‘Phớt lờ’ báo cáo, giới đầu tư quan tâm nhiều đến triển vọng tăng trưởng
Thị trường chứng khoán Mỹ tiếp tục đóng cửa cao hơn trong phiên giao dịch cuối tuần vào hôm qua, chỉ số Dow Jones đã tăng tuần thứ 5 liên tiếp, trong bối cảnh các nhà đầu tư hướng tâm điểm vào bức tranh lợi nhuận tích cực của các doanh nghiệp…
Chính phủ Mỹ mở cửa lại
Chỉ số công nghiệp Dow Jones leo dốc 183,96 điểm, tương đương 0,8%, kết thúc tại 24.737,20 điểm. Chỉ số blue chip này tính chung cả tuần tăng nhẹ (0,1%), mở rộng đà tăng sang tuần thứ 5 liên tiếp.
Chỉ số S&P 500 cũng tăng 22,43 điểm trong phiên cuối tuần, tương đương 0,9%, lên 2.664,76 điểm, nhưng tính chung cả tuần vẫn giảm 0,2%. Chỉ số Nasdaq tăng 91,4 điểm, tương đương 1,3% lên 7.164,86 điểm và tăng 0,1% trong tuần.
Trước đó trong phiên thứ 5, số công nghiệp Dow Jones trượt nhẹ 22,38 điểm, tương đương 0,09%, xuống 24.553,24 điểm, nhưng chỉ số S&P 500 tăng 3,63 điểm, tương đương 0,1%, lên 2.642,33 điểm nhờ sự tăng mạnh của nhóm cổ phiếu công nghệ. Chỉ số Nasdaq cũng tăng 47,69 điểm, tương đương 0,7% và kết thúc tại 7.073,46 điểm
Những yếu tố giúp thúc đẩy sự lạc quan cho đến nay là một mùa báo cáo thu nhập đầy tích cực đã đẩy giá cổ phiếu lên cao hơn, cho phép các nhà đầu tư vượt qua được nỗi lo lắng về sự chia rẽ của giới cầm quyền tại Washington và lo ngại về tăng trưởng toàn cầu.
Tổng thống Trump và các lãnh đạo của đảng Dân chủ đã đi đến một thỏa thuận bất ngờ để mở cửa lại chính phủ cho đến ngày 15/2, kết thúc quá trình đóng cửa một phần vốn đã kéo dài trong suốt 35 ngày qua, trong khi các nhà lập pháp sẽ tiếp tục tranh luận về việc mở rộng bức tường biên giới phía nam. Tổng thống cho biết, thỏa thuận này sẽ đảm bảo việc hoàn trả lương nhanh chóng cho các viên chức liên bang, giúp tháo gỡ một trong những mối quan tâm trung tâm của các nhà đầu tư về tác động của việc đóng cửa đối với nền kinh tế. Dù vậy, thị trườngcổ phiếu cho thấy ít phản ứng với thông báo này, nhưng vẫn duy trì được mức tăng trong phiên giao dịch buổi chiều.
J.J. Kinahan, chiến lược gia thị trường tại TD Ameritrade bình luận: “Có rất ít phản ứng đối với thỏa thuận này vì tất cả những gì chúng ta biết là chính phủ sẽ mở cửa trở lại trong 3 tuần. Khả năng sẽ có thêm các chi tiết khó chịu diễn ra trong 3 tuần đó và thị trường có thể chuyển sang tập trung vào những tin tức liên quan”.
Video đang HOT
Chính phủ Mỹ sẽ tạm thời mở cửa trở lại đến ngày 15/2.
Quan tâm nhiều đến triển vọng tăng trưởng
Bên cạnh những bất ngờ trong thu nhập quý IV được công bố tích cực trong tuần này,yếu tố có khả năng tác động quan trọng hơn đó là nhiều hội nghị của các nhà quản lý, nơi các giám đốc điều hành của công ty bày tỏ sự lạc quan về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp vào năm 2019. Một ví dụ điển hình là Western Digital Corp, dù giá cổ phiếu giảm trong phiên giao dịch hôm thứ 5 sau khi công bố thu nhập và doanh thu thấp hơn kỳ vọng. Tuy nhiên, đến thứ 6 đã vọt tăng trở lại hơn 6% sau khi ban quản lý cho biết doanh thu dự kiến sẽ tăng trong nửa cuối năm 2019.
Tương tự, cổ phiếu Intel giảm trở lại 5,5% sau khi công bố triển vọng doanh thu và lợi nhuận suy yếu. Cổ phiếu Starbucks tăng 3,6% sau khi báo cáo lợi nhuận cao hơn dự báo và sự lạc quan của các nhà quản lý xung quanh tình hình kinh doanh ở Trung Quốc.
Thị trường cổ phiếu cũng được thúc đẩy bởi những kỳ vọng rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ ( FED) sẽ có lập trường ôn hòa hơn nhiều vào năm 2019 so với trước đây. Theo The Wall Street Journal, các quan chức FED gần như quyết định về việc sớm chấm dứt việc thu hẹp bảng cân đối của ngân hàng trung ương .
Trong khi đó, ngân hàng trung ương Trung Quốc cho biết họ sẽ phát hành thêm 37 tỷ đô la tiền mặt cho các ngân hàng nhằm kích thích tăng trưởng và tạo ra một cơ sở hoán đổi trái phiếu, với kỳ vọng sẽ giúp thúc đẩy hoạt động cho vay trong nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
George Mateyo, giám đốc đầu tư tại KeyBank chia sẻ: “Thị trường chứng khoántiếp tục thể hiện hiệu suất mạnh mẽ vào thứ 6, cũng như trong suốt tháng 1 này, cho thấy tin tức về hệ thống kinh tế quan trọng hơn hệ thống chính trị”.
