Phòng vệ thương mại tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp trong các FTA
Công cụ phòng vệ thương mại tăng bảo vệ lợi ích hợp pháp cho doanh nghiệp ngay tại thị trường nội địa trước sự cạnh tranh không lành mạnh của hàng nhập khẩu.
Hiện nay, Việt Nam đang trong quá trình hội nhập sâu rộng với nhiều FTA thế hệ mới, việc mở cửa mạnh thị trường nội địa cho hàng hóa từ các nước đối tác càng giúp thị trường Việt Nam sôi động và cạnh tranh hơn.
Khi lượng nhập khẩu hàng hóa từ các đối tác FTA tăng liên tục, nhưng thuế quan ưu đãi lại được cắt giảm nhanh và mạnh đã dẫn đến hàng hóa xuất khẩu là đối tượng của ngày càng nhiều các vụ điều tra phòng vệ thương mại trên thế giới.
Sản phẩm cá tra của Việt Nam đã bị Mỹ áp thuế chống bán phá giá từ năm 2003 và các năm đều tiến hành rà soát mức thuế áp dụng.
Đặc biệt, khi mức thuế đối với hàng nhập khẩu của nước ta đã về thấp, có loại về 0% đã khiến sức ép cạnh tranh giữa các ngành sản xuất nội địa và hàng nhập khẩu gia tăng.
Trong bối cảnh đó, việc chủ động nghiên cứu các biện pháp hợp pháp như phòng vệ thương mại (PVTM) để bảo vệ ngành sản xuất trong nước là việc làm cần thiết.
Theo bà Phạm Châu Giang, Phó Cục trưởng Cục PVTM ( Bộ Công Thương), đơn cử như năm 2018, trong số 20 DN sản xuất nhôm định hình tại Việt Nam, có tới 18 DN thua lỗ do không cạnh tranh được với hàng Trung Quốc nhập khẩu giá rẻ.
“Tuy nhiên, sau 1 năm điều tra áp thuế chống bán phá giá đối với mặt hàng này, đa số các DN trong nước đã cải thiện được hiệu quả sản xuất – kinh doanh và chỉ còn khoảng 3 – 4 DN bị lỗ lũy kế. Việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá với hàng hóa nhập khẩu cũng có tác động tích cực khiến các thị trường nhập khẩu hàng hóa tương tự đó hạn chế kiện phòng vệ với hàng xuất đi từ Việt Nam”, bà Giang phân tích.
Bà Giang cũng cho biết, thực tế việc áp dụng các biện pháp PVTM đã cho những kết quả tích cực, bảo vệ việc làm cho khoảng 150.000 việc làm, phát triển các ngành sản xuất nguyên liệu cơ bản để đóng góp vào sự phát triển nói chung.
Cụ thể, theo bà Giang, hiện Bộ Công Thương đang điều tra 20 vụ án phòng vệ thương mại để bảo vệ các ngành sản xuất khác nhau. Các biện pháp PVTM đã áp dụng góp phần bảo vệ các ngành, trong đó chiếm gần 6% tổng GDP năm 2019.
Ngoài ra, Bộ Công Thương cũng đang điều tra, xem xét áp dụng PVTM đối với một số ngành hàng có ảnh hưởng đến 1,5 triệu việc làm và đời sống nông dân của hàng chục vạn nông dân như trong vụ đường mía nhập khẩu.
Video đang HOT
“Từ khoảng 3 năm gần đây, từ khi Việt Nam bắt đầu hội nhập sâu vào ASEAN và hiện nay là CPTPP và EVFTA, các vụ kiện phòng vệ thương mại đã xảy ra nhiều hơn hẳn so với trước đây. Các biện pháp chống bán phá giá chống trợ cấp được nhiều quốc gia áp dụng nhằm ứng xử với hành vi cạnh tranh không công bằng”, bà Giang cho hay.
Ở chiều ngược lại, biện pháp tự vệ cũng được nhiều quốc gia áp dụng trong thời kỳ hàng hóa sản xuất trong nước không thể cạnh tranh được với hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài.
“Mặc dù hàng hóa nước ngoài không phá giá, không được trợ cấp nhưng việc nhập khẩu quá nhiều khiến việc sản xuất, xuất khẩu của các DN trong nước gặp khó khăn. Biện pháp tự vệ có thể coi như phao cứu sinh giúp các nước có thể áp dụng để tạm thời khắc phục hậu quả của việc nhập khẩu quá nhiều”, bà Giang thông tin.
Theo bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), qua việc rà soát hàng hóa xuất nhập khẩu đã cho thấy, các nguồn cung nhập khẩu hàng hóa lớn vào Việt Nam cũng đồng thời là những nước bị kiện PVTM nhiều nhất trên thế giới.
Chẳng hạn như: Trung Quốc là nguồn nhập khẩu lớn nhất vào Việt Nam, nhưng tình từ năm 1995 – 2019, Trung Quốc lại là quốc gia bị kiện PVTM đến trên 1.550 vụ. Điều đó cho thấy, các DN Việt Nam đang chịu rủi ro lớn trước hàng hoá nhập khẩu từ nước ngoài, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế gặp khó khăn do dịch COVID-19.
“Những nguồn hàng dư thừa, tồn đọng sẽ được chuyển sang Việt Nam theo nhiều cách, nên công cụ PVTM để bảo vệ nền sản xuất trong nước điều vô cùng cần thiết”, bà Trang cho biết.
