Phớt lờ Mỹ, Nga vẫn gửi vũ khí cho Syria để chống khủng bố
Không chỉ phớt lờ phản ứng của Mỹ về vấn đề Syria, Nga còn tuyên bố tiếp tục ủng hộ quân đội nước này, và kêu gọi các cường quốc theo chân Moscow tham gia hỗ trợ Damascus để thực hiện mục tiêu chống khủng bố chung.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov: “Moscow tiếp tục ủng hộ Syria chống IS” – Ảnh: Reuters
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov khẳng định, Moscow gửi vũ khí cho quân đội Syria là để cùng quân đội nước này thực hiện mục tiêu chống lực lượng khủng bố của Nhà nước Hồi giáo (IS), theo The Guardian ngày 12.9. Tờ báo dẫn nguồn từ AP rằng Moscow phủ nhận việc gửi vũ khí để ủng hộ chế độ của Tổng thống Syria, Bashar al-Assad.
Mỹ và các nước đồng minh NATO lo ngại Nga tăng cường hiện diện ở Syria để ủng hộ Tổng thống Assad, người mà Mỹ và phương Tây đổ cho nguyên nhân gây ra khủng hoảng chính trị ở Syria và phải chịu trách nhiệm đối với hơn 250.000 cái chết của thường dân trong 4 năm nội chiến.
Tổng thống Barack Obama hôm 11.9 cảnh báo, việc can dự của Moscow qua việc gửi cố vấn và thiết bị quân sự cho Syria là một “chiến lược thất bại” và phá hoại nỗ lực tìm kiếm hòa bình cho quốc gia này.
Tuy nhiên Moscow đã phớt lờ những chỉ trích của Mỹ, khẳng định tiếp tục mục tiêu của mình. Ngoại trưởng Lavrov nói quân đội Syria là lực lượng chính thống thích hợp nhất để đối phó với IS, vì vậy Nga cần ủng hộ quân đội Syria để thực hiện mục tiêu mà Tổng thống Nga Vladimir Putin tuần qua tuyên bố “liên minh chống khủng bố quốc tế”.
“Anh không thể chỉ đánh IS bằng không kích. Cần phải phối hợp với việc đưa quân đến, mà lực lượng thích hợp nhất để làm điều này chính là quân đội Syria”, Ngoại trưởng Lavrov đưa ra nhận định. Ông kêu gọi Mỹ và liên quân nên hợp tác với Syria, điều mà Moscow từng kêu gọi một năm trước.
“Hợp tác bây giờ dù trễ còn hơn không. Nếu xem chống khủng bố là ưu tiên hàng đầu thì việc thay đổi chế độ ở Syria nên gác sang một bên”, Ngoại trưởng Nga nói tiếp, theo RT. Ông Lavrov cho biết Moscow luôn sẵn sàng đối thoại với Mỹ và phương Tây để thực hiện mục tiêu giúp đỡ quân đội Syria chống IS.
Mỹ và liên quân tổ chức nhiều chiến dịch không kích nhằm tiêu diệt IS ở Syria và Iraq từ năm 2014. Tuy nhiên, kết quả cho thấy việc không kích không đạt được kết quả như mong đợi. Nga tuy mới tham gia cuộc chiến chống khủng bố nhưng không có ý định theo chân Mỹ và liên quân, thay vào đó Nga liên minh với Syria.
Chính phủ Syria lâu nay được Nga ủng hộ cho dù Mỹ và phương Tây muốn lật đổ. Giới quan sát phương Tây cho rằng Moscow muốn hợp thức hóa việc ủng hộ chính phủ Syria, cũng đang bị đe dọa bởi lực lượng IS, bằng lý do chống khủng bố là để tránh chỉ trích từ Washington.
Video đang HOT
Minh Quang
Theo Thanhnien
14 năm sau sự kiện 11/9: "Chiếc áo mới" và cuộc chiến chưa có hồi kết
Vụ khủng bố đẫm máu ngày 11/9 tại thành phố New York, Mỹ cách đây 14 năm được xem là điểm khởi đầu của cuộc chiến chống khủng bố dường như không có hồi kết của Mỹ.
Về bản chất, lời tuyên chiến của Tổng thống Mỹ lúc đó là George W. Bush hồi tháng 10/9/2001 và của Tổng thống Barack Obama ngày 10/9/2014 đều cùng nhắm tới một mục đích: tiêu diệt chủ nghĩa khủng bố. Thế nhưng, bức tranh về cuộc chiến chống khủng bố trong 14 năm qua khá ảm đạm. Nguy cơ khủng bố vẫn hiện hữu và ngày càng trở nên nguy hiểm hơn không chỉ đối với nước Mỹ mà còn nhiều nước khác trên thế giới.
Khoảnh khắc chiếc máy bay số hiệu 175 của hãng hàng không United Airlines lao vào tòa tháp phía Nam Trung tâm Thương mại Thế giới lúc 9h03 ngày 11/9/2001.
Cú va chạm giữa máy bay chở khách khách với tòa tháp phía Nam tạo thành quả cầu lửa khổng lồ giữa không trung. Bên cạnh đó, tòa tháp phía Bắc vẫn tiếp tục bốc cháy dữ dội.
Ngày 14/10/2001, Tổng thống Bush đã có bài phát biểu công bố một chiến dịch quân sự mang tên "Tự do bền vững" nhằm vào Afghanistan. Hai năm sau, ông Bush tiếp tục đưa quân tấn công Iraq. Cả hai cuộc chiến mà Washington phát động là nhằm mục đích tiêu diệt tận gốc mạng lưới khủng bố quốc tế Al Qaeda.
