Phong trào Houthi tấn công nhầm tàu chở dầu Nga
Công ty an ninh hàng hải Ambrey (Anh) cho biết phong trào Hồi giáo Houthi đã phóng tên lửa nhầm vào một tàu chở dầu của Nga trong vụ tấn công hôm 12/1 ngoài khơi Yemen.
Tàu thuyền di chuyển tại cảng Saleef, ngoài khơi tỉnh Hodeida của Yemen, phía Tây Biển Đỏ. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo tờ Daily Mail, Tổ chức Điều hành Thương mại Hàng hải Vương quốc Anh (UKMTO) cho biết, họ đã nhận được báo cáo về một vụ tấn công tên lửa nhằm vào một tàu chở dầu treo cờ Panama đang di chuyển tại vùng biển cách thành phố cảng Aden của Yemen 90 hải lý về phía Đông Nam. Quả tên lửa này rơi xuống cách con tàu 400 – 500 mét và không gây thương tích hay thiệt hại nào.
Công ty Ambrey cho biết thủy thủ đoàn của tàu chở dầu đã phát hiện ba tàu nhỏ tiếp cận trong lúc di chuyển theo hướng Đông qua Hành lang quá cảnh quốc tế (IRTC). Và sau đó, tàu này nhìn thấy một quả tên lửa rơi xuống nước.
Video đang HOT
Ambrey đánh giá rằng con tàu đã bị nhắm mục tiêu nhầm vì dùng nền tảng khai báo thông tin cũ, theo đó đó con tàu này liên quan Anh. Trên thực tế, tàu đang vận chuyển dầu của Nga. Đây là lần thứ hai các tàu đang vận chuyển dầu của Nga bị Houthi tấn công nhầm.
Kể từ ngày 19/11, các tay súng Houthi đã gây ra hàng chục vụ tấn công bằng máy bay không người lái và tên lửa vào các tàu thương mại phương Tây ở Biển Đỏ, nhằm phản đối các hoạt động quân sự của Israel ở Gaza.
Để đáp trả hành động gây rối Biển Đỏ, Mỹ và Anh đã khai đòn tấn công từ trên không và trên biển nhằm vào các mục tiêu quân sự của Houthi ở Yemen trong đêm 11/1 theo giờ địa phương. Nga đã lên án các cuộc tấn công và kêu gọi Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc họp khẩn cấp.
Mỹ, Anh khẳng định mục đích giảm leo thang căng thẳng ở Biển Đỏ
Ngày 12/1, Anh, Mỹ và 8 quốc gia đồng minh khẳng định cuộc không kích nhằm vào lực lượng phiến quân Houthi ở Yemen là nhằm khôi phục "sự ổn định ở Biển Đỏ".
Tàu thuyền di chuyển tại cảng Saleef, ngoài khơi tỉnh Hodeida (Yemen), phía Tây Biển Đỏ. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại London, trong một tuyên bố chung, chính phủ các nước Anh, Mỹ, Australia, Bahrain, Canada, Đan Mạch, Đức, Hà Lan, New Zealand và Hàn Quốc nêu rõ mục đích của cuộc không kích là "giảm căng thẳng và khôi phục sự ổn định ở Biển Đỏ". Tuyên bố nhấn mạnh liên minh này sẵn sàng hành động để đảm bảo dòng chảy thương mại tự do tại một trong những tuyến đường thủy quan trọng nhất thế giới.
Kể từ tháng 11/2023, lực lượng Houthi đã tăng cường tấn công các tàu thương mại di chuyển qua Biển Đỏ để thể hiện sự ủng hộ đối với Phong trào Hồi giáo Hamas đang xung đột với Israel ở Dải Gaza. Trong một cuộc tấn công trả đũa quy mô lớn ngày 11/1, quân đội Mỹ và Anh đã tiến hành không kích hơn 10 địa điểm của Houthi tại Yemen bằng tên lửa Tomahawk phóng từ tàu chiến và các chiến đấu cơ. Các quan chức Mỹ giấu tên cho biết mục tiêu của cuộc không kích này là các trung tâm hậu cần, hệ thống phòng không và các địa điểm cất giấu vũ khí của Houthi.
Cùng ngày 12/1, Anh khẳng định phản ứng của nước này sau các vụ tấn công của Houthi nhằm vào các tàu thương mại quốc tế trên Biển Đỏ là phù hợp với luật pháp quốc tế. Tuyên bố của Chính phủ Anh nhấn mạnh: "Theo luật pháp quốc tế, Anh được phép sử dụng vũ lực trong những trường hợp mà tự vệ là biện pháp khả thi duy nhất và cần thiết để đáp trả tương xứng với một cuộc tấn công vũ trang đang xảy ra hoặc sắp xảy ra". Tuyên bố cũng cho biết Chính phủ Anh sẽ báo cáo với Đại hội đồng Liên hợp quốc những biện pháp ứng phó của nước này liên quan đến tình hình căng thẳng trên Biển Đỏ.
Trong khi đó, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) cho biết cuộc tấn công do Mỹ dẫn đầu nhằm vào lực lượng Houthi là để bảo vệ hoạt động vận tải thương mại tại khu vực Biển Đỏ. Theo người phát ngôn NATO Dylan White, cuộc tấn công này "mang tính chất phòng thủ và nhằm bảo vệ quyền tự do hàng hải trên một trong những tuyến đường thủy quan trọng nhất thế giới". Quan chức này cũng kêu gọi Houthi chấm dứt các cuộc tấn công nhằm vào tàu hàng quốc tế đi qua Biển Đỏ.
Dự kiến tuần tới, các nhà ngoại giao Liên minh châu Âu (EU) sẽ nhóm họp thảo luận kế hoạch thành lập một phái bộ hải quân giúp bảo vệ hoạt động vận tải hàng hải trên Biển Đỏ. Kế hoạch này được đề xuất trước khi Anh và Mỹ không kích các mục tiêu của Houthi ở Yemen.
Tuy nhiên, cuộc không kích của Anh và Mỹ nhằm vào lực lượng Houthi tiếp tục vấp phải sự phản đối của các quốc gia Hồi giáo. Ngày 12/1, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan đã cảnh báo về nguy cơ leo thang căng thẳng trên Biển Đỏ. Trong khi đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Oman cho biết nước này lên án cuộc tấn công và quan ngại nguy cơ gia tăng xung đột ở khu vực. Bộ Ngoại giao Kuwait cũng ra tuyên bố bày tỏ lo ngại và kêu gọi các bên kiềm chế, tránh leo thang căng thẳng.
Iran tịch thu tàu chở dầu của Mỹ Truyền thông nhà nước Iran đưa tin, Tehran đã bắt giữ một tàu chở dầu thô của Mỹ trên đường đến Thổ Nhĩ Kỳ để trả đũa động thái tương tự của Washington vào năm ngoái, một sự việc có thể gây căng thẳng trong khu vực. Tàu chở dầu bị Iran bắt giữ. Ảnh Reuters. Hãng thông tấn nhà nước IRNA đưa...