Phóng xạ liều thấp cũng gây ung thư máu
Phát hiện “ phóng xạ liều thấp cũng gây ung thư máu” của các nhà khoa học Mỹ, Ukraina và Nhật là mới mẻ về mặt khoa học, hệ trọng về mặt bảo vệ sức khoẻ con người.
Một kết quả mới về sự tác động đến sức khoẻ con người khi phơi nhiễm phóng xạ (tức chịu một liều chiếu xạ) ở liều thấp nhưng kéo dài đã được các nhà nghiên cứu thuộc trường Đại học California, San Francisco, Viện Ung thư Quốc gia Mỹ và Trung tâm Nghiên cứu Quốc gia về Y tế bức xạ ở Ukraina vừa công bố trên Tạp chí Environmental Health Perspectives, số ra ngày 8/11/2012.
Theo khuyến cáo của Tổ chức Năng lượng Nguyên tử Quốc tế IAEA và Cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân của nhiều nước, đối với dân chúng nên áp dụng một liều nhiễm giới hạn là 5 mSv (milisievert) trong một năm, còn đối với những người làm nghề phóng xạ thì giới hạn đó là 50 mSv.
Có thể hiểu một cách đơn giản rằng, trong môi trường sống và làm việc, một liều chiếu phóng xạ khoảng dưới 50 mSv/năm cũng được xem là liều thấp và không ảnh hưởng đáng kể đến sức khoẻ của con người. Nhưng ảnh hưởng này như thế nào nếu thời gian phơi nhiễm phóng xạ kéo dài? Các kết quả nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí Environmental Health Perspectives đã cố gắng bước đầu làm sáng tỏ câu hỏi này.
Các nhà nghiên cứu Mỹ và Ukraina thực hiện cuộc điều tra tình hình sức khoẻ của 110.645 công nhân trực tiếp tham gia quét dọn tại Nhà máy điện hạt nhân (ĐHN) Chernobyl (Ukraina) từ khi xảy ra thảm họa (1986) đến năm 2006. Trong số công nhân trên, 57% số người bị phơi nhiễm tích luỹ trong 10 năm, và 78% phơi nhiễm dưới mức 200 mSv. Họ phát hiện ra rằng, trong tổng số công nhân được khảo sát có 137 người mắc bệnh ung thư máu, trong số này 79 người mắc bệnh ở thể mãn tính.
Sau khi loại bỏ các yếu tố di truyền và các ảnh hưởng khác có khả năng gây ra ung thư máu, nhóm nghiên cứu đưa ra con số sác suất xấp xỉ 16% trường hợp ung thư máu phát hiện trong khoảng thời gian 20 năm có thể được xác định là do phơi nhiễm phóng xạ từ thảm họa Chernobyl.
Như vậy, phơi nhiễm phóng xạ ở liều thấp đối với công nhân tham gia dọn dẹp Chernobyl làm tăng rõ rệt nguy cơ ung thư máu. Điều này, theo kết luận của nhóm nghiên cứu, hoàn toàn phù hợp về mặt thống kê với các tính toán đối với những nạn nhân bom nguyên tử ở Nhật Bản năm 1945 còn sống sót.
Video đang HOT
Rõ ràng, tác động của phơi nhiễm phóng xạ liều thấp, nhưng kéo dài, đối với sức khoẻ của con người là không thể xem nhẹ. Sự phát hiện này rất bổ ích, trong việc đánh giá những tác động của phơi nhiễm phóng xạ liều thấp, nói chung, và của việc phơi nhiễm phóng xạ trong khi sử dụng thiết bị y tế, nói riêng.
Dẫn các kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ và Ukraina trên đây, Thời báo Nhật Bản liên hệ với sự cố nóng chảy nhiên liệu tại Nhà máy điện hạt nhân Fukushima. Ở đây, từ ngày 11/3/2011, Tổng Công ty Điện lực Tokyo (gọi tắt là TEPCO) nâng ngưỡng phơi nhiễm phóng xạ tối đa cho phép đối với công nhân viên nhà máy lên 250mSv/năm so với mức cũ là 100 mSv/năm.