Ông Lê Triệu Dũng, Cục trưởng Cục Phòng vệ Thương mại (Bộ Công Thương), cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, công cụ PVTM nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp cho DN ngay tại thị trường nội địa trước sự cạnh tranh không lành mạnh của hàng nhập khẩu.
“Khi Việt Nam hội nhập và thực thi một loạt FTA, trong đó có nhiều FTA thế hệ mới như EVFTA, CPTPP… thuế với hàng nhập khẩu về cơ bản giảm xuống thấp, sức ép cạnh tranh giữa hàng hóa nội địa với hàng nhập khẩu gia tăng. Chính vì thế, các DN, hiệp hội ngành hàng cần nghiên cứu, sử dụng biện pháp PVTM để bảo vệ lợi ích của mình trên chính thị trường nội địa”, ông Dũng khẳng định.
Cũng theo ông Dũng, trước tình trạng gia tăng các biện pháp PVTM từ nhiều thị trường, thời gian qua, Bộ Công Thương đã chủ động phối hợp với các Bộ, ngành liên quan hỗ trợ DN thông qua nhiều hoạt động như cảnh báo sớm nguy cơ bị kiện; cung cấp thông tin cập nhật, kịp thời giúp doanh nghiệp nắm được diễn biến vụ việc; tư vấn một số vấn đề pháp lý, quy trình thủ tục điều tra, quy định và thông lệ điều tra của nước khởi kiện cũng như hướng xử lý cho DN và tham gia hợp tác, trả lời bản câu hỏi điều tra.
Nhờ đó, Việt Nam đã thu được một số kết quả tích cực với tỷ lệ thành công lên đến 43% số vụ việc, đảm bảo nhiều mặt hàng của Việt Nam, đặc biệt là các mặt hàng như cá basa, tôm tiếp tục được xuất khẩu sang các thị trường lớn như Mỹ, EU… với thuế suất bằng 0% hoặc ở mức rất thấp…
Mẹo nấu canh cá không bị tanh, nước dùng ngọt thơm
Nấu canh cá cứ bạn chỉ cần cho thêm vài quả chanh leo vào đảm bảo hết sạch mùi tanh, nước dùng ngọt hơn gấp bội.
Nguyên liệu nấu canh cá
300g thịt cá phi lê (cá tra, cá basa hoặc cá rô phi)
3-4 quả chanh leo
1 quả chanh
2 quả ớt
Một mẩu gừng thái sợi
2 tép tỏi băm nhỏ
Một ít rau mùi
1 củ sả
Gia bị: 1 thìa canh muối, 10g đường, một ít bột tiêu
800ml nước luộc tôm hoặc xương
Rau các loại (nấm, thân cây diếp ngồng hoặc su su, bí ngòi)
80g cà chua xay nhuyễn
Hướng dẫn cách nấu canh cá không tanh, nước dùng ngon ngọt (Ảnh: Nauan)
Sơ chế nguyên liệu
Trên cơ thể cá có nhiều bộ phận làm cho cá trở nên tanh cần phải được loại bỏ trước khi chế biến như bụng (ruột), mang, vây, vẩy, gân hoặc các chất nhớt nhầy ở toàn thân (nếu có).
Cá khi mua về cần mổ bỏ lòng, mang, đánh vảy, cắt vây, bỏ màng đen trong bụng (phần màng đen trong bụng cá rất tanh) cắt khúc rồi rửa thật kỹ từ 2-3 lần.
Đối với cá chép, hai bên sườn cá có một sợi gân trắng tạo ra mùi tanh. Khi làm cá, bạn cắt sát mang một tí sẽ thấy đường gân đó lộ ra. Dùng tay lấy đường gân đó thì cá không còn mùi tanh nữa.
Khi sơ chế các loại cá da trơn như basa, cá hú,... bạn nấu một ít nước nóng đổ vào con cá rồi cạo sạch nhớt. Đảm bảo cá rất sạch mà không còn mùi tanh.
Các bước nấu canh cá
Bước 1: Thịt cá thái lát, cho cá vào bát rồi thêm chút rượu nấu ăn, muối, hành lá, gừng thái sợi và chút tinh bột vào trộn đều.
Bước 2: Sả thái lát, thân cây diếp ngồng thái miếng vừa ăn, nấm kim châm cắt bỏ chân, ớt thái lát, rau mùi thái nhỏ.
Bước 3: Bổ đôi chanh leo, rồi dùng thìa múc lấy phần thịt quả cho vào bát.
Bước 4: Đổ 15ml dầu ăn vào chảo đun nóng sau đó cho gừng tỏi băm nhỏ cùng ớt, sả vào xào thơm tiếp đó cho cà chua xay, chanh leo và nước luộc tôm vào.
Bước 5: Khi nước sôi thì thêm muối, đường, chút bột tiêu cho vừa ăn rồi thêm nấm, rau quả nấu sôi trở lại thì cho cá vào nấu chín. Cuối cùng thêm vài lát chanh và vắt một ít nước cốt chanh vào. Cho rau mùi thái nhỏ lên trên là xong.
Đưa đặc sản cá tra/basa Đồng Tháp tới người tiêu dùng Thủ đô "Tuần hàng cá tra/ba sa và đặc sản Đồng Tháp tại Hà Nội năm 2020" đã chính thức khai mạc tại Siêu thị Big C Thăng Long (Hà Nội). Cá tra Đồng Tháp được bày bán tại siêu thị Big C. Ảnh: Thành Trung/BNEWS/TTXVN Ngày 9/10, Tập đoàn Central Retail tại Việt Nam phối hợp với Sở Công thương tỉnh Đồng Tháp tổ...