Phòng tư vấn tình yêu hôn nhân gia đình Hạnh Dung: Ở đây có nhận giữ nước mắt
Ở đó, mỗi người phụ nữ bước vào đều giãi bày câu chuyện tình yêu hôn nhân trong nước mắt.
Mỗi người có một nỗi đau riêng. Có những người lâm vào tấn bi hài kịch mà các nhà biên kịch đại tài cũng không thể nghĩ tới.
Mấy hôm nay, bộ phim Thế giới hôn nhân của Hàn Quốc đang gây bão. Nhiều người xem phim và “hết hồn” vì không ngờ trong mỗi cuộc hôn nhân đều đáng sợ đến vậy, đều bi hài đến thế. Nhưng nếu bạn giữ vai trò chị Hạnh Dung ở Báo Phụ Nữ, bạn còn… hết hồn hơn nữa.
Báo Phụ Nữ thiết kế phòng tư vấn Hạnh Dung khác hẳn những phòng khác. Đó là căn phòng nhỏ, có bộ sofa màu tím, bức tường màu tím nhạt, đèn vàng ấm áp và “thiết kế”cả một chị Hạnh Dung thân thiện, gần gũi, nhã nhặn, nhẫn nại và có khả năng siêu lắng nghe.
Thứ tốn nhất trong căn phòng này chính là… khăn giấy
Bao năm qua, đã có rất nhiều người tìm đến căn phòng này. Bước vào phòng, ngồi xuống sofa là mỗi người cởi bỏ lớp “áo giáp cảm xúc” để trải lòng ra ngay. Chỉ những người làm việc trong phòng tư vấn Hạnh Dung mới biết, thứ tốn nhất trong phòng này là khăn giấy.
Ở đó, mỗi người phụ nữ bước vào, đều giãi bày câu chuyện trong nước mắt. Mỗi người có một nỗi đau về hôn nhân riêng. Có những người lâm vào tấn bi hài kịch mà nhà biên kịch đại tài cũng không thể nghĩ tới.
Quan điểm của tổ tư vấn Hạnh Dung là cố gắng giúp “thân chủ” của mình hiểu đủ, hiểu đúng vấn đề, từ đó đưa ra lựa chọn đúng. Nhưng cũng có thực tế ít ai biết: phụ nữ khi yêu mù quáng thì chớ, khi hết yêu vẫn tiếp tục mù quáng. Đến mức, đôi khi, người ta thấy dường như đàn ông là một loại thuốc gây mù quáng cho phụ nữ. Đó là một nét vừa đáng yêu vừa đáng thương của chị em.
Bao nhiêu vị khách là bấy nhiêu câu chuyện đời ngập trong nước mắt. Ảnh minh họa
Có chị kết hôn phải người chồng có đủ “bộ sưu tập” xấu: vũ phu, rượu chè, bài bạc. Chị bảo từ lâu không còn yêu chồng nữa, thậm chí rất sợ khi đứng gần chồng. Chị phải đi làm vất vả mỗi ngày để trả đống nợ do chồng gây ra. Năm lần bảy lượt như vậy. Rồi cuối cùng chị lại lấy một bi kịch này để giải quyết một bi kịch khác, đó là ngả lòng vào một người đàn ông khác.
Chị hỏi chị Hạnh Dung: “Tôi có nên ly hôn?”. Chị Hạnh Dung hỏi ngược lại: “Vì sao không ly hôn ngay mà còn hỏi?”. Chị bảo: “Con tôi đang học lớp 11, để khi con học hết 12 mới dám chia tay, vì sợ ảnh hưởng đến cháu”.
Video đang HOT
Chị Hạnh Dung lại hỏi, nếu phải chờ như vậy, tại sao không chờ đến khi con trai tốt nghiệp đại học, rồi chờ cho con trai yên bề gia thất mới ly hôn? Tất nhiên, chị ấy không trả lời được, vì chính bản thân chị mâu thuẫn trong việc đưa ra quyết định lựa chọn hạnh phúc. Đó là một trong rất nhiều phụ nữ đang ngụp lặn trong đau khổ hôn nhân, tìm đến chị Hạnh Dung không chỉ để tư vấn “tôi nên làm gì” mà chỉ là để được giãi bày câu chuyện của mình.