Cũng theo Thời báo Nhật Bản, Ông Keigo Endo, Hiệu trưởng Đại học Y khoa Kyoto, đồng thời là một chuyên gia an toàn bức xạ cho biết thêm: Có những số liệu độc lập khác trước đó cho thấy nguy cơ gia tăng khả năng bị bệnh máu trắng của những người phơi nhiễm phóng xạ ở liều tích luỹ thấp khoảng 120mSv.
Các phát hiện của các nhà khoa học Mỹ, Ukraina và cả Nhật là mới mẻ về mặt khoa học, hệ trọng về mặt bảo vệ sức khoẻ con người và rất cần thiết phải nghiên cứu tiếp tục một cách sâu sắc và đầy đủ hơn.
Theo Minh Trần (Vietnamnet)
Dấu hiệu của bệnh ung thư máu?
Phần lớn những dấu hiệu ấy không phải là biểu hiện riêng của ung thư, bởi vậy bệnh nhân, thậm chí cả thầy thuốc thường ít để ý, vì cho rằng chúng chỉ là biểu hiện của những bệnh khác nhẹ hơn hoặc cũng không có gì đáng ngại.
Chỉ có khám lâm sàng cẩn thận và tuỳ trường hợp mà làm các xét nghiệm sinh học, X.quang, nội soi mới ảnh hưởng được chẩn đoán.
Dấu hiệu toàn thân
Những dấu hiệu này rất đa dạng, có thể đơn độc trong một thời gian dài mà không có biểu hiện đặc biệt nào của ung thư cả. Nếu chúng tồn tại lâu hoặc nặng lên thì sẽ là những dấu hiệu báo động.
Dấu hiệu toàn thân có thể là chán ăn (chủ yếu là sợ thịt), sụt cân nhiều, sốt dai dẳng không do nguyên nhân nhiễm khuẩn, điều trị bằng mọi cách cũng không khỏi, mệt mỏi kéo dài...
Ba dấu hiệu báo động
Chảy máu: Chảy máu, dù ít hay nhiều, bao giờ cũng là một dấu hiệu báo động. Chảy máu do các mạch máu bì khối u xâm lấn hoặc do vỡ các mạch máu nằm giữa các mô ung thư. Bệnh nhân nhổ ra máu hoặc chảy máu mũi (máu cam) nếu bị ung thư miệng, họng, xoang, thực quản.
Nếu bị ung thư phổi - phế quản thì khạc đờm có máu. Ðái ra máu là do ung thư­ thận, bàng quang hoặc tuyến tiền liệt. ở bệnh nhân nữ, chảy máu âm đạo ngoài thời gian hành kinh, hoặc khi giao hợp, hoặc sau khi đã mãn kinh có thể do ung thư dạ con hoặc ung thư âm đạo. Ðại tiện ra máu thường là dấu hiệu đầu tiên của ung thư­ đại tràng. Nôn ra máu thường do ung thư thực quản hoặc ung thư dạ dày...
- Ðau: Ðau cũng là một dấu hiệu báo động quan trọng của ung thư. Ðó là loại đau cố định ở một chỗ, đau liên tục ngày càng nặng, dùng thuốc giảm đau không đỡ, làm cho bệnh nhân mất ngủ. Ðau đầu mạn tính lúc đầu có thể là dấu hiệu duy nhất báo hiệu ung thư não. Ðau bụng dai dẳng hoặc đau thành cơn có thể là những dấu hiệu báo động của ung thư một cơ quan sâu, ví dụ như đại tràng.
- Nhiễm khuẩn: Mọi trường hợp nhiễm khuẩn lặp đi lặp lại và không khỏi khi dùng kháng sinh đều có thể là dấu hiệu báo động của ung thư. Ðó là vì bệnh này đã tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây nhiễm khuẩn bằng cách làm suy yếu hệ thống miễn dịch, làm hẹp các cơ quan rỗng (phế quản hoặc bộ máy tiết niệu chẳng hạn), làm loét các niêm mạc miệng, họng hoặc cơ quan sinh dục, phá hủy các mô.
