Phóng viên Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc phá rối ở London
Phóng viên của Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc ( CCTV) vừa bị c ảnh sát lôi ra ngoài sau khi nổi đóa la hét tại một hội nghị về quyền tự chủ của Hồng Kông (Trung Quốc) được tổ chức tại Thủ đô London, Vương quốc Anh. Lần này, dư luận quốc tế lại tiếp tục chứng kiến hành xử xấu xí của công dân Trung Quốc ở nước ngoài.
Nhân vật chính lần này là một phóng viên truyền hình CCTV có tên Kong Linlin, 48 tuổi, bị cáo buộc phá rối hội nghị về nhân quyền ở Hồng Kông (Trung Quốc), được Đảng Bảo thủ ở Anh tổ chức thường niên hôm 1-10-2018. Video ghi lại sự kiện này cho thấy phóng viên đã tát một người trong Ban tổ chức không chịu rời đi, tuyên bố cô này có “quyền kháng nghị ở nước Anh dân chủ”. Chỉ khi cảnh sát vào cuộc, nữ phóng viên này đã buộc phải ra khỏi phòng họp và bị tạm giữ trong thời gian ngắn. Nhưng sự việc chưa kết thúc ở đó.
Gây náo loạn hội nghị, nữ phóng viên của Đài Truyền hình CCTV bị mời ra khỏi phòng họp
Liên tục gây lùm xùm ở nước ngoài
Như thường lệ, khi những sự kiện tương tự ngày càng phổ biến, người Trung Quốc đòi được xin lỗi. Hai trong số họ, một là lãnh đạo Đài CCTV và một là đại diện Đại sứ quán Trung Quốc ở London nói: “Ở một đất nước luôn nói về tự do phát ngôn, thật khó hiểu khi nhà báo Trung Quốc lại bị cản trở”. Bênh vực phóng viên này, Hu Xijin, biên tập viên tờ Global Times của Trung Quốc viết trên Twitter: “Tại sao các nhà báo Trung Quốc không có quyền đặt câu hỏi và đưa ra ý kiến tại hội nghị này? Tại sao quan điểm từ đại lục bị từ chối?”.
Vụ việc mới nhất xảy ra khi người Trung Quốc khẳng định “cái tôi” của mình với thế giới ngày càng mạnh mẽ hơn. Vào tháng 9, đại biểu của Trung Quốc đã vùng vằng bỏ ra ngoài diễn đàn ở quần đảo Nauru trên Thái Bình Dương sau khi bị Tổng thống nước chủ nhà cứng rắn không đáp ứng đòi hỏi vô lý của đại biểu này.
Năm ngoái tại Perth, Australia, các quan chức Trung Quốc đã phá rối một hội nghị quốc tế về kim cương máu khi yêu cầu loại bỏ khách mời từ Đài Loan. Gần đây hơn, sự việc liên quan đến gia đình du khách người Trung Quốc đã gây xáo trộn ngoại giao khi họ cáo buộc cảnh sát Thụy Điển bắt họ phải rời khách sạn khi họ đến trước ngày đặt phòng. Và mới trong tuần này, Thái Lan đã phải xin lỗi Trung Quốc vì một nhân viên an ninh bị cáo buộc đánh một du khách Trung Quốc do người này không “hối lộ” khi đi qua hải quan.
Hành xử kiểu “nước lớn”?
Trong mọi trường hợp, Bộ Ngoại giao Trung Quốc và các phương tiện truyền thông Nhà nước đều lên tiếng ủng hộ công dân của họ, thậm chí còn làm lớn chuyện hơn. Trường hợp mới nhất là lần đầu tiên dư luận Anh biết đến hành động “quá khích” của một phóng viên của truyền thông Nhà nước Trung Quốc. Tuy nhiên, Giáo sư Feng Chongyi tại trường Đại học Kỹ thuật Sydney nói rằng, ông đã gặp nhiều hành vi tương tự từ các nhà báo Trung Quốc tại các sự kiện ở Australia. “Họ cảm thấy có một đặc quyền khi mà Trung Quốc là một nước lớn, nên có quyền làm gián đoạn mọi người. Họ cư xử như những kẻ bắt nạt”, ông Feng Chongyi nói.
Các phương tiện truyền thông Nhà nước của Trung Quốc đang theo đuổi việc mở rộng ra nước ngoài nên phóng viên của họ ngày càng xuất hiện nhiều hơn trên khắp thế giới. Phiên bản tiếng Anh của CCTV , được gọi là CGTN, đã quảng cáo tại hàng trăm điểm ở London trong quá trình tìm kiếm ảnh hưởng toàn cầu lớn hơn. Đài này gần đây cũng đã bắt đầu chạy quảng cáo trên các đường phố của Australia, trong khi Bắc Kinh chặn công dân trong nước truy cập vào trang web của Đài ABC.