Mục Nhỏ to tâm sự của Hạnh Dung trên báo Phụ Nữ
Nhớ có lần, một chị vừa ngồi xuống ghế đã bật khóc nức nở vì quá uất ức, nhưng chị ngại nên cố ghìm lại, đưa hai tay bưng mặt, người run lên. Chị Hạnh Dung ân cần: “Không sao mà, chị cứ khóc thoải mái đi rồi mình nói chuyện, ở đây chúng tôi có nhận giữ nước mắt”. Nghe câu đó, chị trấn tĩnh phần nào, khóc nhẹ nhàng hơn và suốt buổi tư vấn, chị đã “lấy đi” của chị Hạnh Dung hai hộp khăn giấy…
Hôn nhân nhiều khi không thể giải quyết rõ ràng, tách bạch, bởi hôn nhân là vấn đề tình cảm. Mà đó là tình cảm của cả tình yêu và tình nghĩa. Chị Hạnh Dung giữ vai trò là một người thân thương, đáng tin cậy, có hiểu biết về pháp luật, biết cân nhắc tình – nghĩa để phân tích cho “thân chủ” nhìn rộng, nhìn xa, nhìn đẹp về vấn đề mình đang đối diện, từ đó, người trong cuộc tự đưa ra quyết định.
Sau nhiều năm tư vấn, chị Hạnh Dung càng thấy rõ, nước mắt luôn tồn tại trong hôn nhân, nhưng hôn nhân hạnh phúc không cần nước mắt. Nếu có một điều nào ngọt ngào nhất trên thế giới này, đó có lẽ là việc được ai đó giữ giùm cho những giọt nước mắt. Vì vậy, làm nhiệm vụ “giữ giùm nước mắt” là một trong những điều ý nghĩa mà chị Hạnh Dung làm được trong nhiều năm qua.
Đang đi trên đường, vợ đề nghị ly hôn vì lý do bất khả kháng, người chồng đưa ra câu trả lời cực sốc khiến cô khóc ngay tại chỗ
Chiều tối hôm ấy, tôi nắm tay chồng đi từ ga tàu điện ngầm về nhà, nghĩ ngợi rất lâu, sau đó nói với anh: "Không thì chúng ta ly hôn đi".
Đối với nhiều người, con cái như một món quà của hôn nhân chứ không phải kết hôn để sinh con đẻ cái. Với họ, được chính thức có danh phận với người mình yêu, cùng nhau hạnh phúc sống mỗi ngày, cùng già đi bên nhau mới là điều hoàn mỹ nhất.
Nhiều người đặt ra câu hỏi về chuyện nếu không thể mang thai thì có nên ly hôn chồng không. Một cô gái đã kể về câu chuyện của mình. Đến cuối cùng, quyết định của mối quan hệ ấy thế nào phụ thuộc vào tình yêu anh ấy dành cho bạn lớn ra sao.
" Lúc biết mình mắc đa nang buồng trứng thật ra tôi rất bình tĩnh, tuy rằng tỷ lệ mang thai tự nhiên rất thấp nhưng có thể làm kích thích. Tôi rất bình tĩnh thoải mái uống thuốc sáu tháng, giảm mất 10kg, chuẩn bị trạng thái tốt nhất cho tháng làm kích thích buồng trứng sắp tới.
Nhưng, một tháng, hai tháng... cho đến khi bác sĩ nói rằng tôi không chỉ mắc đa nang buồng trứng mà còn mắc hội chứng nang hoàng thể hóa không vỡ lúc làm kích thích cũng không phá vỡ được noãn. Đại khái có lẽ không có con được. Tôi sụp đổ rồi.
Lúc tôi nói với mẹ chuyện này, bà chỉ biết lau nước mắt, nói con gái tôi sao chuyện gì cũng thuận lợi, chỉ có chuyện này là khó khăn quá, giờ phải ăn nói làm sao với nhà chồng tôi.
Dù là người mẹ thân yêu nhất của tôi cũng không thoát khỏi luận điệu 'phụ nữ là công cụ sinh con', lời của bà thật sự khiến tim tôi đau nhói.
Tức giận cũng được, giận hờn cũng thôi đi, tôi rất không đồng tình với cách nghĩ mượn tiền người nhà để làm thụ tinh trong ống nghiệm.
Lần đầu tiên tôi cảm thấy mọi thứ tăm tối đều ở trong thành phố này, tôi không có nhà, không có xe, tiền làm thụ tinh ống nghiệm cũng không có, khả năng cơ bản nhất là sinh con giờ cũng không thể, uổng phí ba mươi năm sống trên đời rồi, sống như thể con sâu cái kiến... mất hết hy vọng.
