Phỏng vấn một thường dân
Phóng viên: Thưa anh, đối với một thường dân, sợ nhất là gì? Lạm phát tăng, giá cả leo thang hay dịch tiêu chảy cấp?
Thường dân: Ồ, không. Đối với thường dân, sợ nhất khi trở thành… phó thường dân.
Phóng viên: Phó thường dân? Làm gì có chức danh đó?
Thường dân: Đúng vậy. Nhưng tôi vẫn cảm thấy nó lơ lửng trên đầu, mỗi khi tôi có việc.
Phóng viên: Việc gì?
Thường dân: Thiếu gì việc. Nhất là những việc dính tới hành chính, cơ quan.
Phóng viên: À, anh hiểu ra sao về các cơ quan?
Thường dân: Không hiểu nhiều!
Phóng viên: Anh đừng buồn. Chính các cơ quan nhiều khi còn chưa hiểu được lẫn nhau.
Thường dân: Tôi biết. Tôi có buồn đâu. Thường dân trên thực tế, không giống các nhà văn miêu tả. Họ ít có dịp để buồn. Họ còn phải tập trung thời gian để kiếm sống. Buồn, thật ra là một cảm xúc khá sang. Cái gì sang nghĩa là xa xỉ.
Phóng viên: Thôi, thôi, đừng triết lý nữa.
Thường dân: Tôi biết. Nhưng tôi đang suy nghĩ ý nhỏ này: Một xã hội không nên có nhiều phó thường dân.
Phóng viên: Đúng.
Thường dân: Và một cơ quan, một tổ chức, không nên có nhiều phó giám đốc.
Phóng viên: Cái gì?
Thường dân: Phó giám đốc! Anh hiểu ra chưa?
Phóng viên: Hiểu rồi.
Video đang HOT
Thường dân: Các cơ quan của ta hiện nay, theo thống kê cho thấy, hầu như vô địch về số lượng phó giám đốc… Ở một tỉnh, người ta đã đếm vài công sở có tới mười ông.
Phóng viên: Mười ông?
Thường dân: Phải. Còn tình trạng năm sáu ông là vô thiên lủng.
Phóng viên: Tại sao thế nhỉ?
Thường dân: Tại vì có quá nhiều ông không thể về hưu. Cũng không thể làm cán bộ thường, nhất là những ông có xuất xứ từ những cơ quan sáp nhập.
Phóng viên: Rắc rối thật.
Thường dân: Đúng là như thế! Nhưng giải quyết rắc rối mới chính là lý do để bộ máy sinh ra. Và họ đã tìm được cách tuyệt hay: Họ tạo ra nhiều ghế phó.
Phóng viên: Chán thật.
Thường dân: Vâng. Rất chán. Kinh nghiệm cho thấy, nơi nào càng nhiều phó, nơi ấy càng lề mề. Lắm ông phó sinh ra chỉ để mỗi việc chờ ông trưởng về hưu hay ngược lại.
Phóng viên: Tôi biết.
Thường dân: Anh còn chưa hiểu tường tận. Đã phó thì cũng có phòng riêng, có thư ký và nhiều khi có cả xe hơi… Tóm lại là phó kèm thêm ban bệ, kèm theo một khoản ngân sách chả phó tẹo nào.
Phóng viên: Bực mình quá.
Thường dân: Bực mình nhất là tuy tôi bình dân, tôi cũng biết rằng rất nhiều nước trên thế giới có rất nhiều cơ quan không có phó. Thậm chí họ không hiểu được từ này. Không hiểu từ thời xa xưa.
Phóng viên: Ví dụ?
Thường dân: Hoàng đế Pháp Napoléon Bonaparte nổi tiếng là một vị chỉ huy chiến trận đại tài. Ông đã nói: “Trong một trận đánh, hai viên tướng tài sẽ nguy hơn một viên tướng dở, nếu họ cùng chỉ huy”.
Phóng viên: Chắc do đấy, chức Hoàng đế chưa khi nào có phó.
Thường dân: Ngài chỉ có kẻ giúp việc mà thôi. Trở lại chuyện bên ta, việc nhiều phó, tôi cảm thấy đang trở thành căn bệnh.
Phóng viên: Đúng.
Thường dân: Hình như chỉ ở ta, nhiều vị giám đốc đi vắng cả tháng cũng chả làm sao. Nhiều vị cứ nghĩ thế là hay. Tự đắc rằng không có cá nhân thì bộ máy vẫn điều hành. Tại sao chả ai nghĩ ngược lại là như thế, cá nhân tồn tại để làm gì?
Phóng viên: À, cá nhân tồn tại để cá nhân khác bao quanh.
Thường dân: Thôi đừng đùa, chuyện này nghiêm túc lắm. Hãy nhìn ra ngoài xã hội, có quán tư nhân nào tồn tại phó chủ quán không? Những vũ trường, những khách sạn tư nhân cũng chả khi nào thấy phó. Cho nên có chuyện gì, ta cũng… tóm được rất nhanh, không hề băn khoăn gì về cơ chế cả.
Phóng viên: Đấy là một thói quen chịu trách nhiệm đích danh.
Thường dân: Đích danh, đấy rõ ràng là điều chúng ta cần đạt tới.
Phóng viên: Chả đơn giản như anh nghĩ đâu, anh thường dân ạ. Một số cơ quan của ta, như anh đã hiểu, tồn tại không chỉ để giải quyết những vấn đề trong xã hội. Nó còn phải giải quyết những quyền lợi của nhau. Mà chuyện ấy thì chả bao giờ đơn giản.