Những nạn nhân xấu số bám víu vào cửa sổ trước sức nóng tỏa ra từ vụ nổ.
125 người thiệt mạng khi máy bay đâm vào Lầu Năm Góc, Washington.
Đúng 13 năm sau, một ngày trước dịp tưởng niệm những nạn nhân xấu số của vụ khủng bố 11/9, vào ngày 10/9/2014, Tổng thống Obama cũng có một bài phát biểu tương tự, trong đó nêu rõ:
"Chúng ta sẽ làm suy yếu, và cuối cùng là tiêu diệt lực lượng phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng bằng một chiến lược chống khủng bố toàn diện và bền vững. Chúng ta sẽ săn đuổi những tên khủng bố, những kẻ đang đe doạ đất nước chúng ta, cho dù chúng ở bất cứ nơi nào. Điều đó có nghĩa là tôi sẽ không ngần ngại trong hành động chống lại IS ở Syria cũng như Iraq".
Tổng thống Mỹ George Bush khi đó gặp gỡ và động viên lính cứu hỏa sau vụ tấn công khủng bố kinh hoàng.
Như vậy, với một mục tiêu không khác gì ông Bush từng công bố 14 năm về trước, Tổng thống Obama đã đại diện cho nước Mỹ, chính thức tuyên chiến với IS. Tuy nhiên, sau 14 năm "truy quét khủng bố" ở Trung Đông, điều mà Washington làm được chỉ là tiêu diệt trùm khủng bố Bin Laden, làm suy yếu phần nào mạng lưới Al Qaeda, (được cho là) lật đổ chế độ Taliban.
Những gì còn sót lại của hai tòa nhà sau vụ khủng bố. Ngày nay, người ta gọi khu vực là Ground Zero và xây dựng trên đó bảo tàng cùng khu tưởng niệm nạn nhân vụ khủng bố.
Nhưng Mỹ đã không thể diệt tận gốc những mối nguy này. Hiểm hoạ từ Taliban và Al Qaeda vẫn còn đó. Taliban vẫn tổ chức các hoạt động phiến loạn tại Afghanistan. Còn Al Qaeda có xu thế chia thành các nhóm nhỏ, hoạt động tinh vi hơn, với tư tưởng cực đoan có chiều hướng gia tăng và phạm vi hoạt động thậm chí mở rộng sang tận Trung và Nam Á.
Điều này cũng dễ hiểu. Những gì Mỹ đã gây ra cho khu vực Trung Đông đã biến nhiều nước trong khu vực này thành đống đổ nát và là môi trường cực kỳ thuận lợi cho chủ nghĩa khủng bố bùng dậy và phát triển. Tính tới thời điểm hiện tại, Mỹ vẫn chưa thể thoát khỏi vũng lầy tại đây.
Trong khi đó, nỗi ám ảnh về nguy cơ khủng bố với sự trỗi dậy mạnh mẽ của IS lại tiếp tục bao trùm lên nước Mỹ. Và sự trỗi dậy này chính là minh chứng cho thấy, điều mà nước Mỹ làm được ở Trung Đông chỉ là "khoác" cho cuộc chiến chống khủng bố của mình một "chiếc áo mới", từ chống lại Al Qaeda và Taliban sang chống lại IS.
Hình ảnh tòa tháp bốc cháy dữ dội và những gì còn sót lại sau đó.
Trong một cuộc thảo luận về cuộc chiến chống IS, Thượng nghị sĩ Mỹ Marco Rubio bày tỏ: "Hiện chúng ta đang phải đối mặt với một nhóm khủng bố có khả năng với nguồn lực tài chính dồi dào nhất trong lịch sử cận đại. Chúng có mục tiêu rõ ràng là muốn khủng bố chúng ta. Và đây là một mối đe doạ an ninh quốc gia cực kỳ nghiêm trọng".
Còn Thượng nghị sĩ Mitch McConnell thì chỉ ra rằng: "IS có dã tâm, có phương tiện, và có điều kiện để thực hiện nhiều tội ác". Những luận điểm này đã phản ánh rõ rằng, các phần tử khủng bố vẫn đang ngày càng phát triển tinh vi hơn. Chính vì thế, cuộc chiến chống khủng bốcủa Mỹ rất ít khả quan và sẽ còn kéo dài trong nhiều năm tới. Và cuộc chiến này sẽ đè nặng lên vai Tổng thống Obama cũng như giới lãnh đạo kế nhiệm.
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, chính cuộc chiến chống khủng bố của Mỹ đã tiếp tục tạo ra các nhóm khủng bố mới. Hết Al Qaeda sẽ lại đến IS và sau IS có thể lại có nhóm khác. Chủ nghĩa khủng bố sinh ra từ thù hận, từ tư tưởng cực đoan, mà nguồn gốc chính là sự bất công, phân cực trên thế giới. Chính vì vậy, cần có những giải pháp bền vững hơn, xóa bỏ bất công, bình đẳng, khi đó mới có thể xóa bỏ được hoàn toàn chủ nghĩa khủng bố.
Theo Khổng Hà
Công an nhân dân
Nga đang làm gì ở Syria Nga khẳng định từ lâu đã hỗ trợ vũ khí, cố vấn giúp Syria chống khủng bố. Lính hải quân Nga chào cờ ở căn cứ Tartus. Ảnh: RIA Trong những ngày qua, ba máy bay vận tải Condor (An-124) của Nga đã hạ cánh xuống sân bay quốc tế Assad, gần Latakia, Syria và dỡ xuống những thùng container lớn, nhưng chưa...