Phóng xạ Fukushima tăng cao, đủ giết người trong vài phút
Mặc dù các nhà chức trách khẳng định sự cố tại các lò phản ứng hạt nhân ở Fukushima I đã được khống chế, nhưng sự thực, mức phóng xạ tại các lò phản ứng vẫn đủ giết người chỉ trong vài phút tiếp xúc.
Các kỹ sư làm việc tại Tập đoàn Điện lực TEPCO cho biết, bức xạ bên trong lò phản sứng số 2 đạt 73 Sieverts/giờ trong tuần này, mức cao nhất được phát hiện kể từ khi cuộc khủng hoảng hạt nhân nổ ra tại Nhật Bản. Theo đài Truyền hình NHK của Nhật Bản cho biết, mức phóng xạ trên đủ giết chết người chỉ trong vài phút nếu tiếp xúc trực tiếp.
Một trong những lò phản ứng bị hư hại.
Trong khi đó, một máy quay nội soi công nghiệp cũng đã được đưa và bên trong lò phản ứng số 2 và phát hiện mực nước trong lò chỉ đạt 60cm, thấp hơn nhiều so với mức 3 – 6m so với dự kiến. Nhiệu độ nước trong lò vào khoảng 48,5 – 50 độ C, đủ để giữ những thanh nhiên liệu không quá nóng và cũng như tránh bị tan chảy.
Thông tin này được đưa ra chỉ vài tháng sau tuyên bố các lò phản ứng tại nhà máy Fukushima Daiichi đã được tắt hoàn toàn, đồng nghĩa với việc phóng xạ được kiểm soát và nhiệt độ của 260 tấn nhiên liệu hạt nhân đã được ổn định ở dưới điểm sôi. TEPCO có kế hoạch loại bỏ các thanh nhiên liệu và tháo dỡ kết cấu thép của các lò phản ứng, công việc có thể kéo dài hàng thập kỷ.
Video đang HOT
Tuy nhiên, TEPCO cho biết, phát hiện mới về mức phóng xạ cao kỉ lục sẽ không gây tác động đến kế hoạch dài hạn của công ti trong việc dừng hoàn toàn hoạt động của các lò phản ứng. Giải thích về mức độ phóng xạ cao đột biến, phát ngôn viên của TEPCO cho biết: “Chúng tôi không ngạc nhiên vì mức phóng xạ cao bởi nó được đo bên trong bình chịu áp xuất của lò phản ứng.”
Trong khi đó, nhiều kĩ sư của TEPCO nghi ngờ việc nhiên liệu của ba trong số 6 lò phản ứng tan chảy làm các bộ phận bên trong lò bị ăn mòn, khiến các nỗ lực kiểm soát phóng xạ gặp khó khăn. Ngoài ra, lò phản ứng số 1 và lò phản ứng số 3 bị hư hỏng nặng trong quá trình xảy ra sự cố khiến việc kiểm tra chưa thể được tiến hành chặt chẽ.
Hiện tại, các chuyên gia đang làm việc tại lò phản ứng số 2, tuy nhiên, thời gian họ được phép tiếp xúc với phóng xạ rất ngắn và thường xuyên phải thay ca. TEPCO cũng cho biết, họ vẫn đang nghiên cứu phát triển các thiết bị có thể chịu được điều kiện phóng xạ bên trong lò phản ứng số 2.
Ngoài sự cố từ các lò phản ứng, một lượng lớn nước nước nhiễm phóng xạ được sử dụng trong quá trình làm mát các thanh nhiên liệu đang khiến các nhà quản lí đau đầu để tìm cách xử lí. Nếu số nước này thoát ra, nó sẽ gây ra thảm họa thực sự đối với môi trường quanh nhà máy.
Hồng Duy
Theo infonet.vn
Rác Nhật Bản tràn ngập Thái Bình Dương
Trong vòng một năm tới, những mảng rác lớn từ thảm họa động đất sóng thần 11/3/2011 tại Nhật Bản trên khắp vùng biển bắc Thái Bình Dương với chiều dài lên tới 4.828 km sẽ cập bến các vùng biển phía tây nước Mỹ.
