Phong tục kỳ lạ: Cô dâu khóc 1 tiếng/ngày, mắng chửi bà mối để mong được hạnh phúc
Những cô dâu thuộc dân tộc Tujia tại Trung Quốc không chỉ khóc ít nhất 1 tiếng/ngày trong suốt một tháng trước đám cưới, mà còn mắng chửi bà mối với hi vọng về cuộc sống hôn nhân hạnh phúc trong tương lai.
Mẹ, bà ngoại và người thân của cô dâu sẽ cùng khóc cưới trước khi hôn lễ được cử hành – Ảnh: Baidu
Thường thì đám cưới được coi là thời điểm tràn đầy niềm vui, tiếng cười và hạnh phúc khi cô dâu chú rể bước vào cuộc sống mới. Tuy nhiên, với những cô dâu thuộc dân tộc Tujia ở tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc, họ phải khóc ít nhất 1 tiếng/ngày trong suốt một tháng trước khi trở thành vợ chồng.
Phong tục khóc cưới đã tồn tại từ rất lâu tại nhiều vùng phía tây nam tỉnh Tứ Xuyên, và nổi tiếng trong thời kỳ nhà Thanh (1644 – 1911). Mặc dù không còn phổ biến như trước đây, nhưng người dân vẫn coi phong tục này là một nghi lễ cưới hỏi quan trọng.
Theo kênh CGTN, dân tộc Tujia là dân tộc lớn thứ 8 trong số 56 dân tộc tại Trung Quốc, có dân số hơn 8 triệu người, phần lớn sinh sống ở miền trung và tây nam đất nước.
Các cụ già kể lại rằng mỗi cô dâu đều phải khóc trong đám cưới. Nếu không làm như vậy, cô dâu sẽ bị hàng xóm coi thường và trở thành trò cười trong làng. Trên thực tế, đã có nhiều trường hợp cô dâu bị mẹ đánh vì không khóc trong lễ cưới. Đặc biệt, thông qua tiếng khóc, người Tujia có thể đánh giá giá trị và trí tuệ của cô dâu.
Theo China Daily, ở phía tây tỉnh Tứ Xuyên, phong tục khóc cưới được gọi là “Zuo Tang” (Ngồi trong hội trường). Thông thường, cô dâu bắt đầu khóc một tháng trước ngày cưới. Khi đêm buông xuống, cô dâu đi vào hội trường và ngồi khóc trong khoảng một giờ. Mười ngày sau đó, mẹ cô dâu cũng sẽ khóc cùng con gái. Sau đó, đến lượt bà của cô dâu “tham gia”. Nếu cô dâu có chị em hoặc cô dì, họ cũng phải khóc cùng cô dâu.
Video đang HOT
Theo quan niệm, việc cô dâu khóc sẽ mang lại niềm vui và hạnh phúc cho cuộc hôn nhân. Tiếng khóc của cô dâu được biểu đạt qua những lời than buồn. Tuy nhiên, trong quá khứ, nhiều cô dâu đã khóc vì bị ép buộc kết hôn và than vãn về cuộc hôn nhân không hạnh phúc sắp tới.
Phần mắng chửi bà mối là một phần quan trọng và đáng chú ý trong phong tục khóc cưới. Trước đây, trong xã hội cổ, phụ nữ không có quyền tự quyết định về hôn nhân, mà tất cả đều do bà mối và cha mẹ sắp đặt. Do đó, các cô dâu thường mắng chửi bà mối trước khi lên xe hoa. Điều này cũng được thể hiện trong các vở kịch và nghệ thuật dân gian khác tại Trung Quốc.
Ở nông thôn, nơi môi giới hôn nhân vẫn đóng một vai trò quan trọng, các cô dâu tiếp tục nguyền rủa khi thực hiện phong tục khóc cưới. Tuy nhiên, các bà mối cũng không sợ bị mắng chửi. Vì nếu không bị mắng, điều đó đồng nghĩa với việc họ sẽ không thoát khỏi những vấn đề không may mắn.
Nhiều cô gái trẻ chỉ mới 15 hoặc 16 tuổi đã được huấn luyện để khóc, chuẩn bị cho đám cưới trong tương lai. Họ luyện tập với bạn bè để đảm bảo không mắc sai lầm vào ngày khóc chính thức trước ngày cưới.
Đám cưới kỳ lạ: Cặp đôi không trao nhẫn mà tặng cho nhau một đồ vật cực "độc"
Nhẫn cưới là một thứ luôn xuất hiện trong hôn lễ nhưng với một cặp cô dâu chú rể, đồ vật đó không phải là ưu tiên để lựa chọn.
Có lẽ ai cũng đã quen với cảnh cô dâu và chú rể trao nhau chiếc nhẫn cưới trong ngày lễ trọng đại nhất cuộc đời họ. Thế nhưng một buổi lễ đám cưới trong đó nhân vật chính thay thế cặp nhẫn bằng đồ vật khác như cặp đôi dưới đây lại là một điều hiếm gặp.
Cô dâu Madi Dager, và chú rể Jay Aspen đều 26 tuổi hiện sinh sống ở Idaho Falls (Mỹ). Họ là bạn thời trung học và hẹn hò gần 9 năm trước khi gắn bó với nhau vì tình yêu với thể loại nhạc Rock. Khi kết hôn, cặp đôi đã tìm cách để nâng tầm đám cưới của mình bằng cách trao đổi những cây đàn guitar điện thay vì những chiếc nhẫn mà họ cho rằng đã quá nhàm chán.