Chứng khoán châu Á hôm qua cũng đi lên tích cực, dẫn đầu là chỉ số Hang Seng Hồng Công tăng 1,4%. Chứng khoán châu Âu cũng đóng cửa trong sắc xanh, với chỉ số Sotxx Europe tăng 0,6%.
Theo thegioitiepthi.vn
Cổ phiếu Apple kéo chứng khoán Mỹ giảm điểm
Thị trường chứng khoán Mỹ giảm điểm trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu, kết thúc chuỗi 3 phiên tăng điểm trước đó, do cổ phiếu Apple sụt mạnh vì một dự báo bi quan.
Ngoài ra, nhà đầu tư cũng kém vui khi Nhà Trắng tỏ ra thận trọng về khả năng đạt một thỏa thuận thương mại với Trung Quốc.Ngoài ra, nhà đầu tư cũng kém vui khi Nhà Trắng tỏ ra thận trọng về khả năng đạt một thỏa thuận thương mại với Trung Quốc...
Các nhà giao dịch cổ phiếu trên sàn NYSE ở New York, Mỹ - Ảnh: Reuters.
Theo hãng tin Reuters, giá cổ phiếu Apple đóng cửa với mức giảm 6,6%, khiến giá trị vốn hóa thị trường của nhà sản xuất điện thoại iPhone khỏi mốc 1 nghìn tỷ USD. Cú giảm này của giá cổ phiếu Apple diễn ra một ngày sau khi hãng cảnh báo rằng doanh thu trong quý 4 năm nay có thể không đạt kỳ vọng của giới phân tích. Tháng 8 năm nay, Apple trở thành công ty đạt mốc vốn hóa 1 nghìn tỷ USD.
Dự báo doanh số của Apple cũng kéo tụt cổ phiếu các nhà cung cấp của hãng này tại Mỹ, chủ yếu là các hãng sản xuất con chip, khiến nhóm cổ phiếu công nghệ thuộc chỉ số S&P 500 sụt 1,9%.
"Phiên giao dịch này chịu tác động chủ yếu từ dự báo của Apple. Đó thực sự là một trở ngại của ngày hôm nay", Giám đốc đầu tư Eric Kuby thuộc North Star Investment Management Corp, nhận định.
Ngoài ra, phát biểu của cố vấn kinh tế Nhà Trắng Larry Kudlow về đàm phán thương mại với Trung Quốc cũng khiến tâm lý của thị trường đi xuống. Ông Kudlow phủ nhận thông tin mà một số hãng tin đăng tải trước đó nói rằng Tổng thống Donald Trump đã yêu cầu các quan chức Mỹ soạn thảo một thỏa thuận thương mại để ký kết trong cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào cuối tháng này.
Các chỉ số chứng khoán chính ở Phố Wall giảm sâu hơn sau phát biểu này của ông Kudlow. Trong đó, nhóm cổ phiếu công nghiệp, vốn tăng điểm vào đầu phiên, đóng cửa với mức giảm 0,3%.
"Điều này cho thấy thuế quan vẫn là một nhân tố. Phản ứng của thị trường cho thấy rằng vấn đề thuế quan có ảnh hưởng đến các quyết định đầu tư nhiều hơn mọi người nghĩ trước đây", ông Michael Matousek, trưởng bộ phận giao dịch thuộc US Global Investors Inc, đánh giá.
Chốt phiên giao dịch cuối của tuần, chỉ số Dow Jones giảm 0,43%, còn 25.270,83 điểm. S&P mất 0,63%, còn 2.723,06 điểm. Chỉ số Nasdaq hạ 1,04%, còn 7.356,99 điểm.
Tuy nhiên, tuần này vẫn là tuần mà S&P và Nasdaq đạt mức tăng phần trăm mạnh nhất kể từ tháng 6. Tính chung cả tuần, S&P và Dow Jones tăng 2,4% mỗi chỉ số, trong khi Nasdaq tăng 2,7%.
Nền kinh tế Mỹ tiếp tục phát đi thông tin tích cực. Báo cáo của Bộ Lao động nước này cho thấy thị trường việc làm tăng trưởng mạnh trong tháng 10, một diễn biến củng cố khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) tiếp tục nâng lãi suất trong tháng 12.
Cổ phiếu hãng thực phẩm Kraft Heinz sụt 9,7% sau khi hãng công bố lợi nhuận quý 3 không đạt dự báo, với lý do chi phí đầu vào tăng mạnh.
Cổ phiếu Cheveron tăng 3,2% sau khi hãng dầu lửa báo lợi nhuận quý 3 tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái nhờ sản lượng dầu thô và khí đốt lập kỷ lục.
Cổ phiếu Starbucks đạt mức kỷ lục và đóng cửa tăng 9,7%, một ngày sau khi chuỗi cửa hiệu cà phê công bố doanh thu khả quan tại thị trường Mỹ và Trung Quốc.
Trên sàn NYSE, số mã cổ phiếu giảm giá phiên này nhiều gấp 1,29 lần số mã tăng. Trên sàn Nasdaq, số mã tăng nhiều gấp 1,07 lần số mã giảm.
Các nhà giao dịch ở Phố Wall chuyển nhượng tổng cộng 8,9 tỷ cổ phiếu phiên này, so với mức bình quân 8,8 tỷ cổ phiếu mỗi phiên của 20 ngày giao dịch gần nhất.
Theo Báo Mới
FED nâng lãi suất, chứng khoán Mỹ quay đầu Thị trường chứng khoán Mỹ đã không thể giữ được đà tăng trong ngày và quay đầu giảm điểm sau khi Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) công bố tăng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản, đúng như dự báo, đồng thời tỏ dấu hiệu sẽ còn một lần tăng nữa vào tháng 12 năm nay. Hôm qua, chỉ số Dow...