Phong tục ít ai biết của người H’Mông ngày lễ này: họa tiết trang phục ẩn chứa bí mật
Hằng năm, cứ vào ngày lễ Tết Độc lập 2/9, người HMông lại rộn ràng tục lệ đi chơi chợ tình “bắt vợ”.
Dịp lễ Quốc khánh 2/9 hằng năm, Mộc Châu luôn là điểm đến thú vị của nhiều người với phiên chợ tình với Tết của người Mông. Theo truyền thống, Tết Độc lập của người Mông ra đời từ cuối những năm 50 của thế kỷ trước để tỏ lòng biết ơn Đảng, Bác Hồ, Chính phủ đã đem lại độc lập tự do cho đồng bào cả nước nói chung và người H’Mông nói riêng.
Vào ngày lễ, sẽ có những phiên chợ mua bán quần áo diễn ra. Đây còn là nơi để những đôi trai gái hẹn hò, tán tỉnh và kết thành đôi lứa.
Những người thời xưa yêu nhau nhưng không đến được với nhau thì có thể hẹn hò để tâm sự về cuộc sống của mỗi người, sau đó họ lại quay trở lại với với cuộc sống hàng ngày.
Vài tháng trước khi phiên chợ tình diễn ra, những cô gái độ tuổi xuân thì chuẩn bị cho mình những bộ váy xinh đẹp và rực rỡ nhất còn các chàng trai thì chăm chỉ tập luyện những điệu khèn.
Tại chợ tình cũng diễn ra phong tục bắt vợ như một nét văn hóa đẹp với mục đích tích cực, đó được coi là một giải pháp khá hiệu quả cho những đôi trai gái yêu nhau tha thiết nhưng lại gặp phải trở ngại từ phía gia đình. Thực chất, kế hoạch bắt vợ đã được bàn bạc bí mật, có sự hỗ trợ của anh em, bạn bè, cô bác. Cô gái đi làm nương, chàng trai bất ngờ xuất hiện cùng bạn bè ra sức kéo cô gái về làm vợ.
Video đang HOT
Dù tất cả đều “nằm trong kế hoạch” nhưng cô gái vẫn cố gắng la hét, kêu cứu. Sau đó phía nhà trai sẽ bắt gà làm phép theo như truyền thống rồi đưa cô gái vừa bị “bắt” vào nhà.
Ngày nay, tục lệ này đã trở nên mai một dần vì quyền lựa chọn hạnh phúc riêng của mỗi người nhưng truyền thống mặc đẹp vẫn được lưu giữ. Phụ nữ dân tộc Mông có những bộ trang phục vô cùng cầu kì với các đường nét, hoa văn độc đáo và mang nhiều ý nghĩa đối với cuộc sống hàng ngày, đời sống tâm linh. Các đường nét trên trang phục của người Mông không chỉ là họa tiết thông thường để trang trí, nó còn có ý nghĩa kết nối quá khứ với hiện tại và những ước vọng cuộc sống. Từ đó, nhắc nhở nhau nhớ về lịch sử, văn hoá truyền thống của dân tộc.
Các du khách từ các tỉnh đến cũng phải thuê cho bằng được trang phục dân tộc nhưng ít ai biết đến ý nghĩa thực sự của nó. Người Mông thường sống trên những triền núi cao nên họ chọn gam màu sắc sặc sỡ như xanh, đỏ, tím, vàng.
Họ coi những màu sắc này sẽ mang đến may mắn, ấm no, hạnh phúc. Họa tiết trong trang phục của người Mông chủ yếu là hoa văn hình xoắn ốc, trái tim, hình vuông, chữ nhật, zích zắc và một số biểu tượng gắn liền với cuộc sống như: sấm chớp, dụng cụ lao động, con vật, các loài hoa… được thể hiện qua từng đường nét uốn lượn trên thân áo, váy nhằm thể hiện sùng bái vạn vật bao quanh, mùa màng thuận lợi, sung túc.
