mái nhà xưởng lắp đặt điện năng lượng mặt trời; cho thuê mái nhà văn phòng, nhà xưởng lắp đặt điện năng lượng mặt trời.
Đối với công ty con TNHH Phát triển Cao su Phước Hòa – Kampong Thom, PHR muốn xin điều chỉnh nội dung đầu tư gia đoạn 2 Dự án xây dựng nhà máy chế biến mủ cao su từ dây chuyền chế biển sản phẩm SVR 10 và 20 thành dây chuyền chế biến SVR CV 50/60 để nâng cao hiệu quả.
Về tình hình kinh doanh 9 tháng đầu năm 2020, doanh thu thuần của PHR giảm 24%, đạt mức 886.3 tỷ đồng. Trong khi đó, lãi ròng tăng trưởng 15%, lên 701 tỷ đồng.
PHR ghi nhận tăng trưởng trong 9 tháng đầu năm chủ yếu do lợi nhuận khác khi chỉ tiêu này tăng 46% so với cùng kỳ năm trước với mức 602.7 tỷ đồng, gấp hơn 2 lần lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh. Lợi nhuận khác trong quý phần lớn đến từ khoản tiền bồi thường thực hiện dự án.
Dựa trên kế hoạch kinh doanh năm 2020 của Công ty, sau 9 tháng, lợi nhuận trước thuế và sau thuế của PHR đã gấp gần 5 lần so với con số trong kế hoạch đề ra.
Big-Trends: Thị trường đang nhiều cơ hội
Tâm lý lạc quan về triển vọng kinh tế cũng như triển vọng tăng trưởng của TTCK Việt Nam đã trở lên lớn hơn bao giờ thế khi chứng kiến chuỗi phiên vượt đỉnh của thị trường trong tuần giao dịch vừa qua.
VN-Index đã quay trở lại vùng điểm cũ ở giai đoạn trước khi đại dịch Covid-19 lan rộng trên toàn thế giới.
Từ những e ngại về TTCK đã tăng quá nóng, thực trạng margin sử dụng trên TTCK đã bắt đầu phát đi tín hiệu báo động..., thì giờ đây nhà đầu tư đã bỏ lại đằng sau những lo lắng để bắt đầu tư tin tìm hiểu các cơ hội đầu tư và giải ngân quyết đoán hơn vào các cổ phiếu đang được đánh giá hấp dẫn trong năm 2020.
Bắt đầu từ việc chỉ quan tâm đến những nhóm cổ phiếu có kết quả kinh doanh tốt thông qua kết quả 10 tháng vừa qua thì giờ đây nhà đầu tư bắt đầu tìm kiếm đến những cổ phiếu có câu chuyện chuyển sàn giao dịch, câu chuyện hoàn nhập dự phòng, mua cổ phiếu quỹ, trả cổ tức, cổ phiếu có game thâu tóm, cổ phiếu liên quan đến các hoạt động thoái vốn (VIB, ACB, TCB, PLX, VCS, VSC, CVT...).
Danh sách các cổ phiếu triển vọng ngày càng dài thêm khi TTCK vào giai đoạn uptrend, nhiều cổ phiếu tăng giá thực chất cũng như nhiều cổ phiếu tăng giá theo dạng "ăn theo".
Có lẽ, khi VN-Index vào chu kỳ tăng điểm mạnh thì dường như việc chọn lựa cổ phiếu cũng dễ dàng hơn, việc giải ngân cũng sẽ kiếm lời trong ngắn hạn. Tâm lý hưng phấn của các nhà đầu tư cũng dễ được giải thích.
Triển vọng hồi phục sau giai đoạn Covid-19 của Việt Nam đã và đang đi kèm với sự tăng trưởng mạnh của TTCK. TTCK Mỹ, TTCK Hàn Quốc... đã ghi nhận số lượng các nhà đầu tư mới nhiều hơn.
Việt Nam cũng đang không phải là ngoại lệ khi càng nhiều người hơn, những người chưa từng giải ngân vào TTCK đã bắt đầu giao dịch mạnh. Xu hướng này sẽ còn được khuếch đại mạnh hơn với làn sóng đầu cơ lớn hơn khi năm 2021 cận kề với nhiều thông tin tích cực.
Nguồn tiền vốn rẻ trong bối cảnh lãi suất thấp tiếp tục là yếu tố khiến TTCK tăng điểm. Nhiều nhóm cổ phiếu ngân hàng, xây dựng, bất động sản, thực phẩm, dầu khí, dược phẩm, vật liệu xây dựng, điện... sẽ thay nhau tăng điểm lôi kéo sự quan tâm của dòng tiền lớn. Quá trình dịch chuyển sẽ càng nhanh hơn và điều gì cũng sẽ phải đến đó là sự bùng nổ của TTCK.
Hiểu được bản chất của dòng tiền tham gia vào TTCK, mối quan hệ giữa các tác nhân đang tham gia vào thị trường cũng như hiểu đúng và phát hiện được các cơ hội đầu tư kể cả các cơ hội đầu cơ cổ phiếu trên thị trường là điều mà mọi nhà đầu tư cá nhân, tổ chức chuyên nghiệp đều quan tâm.
Mỗi người sẽ chọn ra được danh mục cổ phiếu riêng với những lý lẽ phân tích riêng với thời gian nắm giữ khác nhau. Nhưng điều quan trọng cuối cùng mà các nhà đầu tư nên nhớ rằng không phải là lãi bao nhiêu mà đó là bảo toàn vốn và lãi thế nào là thỏa đáng, nắm giữ cổ phiếu với khoảng thời gian thế nào mà không quá bận tâm vào việc người khác đang làm gì là điều khó khăn.
Chính mỗi nhà đầu tư cũng phải tự đúc rút cho mình những chiến lược đầu tư, chiến thuật giao dịch riêng để trước hết là tồn tại được trước khi có thể nghĩ rằng làm giàu được trên thị trường.
Cho dù VN-Index có thể quay lại test mốc 1.000 điểm huyền thoại vào tuần tới trước khi có thể có điều chỉnh kỹ thuật, không ngoại trừ những phiên biến động mạnh thì việc hành động như thế nào, quản trị danh mục thế nào hiệu quả mới là quan trọng hơn.
Dù sao thì giai đoạn hiện tại cũng không phải là thời điểm quá lo lắng. Thị trường đang nhiều cơ hội nhưng đừng quên trả giá cho từng cơ hội một - Rủi ro/lợi nhuận tiềm năng cũng là điều cần quan tâm.
Ngân Sơn (NST) chốt danh sách cổ đông trả cổ tức 9% bằng tiền mặt Ngày 2/10 tới đây, CTCP Ngân Sơn (NST - sàn HNX) sẽ chốt danh sách cổ đông trả cổ tức năm 2019 bằng tiền mặt với tỷ lệ 9%, tương ứng 1 cổ phiếu sẽ được nhận 900 đồng. Như vậy, với 11,2 triệu cổ phiếu đang niêm yết và lưu hành, Ngân Sơn sẽ chi hơn 10 tỷ đồng để trả cổ...