Thường dân: Phải. Nó sẽ chẳng đơn giản nếu như các nhà quản lý chỉ nghĩ tới cấp phó của mình chứ không nghĩ tới các phó thường dân. Đấy là điều cơ bản nhất.
Phóng viên: Chính xác.
Thường dân: Tôi thấy nhà nước ban hành rất nhiều văn bản, mà hình như chưa văn bản nào quy định cho phép số lượng phó bao nhiêu. Tôi luôn hy vọng một… phó công văn như thế!
Theo ANTG
Sốc vụ binh sĩ Mỹ thảm sát 16 dân thường Afghanistan
Một binh sĩ Mỹ tại Afghanistan đã bắn chết 16 dân thường và làm thương những người khác tại tỉnh Kandahar sau khi bị suy nhược thần kinh, các quan chức Mỹ và địa phương cho biết.
Những người biểu tình Afghanistan đốt bức ảnh quốc kỳ Mỹ nhằm phản đối việc các binh sĩ Mỹ đốt kinh Koran.
Anh ta đã rời căn cứ quân sự vào sáng sớm nay và nổ súng sau khi vào các ngôi nhà của người địa phương. 9 trẻ em cũng nằm trong số những người thiệt mạng.
Giới chức Afghanistan xác nhận 16 người đã thiệt mạng.
Hiện chưa rõ động cơ của các vụ giết người.
Tổng thống Afghanistan Hamid Karzai đã điện đàm với các quan chức tại Kandahar, ku vực được xem là nơi sinh ra phong trào Taliban.
Tâm lý chống Mỹ đã tăng cao tại Afghanistan những tuần gần đây sau khi các binh sĩ đốt kinh Koran hồi tháng trước.
Các quan chức Mỹ đã nhiều lần xin lỗi về vụ việc, xảy ra tại một cứ của NATO ở thủ đô Kabul, nhưng những lời xin lỗi không dập tắt được hàng loạt các cuộc biểu tình và tấn công công, vốn làm ít nhất 30 người và 6 binh sĩ Mỹ thiệt mạng.
Có nguồn tin cho biết người dân địa phương đã tụ tập gần căn cứ tại quận Panjwai để phản đối các vụ giết người hôm nay và đại sứ quán Mỹ đã khuyến cáo công dân nước này không tới khu vực.
Tự thú
Vụ giết người xảy ra tại tỉnh Kandahar.
Binh sĩ Mỹ, người được giấu tên, được cho là đã bị suy nhược thần kinh. Anh ta đi bộ ra khỏi căn cứ vào khoảng 3 giờ sáng nay giờ địa phương và hướng về các ngôi làng gần đó.
"11 thành viên gia đình tôi đã chết", Haji Samad, một người cao tuổi từ ngôi làng Najeeban cho biết.
Haji Sayed Jan, từ ngôi làng Alkozai, nói: "Nhà tôi đã bị tấn công và tôi mất 4 thành viên gia đình".
Các lãnh đạo bộ lạc địa phương cho hay trong số các nạn nhân có phụ nữ và trẻ em.
Một phái đoàn từ văn phòng thống đốc tỉnh đã tới ngôi làng để tìm hiểu xem điều gì đã xảy ra, một phát ngôn viên nói.
Sau khi thực hiện các vụ giết người, binh sĩ được cho là đã ra tự thú với giới chức quân sự Mỹ.
Lực lượng hỗ trợ an ninh quốc tế (ISAF) do NATO dẫn đầu cho biết trong một tuyên bố rằng các quan chức Mỹ tại Afghanistan sẽ hợp tác với những người đồng cấp Afghansitan để điều tra vụ việc. "Đây là một vụ việc rất đáng tiếc. Chúng tôi bày tỏ sự quan tâm và lo ngại đối với các gia đình có liên quan", tuyên bố nói.
Đây là lần đầu tiên các dân thường Afghanistan bị tấn công bởi các binh sĩ nước ngoài kiểu này. Tuy nhiên, một binh sĩ Mỹ đã bị buộc tội giết người có chủ ý hồi năm ngoái vì dẫn đầu một "nhóm sát nhân" tại Afghanistan.
Trước các vụ nổ súng hôm nay, quan hệ giữa lực lượng quốc tế và người dân Afghanistan đã rơi xuống mức thấp chưa từng có sau vụ các binh sĩ Mỹ đốt kinh Koran hồi tháng trước.
Trong khi đó, tại Kabul, Tổng thống Afghanistan Hamid Karzai cho biết chính phủ của ông vẫn hi vọng sẽ ký kết một thoả thuận đối tác chiến lược với Mỹ trong 2 tháng tới.
Trong một bài phát biểu trên truyền hình, ông Karzai các cuộc thảo luận sẽ tiếp tục về vai trò cụ thể mà Mỹ sẽ đảm nhiệm sau khi NATO chuyển giao quyền kiểm soát an ninh cho Kabul vào cuối năm 2014.
Hôm thứ 6, Mỹ và Afghanistan đã đạt được một thoả thuận nhằm bàn giao các nhà tù do Mỹ kiểm soát tại nước này cho phía Afghanistan quản lý.
Theo Dân Trí
Siêu mẫu hóa thường dân giúp chồng tranh cử tổng thống Khi Nicolas Sarkozy lao vào cuộc tái tranh cử nhiệm kỳ hai với quyết tâm xóa bỏ sự hào nhoáng xa hoa và xây dựng lại hình ảnh của mình là một tổng thống của nhân dân, thì đệ nhất phu nhân Carla Bruni cũng dường như trải qua sự thay đổi bước ngoặt để diện mạo trở nên gần gụi hơn. Ảnh:...