Chiều tối hôm ấy, tôi nắm tay chồng đi từ ga tàu điện ngầm về nhà, nghĩ ngợi rất lâu, sau đó nói với anh: 'Không thì chúng ta ly hôn đi'.
Anh ấy không chút biến sắc, xoa xoa đầu tôi vừa chuyên tâm dắt tay tôi tiếp tục đi vừa dùng biểu cảm của con mọt sách thẳng thắn nói: 'Sinh thái học là một thứ rất kỳ diệu, một quần thể sẽ luôn duy trì tính ổn định nguồn gen của chính nó. Gen quá tốt hoặc quá xấu thường sẽ bị quần thể đào thải. Gen của vợ anh tốt như vậy không duy trì được cũng là chuyện bình thường. Vợ anh cũng không cần phải gánh lên vai nhiệm vụ giúp gen của quần thể trở nên tốt hơn, bản thân sống vui vẻ là được rồi'.
Tôi ngẩng đầu nhìn anh, anh vẫn là dáng vẻ mọt sách đó, còn tôi cứ vậy khóc đến không dừng lại được. Thời khắc đó, tôi có cảm giác như tôi cùng anh ngồi trên đỉnh cao nguyên đầy tuyết đánh đàn thổi tiêu, nhìn xuống dưới chân lớp lớp người như loài linh dương bình thường di chuyển, sinh sản, sống rồi lại chết...
Tôi biết đây không phải lời tỏ tình của anh, nhưng là lời tỏ tình hay nhất tôi từng nghe. Tôi nhớ lại chuyện của năm xưa...
'Cậu gì ơi, nghe nói bạn là thí sinh hóa học, sau này nhờ cả vào cậu nhé!'.
Đây là câu đầu tiên tôi nói với anh, từ năm nhất lúc làm thí nghiệm hóa học, chúng tôi bắt đầu trở thành người cộng tác, bạn bè, anh em, người yêu, rồi bạn đời...
Cuối cùng, vào thời khắc đó anh đã đi vào nên mềm yếu nhất trong trái tim tôi.
Thật sự thì quen nhau lâu như vậy, làm anh em nhiều năm rồi, tôi và anh chưa bao giờ vẽ ra mấy thứ trời long đất lở, tôi cũng chưa từng nói với anh mấy câu tỏ tình gì đó.
Thật muốn trở lại lớp hóa học năm đó, bỏ qua một bên cô gái ngốc chỉ muốn làm thí nghiệm viết báo cáo thật nhanh, nói với chàng trai đó:
Chúng ta không vòng vo nữa được không?
Chúng ta không lãng phí thời gian nữa được không?
Chúng ta đừng để bản thân bỏ lỡ một người có được không?
Tôi là người cộng tác của cậu, quãng đời còn lại mong chỉ bảo nhiều hơn.
Nhưng thời gian đã bỏ lỡ không thể quay lại nữa, may mà anh vẫn ở đây".
Tình nghĩa vợ chồng đừng nên được đánh giá khi sóng yên biển lặng, phải chính thức đối mặt với thử thách rồi hẵng nói đến chuyện họ yêu nhau và cảm thông cho nhau ra sao. Nhiều người con chuyện kết hôn là sinh con phải luôn đồng hành. Tuy nhiên, cũng có một số cho rằng con cái là món quà của tình yêu, nếu có con tình yêu thêm đơm hoa kết trái. Nếu họ thiệt thòi hơn, không có con cũng chẳng sao cả, họ vẫn bên nhau, tình cảm vẫn tròn đầy.
Chuyện có con trong hôn nhân là chủ đề nhạy cảm từng gây ra nhiều tranh cãi. Tuy nhiên, ở một mặt nào đó, nó cũng tạo nên những "phép thử" giữa hai vợ chồng với nhau.
Không muốn sống chung nhà với người vợ 'bo bo' giữ tiền Thời điểm này, anh băn khoăn nên buông hay giữ cuộc hôn nhân của mình. Sống với người vợ không bao giờ công khai tài chính với chồng, anh cảm thấy niềm tin dành cho vợ vơi dần. Tình cảm của anh với vợ ngày càng nhạt khi vợ luôn "bo bo" giữ tiền. Ảnh minh họa Những năm đầu cuộc hôn nhân...