Trên địa bàn tỉnh có dân tộc Mông xanh, Mông trắng, Mông hoa hay còn gọi Mông đỏ và Mông đen. Đối với trang phục của phụ nữ Mông xanh và Mông trắng, các họa tiết nổi bật trên lưng, cổ áo, phía trước ngực; trang phục của phụ nữ Mông đen và Mông đỏ, các họa tiết trang trí chủ yếu tập trung trên hai ống tay áo, yếm và trên váy.
Mặc dù chọn các gam màu khác nhau nhưng đường nét, hoa văn được thêu trên áo, váy vẫn mang chung quan niệm ý nghĩa như nhau.
Trước đây, đi trẩy hội, chơi Tết, người Mông thường nhìn các họa tiết trên trang phục để biết được cuộc sống, cảm xúc hiện tại. Nếu trên trang phục của phụ nữ đang mặc có thêu hình xoắn ốc là đang cô đơn cần tìm bạn; nếu hình trái tim là đang có người yêu, còn 2 hình trái tim là họ đã lập gia đình, 4 trái tim là phụ nữ có đại gia đình sống hạnh phúc… Do đó, du khách các tỉnh lân cận có ý định lên chợ tình chơi và thuê trang phục dân tộc mặc, hãy lưu ý đặc điểm trang phục này kẻo bị trai bản bắt về làm vợ đấy!
Khác với các dân tộc khác, trang phục cổ truyền của phụ nữ Mông gồm rất nhiều bộ phận cầu kì hợp thành như khăn đội đầu hoặc mũ, áo, váy và thắt lưng.
Váy được xếp thành ly khi bước đi tạo sự nhịp nhàng, đong đưa. Người Mông thường quan niệm, các khối hình càng thêu tỉ mỉ, càng chắc tay thì càng thể hiện được sự khéo léo trong việc vun vén hạnh phúc cũng như sự giàu sang, sung túc của gia đình.
Vì vậy, ngay từ khi còn nhỏ, các bé gái người Mông đã được bà, mẹ dạy cách thêu thùa, để có những bộ trang phục luôn được thêu tỉ mỉ và đẹp mắt trong các ngày hội. Ngày nay, nhu cầu của giới trẻ về “gu” thời trang có nhiều đổi mới, các đường nét trên trang phục của người Mông ngày càng đa đạng, hiện đại hơn. Tuy nhiên, vẫn giữ được giá trị đặc sắc, không làm mất đi khuôn mẫu trang phục truyền thống của dân tộc.
Đối với người Mông, trang phục của phụ nữ có ý nghĩa không chỉ bảo vệ sức khỏe, che thân mà còn ẩn chứa nét riêng để làm đẹp và phân loại các dân tộc Mông khác.
Lào Cai: Nghệ thuật trang trí trên trang phục người Pa Dí
Người Pa Dí cư trú chủ yếu ở huyện Mường Khương (Lào Cai). Người Pa Dí luôn giữ gìn các giá trị văn hóa truyền thống, trong đó có việc bảo tồn, phát huy giá trị nghệ thuật trên trang phục, đặc biệt là trên bộ y phục nữ với nghệ thuật trang trí thêu chỉ màu, ghép vải, phản ánh tư duy sáng tạo của người Pa Dí.