Những dấu hiệu báo động khác
- Viêm tĩnh mạch: Viêm tĩnh mạch (hình thành cục máu đông trong lòng tĩnh mạch) thường là tĩnh mạch các chi dưới, đôi khi cũng là dấu hiệu đầu tiên của ung thư. Ðấy là vì khối u trong ổ bụng hoặc trong khung chậu đã chèn ép tĩnh mạch gây viêm tĩnh mạch và các mô ung thư tiết ra một số chất tạo nên những cục máu đông.
- Những dấu hiệu sờ thấy hoặc nhìn thấy: Một số dấu hiệu báo động có thể nhìn thấy hoặc sờ thấy được. Nếu sờ thấy một cục nhỏ hoặc một vùng cứng bất thường ở da, cơ, vú hoặc tinh hoàn mà những tổn thương vùng này lại tồn tại lâu hoặc to lên đều đặn thì dù chúng có đau hay không cũng cần phải đi khám bệnh ngay.
Da nổi gồ lên không đều, bị loét lâu không liền và lan rộng cũng là dấu hiệu báo động của ung thư da. Cuối cùng, nếu thấy hột mụn cơm (mụn cóc) hoặc nốt ruồi dày lên, thay đổi màu sắc hoặc chảy máu cũng phải đến gặp thầy thuốc ngay.
Cơ quan hay bộ máy nào bị ung thư?
Dựa vào những dấu hiệu báo động, có thể biết được khá chính xác cơ quan hoặc bộ máy nào bị ung thư.
- Miệng, họng, xoang và thực quản: Dấu hiệu báo động là nhai thấy vướng hoặc đau lan lên tai, khản giọng kéo dài (ung thư­ miệng hoặc ung thư họng) đau, nuốt nghẹn, nôn (ung thư thực quản)...
- Bộ máy hô hấp: Khó thở tăng dần hoặc đột ngột, lúc đầu là khó thở khi gắng sức, vế sau xuất hiện cả khi nghỉ ngơi thường là dấu hiệu đầu tiên của ung thư phổi. Ho dai dẳng ở người nghiện thuốc lá cũng cần đ­ược theo dõi chặt chẽ.
- Bộ máy tiêu hoá: Dấu hiệu đầu tiên của ung thư bộ máy tiêu hoá là người bệnh có cảm giác nặng ở thượng vị (phần trên của bụng) và táo bón. Mót đại tiện giả, cảm giác nặng và đau ở trực tràng gợi nghĩ đến ung thư trực tràng. Vàng da tiến triển nhanh gợi ý ung thư đường mật, ung thư gan.
- Bộ máy tiết niệu và tuyến tiền liệt: Ðái khó, bí đái là những dấu hiệu đầu tiên của ung thư cơ quan tiết niệu hoặc ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới.
- Hạch bạch huyết: Một hoặc nhiều hạch ở cổ, hạch nách hoặc hạch bẹn to lên có thể là triệu chứng đầu tiên của ung thư sâu hoặc ung thư hạch.
- Hệ thần kinh trung ương: Ðau đầu mạn tính, liệt, rối loạn thị giác, thay đổi tính tình, nôn vào buổi sáng đôi khi là những dấu hiệu báo động của ung thư­ não hoặc màng não
Theo SKDS
Bệnh ung thư máu: Chẩn đoán và điều trị Bệnh ung thư máu xuất hiện 300.000 ca bệnh mới mỗi năm trên thế giới (chiếm 2,8% trong số tất cả các bệnh ung thư) và 220,000 người chết vì bệnh ung thư máu hàng năm. Nhiều nghiên cứu cho rằng, với việc sử dụng điện thoại di động quá nhiều là nguyên nhân dẫn đến căn bệnh ung thư máu ngày càng...