Cặp đôi chia sẻ họ muốn tránh những truyền thống cũ tẻ nhạt trong ngày lễ trọng đại và thay vào đó là một điều gì "ít căng thẳng và mang tính cá nhân hơn" trong lễ cưới diễn ra vào ngày 16 tháng 12 tại Idaho Falls, Idaho (Mỹ).
"Thật sự rất vui vì những chiếc đàn đã được cất giấu quá lâu, khi nó không được ra ngoài thì giống như chú rể không nhìn thấy cô dâu vậy. Rất ít người trong tiệc cưới của chúng tôi biết về nó, đa số những người khác đều rất sốc nhưng sau đó họ dần trở nên hào hứng với điều này", cô dâu Danger cười nói.
Cặp đôi sở hữu phong cách độc lạ.
Được biết, ý tưởng trao đổi những cây đàn ban đầu chỉ là một trò đùa, nhưng họ đã biến nó thành sự thật. Danger giải thích: "Một ngày nọ, chúng tôi đang nói về cây đàn mà mình thích và sau đó đã tìm nó trên trang web của Gibson tại Explorers.
Tôi đã nói đùa về việc sẽ trao tặng nó cho nhau trong đám cưới của mình, nhưng cuối cùng chúng tôi đã thực hiện hóa. Tôi cũng thích những chiếc nhẫn kiểu Victoria nhưng chúng rất khó tìm, còn những chiếc chúng tôi thấy lại trông rất rẻ tiền và không có gì đặc biệt".
Vì lí do đó, cặp đôi yêu thích thập niên 80 đã chọn đàn cho lễ cưới của họ thay cho việc trao nhẫn cưới.
Cuối cùng, những người yêu nhau thời trung học đã kết hôn trong một nhà thờ theo phong cách kiến trúc Gothic phù hợp. Chiếc xe sau đó được dùng để đón tiếp họ là chiếc xe cổ điển mà chính Danger đã mua vào năm 2021 với giá 8.500 đô la (khoảng hơn 200 triệu) với biển số "6FTUNDER".
"Chúng tôi đã có nó trong một nhà thờ Phục Hưng kiểu Gothic rất tuyệt với đồ đá và kính màu. Nó thật lộng lẫy", Danger thốt lên. "Chúng tôi đã đợi ba tháng để mục sư trở về nước để tổ chức đám cưới ở đó. Nó xứng đáng với sự chờ đợi và với những gì chúng tôi đã phải bỏ ra. Những cây đàn ấy đã được cất giấu quá lâu, đã đến lúc chúng thực hiện nhiệm vụ của chúng. Nhiều người còn ngỡ rằng đám cưới diễn ra vào những năm 80", cô nói.
Đó cũng là điều dễ hiểu vì Danger đã xuất hiện trong đám cưới của mình với kiểu tóc bồng bềnh theo phong cách thập niên 80 trong chiếc váy trắng cổ điển được bán với giá 120 đô la (gần 3 triệu đồng), trong khi chồng cô, Jay Aspen mặc một chiếc vest đen và đeo cà vạt đỏ. Không những thế, người ta còn có thể nghe thấy Mục sư Ruth Marsh tuyên bố rằng cặp đôi là "những nốt nhạc thiêng liêng lẻ trở thành một hợp âm tuyệt vời".
Cuối cùng, cặp vợ chồng son đã kết thúc lễ cưới bùng nổ với ca khúc "Lovesong" cổ điển năm 1989 của Cure. Còn tại buổi tiếp tân, họ đã cùng nhau ăn một chiếc bánh được tặng bởi bà của Danger với bông hoa hồng màu đỏ. Và họ lại đưa quan khách đến bất ngờ khác khi cắt bánh bằng chiếc dao găm đã được trang trí chứ không cắt bằng dao thường.
Nói về đám cưới của mình, Danger tâm sự: "Luôn có một số người nghĩ rằng điều đó thật khó hiểu và chúng tôi chỉ đang cố gắng trở nên khác biệt nhưng đó là những gì chúng tôi muốn. Cho dù đó là trên phương tiện truyền thông ngoài xã hội, thì đó cũng chính là cách mà đám cưới sẽ diễn ra".
Chiếc xe dùng cho đám cưới cũng là xe cổ.
Trái lại, hôn lễ đã chạm đến trái tim của 118.000 người theo dõi Instagram của Danger. Bài đăng của cô nhận được hàng trăm lời chúc tốt đẹp.
Có thể thấy, việc không trao nhau cặp nhẫn trong buổi lễ kết hôn là điều có phần kỳ lạ. Nhưng cặp đôi Madi Danger và Jay Aspen đã không vì những lời đàm tiếu của người ngoài mà từ bỏ một đám cưới họ mong ước. Họ đã có những kỷ niệm đẹp, không chỉ với đối phương, mà chắc chắn là với những người chứng kiến ngày vui của họ vào hôm ấy.
Mẹ chồng bắt con dâu dậy từ 4 giờ sáng, nấu ăn mặn chát để tiết kiệm và loạt yêu cầu vô lý khác Mẹ chồng ngày càng quá đáng khiến nàng dâu không muốn gọi bà là mẹ nữa, không muốn quan tâm đến bà. Bài toán mẹ chồng nàng dâu khó giải từ bao đời nay, dù ngày nay đã được cải thiện hơn rất nhiều nhưng vẫn có không ít gia đình to tiếng, bất hòa vì vấn đề này. Mới đây, một nàng...