Tuy vậy, James Palmer, tác giả và biên tập viên cao cấp của website Chính sách Đối ngoại có trụ sở ở Bắc Kinh, với 7 năm làm việc tại Global Times lý giải, cách hành xử của phóng viên Kong Linlin xuất phát từ môi trường cạnh tranh trong nước, có thể hướng đến một bộ phận khán giả cụ thể. “Tôi nghĩ Kong Linlin đang thể hiện trước lãnh đạo đài nhằm tự thúc đẩy giá trị bản thân trong hệ thống phân cấp của truyền thông Nhà nước Trung Quốc mà thôi”.
Theo anninhthudo
Nữ phóng viên Trung Quốc quát mắng MC, tát tình nguyện viên trên đất Anh
Người phụ nữ đeo thẻ báo chí được cho là phóng viên Đài truyền hình quốc gia Trung Quốc (CCTV) đã thể hiện sự thiếu chuyên nghiệp khi tham dự hội thảo về sự tự do của Hong Kong được tổ chức ở Anh.
Hôm 30/9, tổ chức phi chính phủ Hong Kong Watch cùng Ủy ban Nhân quyền Đảng Bảo thủ của Anh đồng tổ chức một diễn đàn tập trung vào sự suy yếu của các yếu tố như tự do, luật pháp và quyền tự chủ ở Hong Kong (Trung Quốc).
Tại hội nghị có sự tham gia của các nhân vật hoạt động dân chủ đình đám của Hong Kong, nữ phóng viên đã tát vào mặt nam tình nguyện viên, đồng thời gọi người chủ chương trình là "chống Trung Quốc" và những người tham dự là "kẻ phản bội".
Phóng viên Trung Quốc quát mắng người dẫn chương trình, tức giận khi bị đề nghị ra ngoài. Ảnh chụp màn hình
Nạn nhân là Enoch Lieu, một sinh viên Hong Kong vừa tốt nghiệp Đại học Keele, làm tình nguyện viên hỗ trợ sự kiện tổ chức tại Birmingham. Anh chia sẻ với HKFP rằng đã bị tát hai lần bởi một người phụ nữ đeo thẻ kênh CCTV. Người phụ nữ này đã la lối và không chịu rời đi khi được đề nghị.
"Tôi luôn hiểu những sự kiện về Hong Kong sẽ thu hút sự giận dữ của Trung Quốc, tuy nhiên tôi đã không hề nghĩ mình sẽ bị tấn công bởi một phóng viên CCTV ngay tại hội nghị", Lieu nói.
Trong tuyên bố của Hong Kong Watch, biểu tượng dân chủ Martin Lee Chu-min, nhà sáng lập Đảng Dân chủ Hong Kong, học giả Benny Tai Yiu-ting, đồng sáng lập phong trào Occupy và thủ lĩnh sinh viên Nathan Law Kwun-chung đã có bài phát biểu tại hội nghị.
Ông Benedict Rogers - Phó chủ tịch Ủy ban Nhân quyền Đảng Bảo thủ Anh kiêm người sáng lập Hong Kong Watch - khẳng định mang quan điểm trung lập, không ủng hộ hay phản đối Trung Quốc. Trong bài phát biểu của mình, ông Rogers Rogers đã đề cập đến một chính sách theo đó Hong Kong được cấp một mức độ tự chủ cao sau khi thuộc địa Anh cũ này trở về Trung Quốc vào năm 1997.
Tuy nhiên, ông lên án Bắc Kinh đã lấn quyền Hong Kong về luật pháp và tự do trong những năm gần đây. Ngay sau bài phát biểu, nữ phóng viên đứng dậy và quát ông Rogers: "Ông nói dối. Ông là kẻ chống Trung Quốc. Ông muốn chia rẽ Trung Quốc. Và ông thậm chí không phải là người Trung Quốc. Những kẻ còn lại đều phản quốc".
Nam sinh viên Enoch Lieu bước đến đề nghị người phụ nữ ra ngoài thì bị tát thẳng vào mặt. Nữ phóng viên cuối cùng đã bị buộc rời khỏi hội thảo. Sau đó, người phụ nữ hung hăng đã bị cảnh sát West Midlands bắt giữ về tội tấn công người khác. (Xem video dưới đây. Nguồn: HKFP)
CCTV vẫn chưa đưa ra phản hồi về sự kiện này. Liên quan vấn đề trên, Đại sứ quán Trung Quốc tại Anh ngày 1/10 ra thông báo phản ứng rằng "hoàn toàn không thể chấp nhận được" cách những người tổ chức hành xử như vậy trong khi nhà báo "chỉ đơn giản nêu lên một câu hỏi và bày tỏ ý kiến".
Theo Xuân Chi/Báo Tin tức
Thứ trưởng Nhật Bản từ chức vì cáo buộc quấy rối tình dục phóng viên Thứ trưởng Bộ Tài chính Nhật Junichi Fukuda tuyên bố từ chức hôm 18/4 sau khi bị cáo buộc quấy rối tình dục một nữ phóng viên, điều ông bác bỏ. Ông Junichi Fukuda trả lời báo chí về cáo buộc quấy rối tình dục nhiều nữ phóng viên hôm 18/4. Ảnh: Kyodo News. Ông Junichi Fukuda, 58 tuổi, khẳng định rằng câu...