Khoảng 1 - 2 triệu tấn rác sóng thần vẫn còn lưu lạc trên đại dương
Cục Quản lý Đại dương và Khí quyển quốc gia Mỹ (NOAA) ước tính hàng tấn rác rưởi cuốn theo trận sóng thần đang tiến lại gần khu vực đảo san hô phía tây bắc quần đảo Hawaii. Trong khi đó những mảng rác còn lại sẽ tiến tới bờ biển bang Oregon, Washington, Alaska và Canada trong khoảng từ tháng 3/2013 - 3/2014.
Nhà nghiên cứu Ruth Yender công tác tại NOAA cho biết, hiện các nhân viên đang tuần tra trên không ,khu vực vùng biển Hawaii, trong đó có đảo sản hô Midway, nhằm xác định dòng rác trôi để vớt chúng.
Phần lớn mảng rác trôi dạt trên vùng biển sau thảm họa sóng thần là nhà cửa, tàu thuyền, ô tô và nhiều đồ dùng sinh hoạt hàng ngày của người dân sinh sống gần bờ biển phía đông Nhật Bản.
Vào tháng 9/2011, một tàu huấn luyện của Nga cũng đã vớt được một chiếc tủ lạnh, một tivi và nhiều thiết bị gia dụng khác trong khu vực phía tây vùng biển Hawaii.
Nikolai Maximenko - chuyên gia nghiên cứu hải lưu thuộc Đại học Hawaii nhận định, hiện còn khoảng 1 - 2 triệu tấn rác sóng thần vẫn còn lưu lạc trên đại dương, nhưng chỉ có 1 - 5% lượng rác này có khả năng cập bến trên vùng biển bang Hawaii, Alaska, Oregon, Washington và bang British Columbia thuộc Canada.
Trong khi đó trận động đất mạnh 9 độ richter kích hoạt một đợt sóng thần dữ dội tấn công Nhật Bản vào ngày 11/3/2011, đồng thời hình thành cuộc khủng hoảng hạt nhân tồi tệ tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima sau thảm họa Chernobyl vào năm 1986, đã tạo ra khoảng 20 - 25 triệu tấn rác rưởi, phần lớn nằm lại trên đất liền.
Theo nhà khoa học Yender hiện chưa có bất cứ mảng rác nào từ thảm họa sóng thần của Nhật Bản tiến tới khu vực bờ biển nước Mỹ kể cả việc một chiếc phao lớn bị nghi là đồ dùng trong một trang trại nuôi sò tại Nhật Bản được tìm thấy tại Alaska vào năm ngoái.
Điều đáng nói là khả năng rác sóng thần mang theo các chất phóng xạ nguy hiểm là khá thấp bởi phần lớn lượng rác rưởi xuất phát từ bờ biển phía đông bắc Nhật Bản, chứ không gần nhà máy điện hạt nhân Fukushima. Ngoài ra, các bè rác hiện đang lênh đênh ngoài đại dương được những đợt sóng thần cuốn theo chứ không hòa lẫn cùng nước nhiễm xạ trong các vụ rò rỉ hạt nhân tại nhà máy Fukushima.
Nhà sinh vật học Nicholas Mallos thuộc Tổ chức Bảo vệ đại dương Mỹ cho rằng phần lớn lượng rác rưởi trôi dạt trên đại dương thuộc ngành công nghiệp thủy sản của Nhật Bản. Các nhà khoa học cho rằng đây là nguy cơ ảnh hưởng lớn tới cuộc sống của sinh vật hoang dã như loài hải cẩu sư có nguy cơ sắp tuyệt chủng sinh sống tại Hawaii nếu như các thiết bị đánh cá vướng vào các dải san hô ngầm hoặc khu vực bờ biển.
Theo TTXVN
'Thủ tướng Kan đã cứu Nhật Bản' Trong khoảnh khắc đen tối nhất hồi tháng ba năm ngoái, giới chức Nhật thậm chí đã tính tới khả năng bỏ cả thủ đô Tokyo, nhưng thảm họa hạt nhân đã được chặn đứng trong gang tấc, sau quyết định của thủ tướng khi đó Naoto Kan. Toàn cảnh nhà máy Fukushima sau thảm họa hạt nhân. Ảnh: AFP Tổ chức Sáng...