Người Pa Dí giữ nét đẹp văn hóa truyền thống
Áo của phụ nữ Pa Dí là áo dài tứ thân, xẻ nách chỉ cài 1 cúc. Để tạo bộ y phục rực rỡ sắc màu với bố cục, đường nét, mô típ hoa văn, phụ nữ Pa Dí sáng tạo vận dụng kỹ thuật thêu thùa với 2 thủ pháp chính là thêu và ghép vải. Sử dụng 3 kiểu kỹ thuật thêu: Thêu buộc, thêu xuyên và thêu luồn chỉ. Thêu buộc làm cho hoa văn và đường chỉ thêu nổi rõ trên đường đồ án của trang trí, dùng mũi kim xuyên qua 2 sợi vải rồi vòng sợi chỉ ngược lại đầu mũi kim, rút kim lên và thắt chỉ chặt vào tấm vải, làm như vậy cho tới khi thành hình hoa 4 cánh, mắt con chim, chuột, hình tam giác... Thêu xuyên là kỹ thuật thêu dùng mũi kim xuyên thủng xuống mặt sau của tấm vải rồi cách 2 hàng chỉ lại xuyên ngược lên theo kiểu đan nóng mốt, cứ móc 2 mũi lại đè 2 mũi. Thêu luồn trên tấm vải màu trắng, luồn kim qua lại trên tấm vải cần thêu, họ đan những sợi chỉ nhiều màu sắc vào nhau sao cho khít, các họa tiết hoa văn nổi rõ trên trang phục, loại hoa văn thường thấy khi sử dụng kiểu thêu này là hoa văn hình thoi, hình chữ nhật... Cả 3 cách thêu này được sử dụng thêu trên phần hoa văn dây thắt lưng của phụ nữ.
Các biện pháp thêu, ghép vải kết hợp với nhau tạo ra những mẫu \\\ phong phú, nhiều màu sắc, đồng thời với những khổ vải ghép đậm sắc màu bên cạnh các đường thêu thanh mảnh, tạo cho người ngắm cảm giác như các hoa văn luôn biến đổi.
Cổ áo nữ thường cắt theo kiểu cổ tròn, là một miếng vài dài khoảng 40 cm, rộng 6 cm, viền mép khâu chỉ trắng trên nền vải xanh, vải hoa trông rất đẹp. Phía ngoài là bản vải hoa ghép hai màu xanh, đỏ, phía trong là lớp vải hoa hoặc vải đỏ lộ ra làm cho cổ của cô gái trông càng đẹp và bộ trang phục cũng gây được ấn tượng. Ngoài ra, người Pa Dí dùng các hạt bạc, cúc bạc để đính trên bề mặt cổ áo, cúc bạc to được đính để cài khóa ở hai đầu, tạo điểm nhấn cho người sử dụng.
Trang phục truyền thống của đồng bào Pa Dí
Màu sắc chủ đạo trên trang phục là màu chàm đen, họ tạo ra những điểm nhấn, trang trí bằng màu sắc như dùng chỉ màu để thêu hoặc khâu ở dưới cầu vai áo hai bên cánh tay, trang trí trên cổ áo bằng cách ghép vải màu và khâu vải màu ở lớp bên trong cổ áo, phía trước ngực được đeo dải bạc trắng có biểu tượng mũ mái nhà (hình tam giác) vắt chéo trước ngực từ trên nách trái kéo dài xuống eo phải. Người Pa Dí rất biết cách phối màu. Bao giờ cũng là đường thêu màu nóng, rực rỡ, sau đó gam màu giảm dần như 3 đường thêu dích dắc ở ngực áo nữ, đầu tiên là chỉ thêu màu hồng, kế đó là màu xanh, cuối cùng là màu nâu.
Bộ nữ trang phục truyền thống còn là của hồi môn khi người con gái Pa Dí đi lấy chồng. Với giá trị và nghệ thuật thêu trang trí trên trang phục, năm 2020, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công nhận Nghệ thuật trang trí trên trang phục của người Pa Dí là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Việc công nhận này góp phần bảo tồn và phát huy trang phục trong cộng đồng, đồng thời làm cho cộng đồng người Pa Dí thêm tự hào với truyền thống văn hóa và đặc biệt là trang phục truyền thống dân tộc.
Trang phục nam người Mông Không rực rỡ sắc màu và nổi bật như trang phục phụ nữ, trang phục của nam giới người Mông đơn giản hơn. Với màu đen chủ đạo, cùng những đường cắt cúp độc đáo, bộ trang phục đã góp phần tôn lên vóc dáng khỏe khoắn của nam giới người Mông. Người Mông Xanh trong trang phục truyền thống. Người Mông luôn...