Phong trào Chiếm lấy Phố Wall tiến vào Washington
Những người biểu tình của phong trào Chiếm lấy Phố Wall đã tiến vào thủ đô nước Mỹ Washington, bày tỏ phản đối sự bế tắc hiện nay trong việc đạt được một thỏa thuận về cắt giảm thâm hụt ngân sách.
Những người biểu tình đi bộ tiến vào Washington – Ảnh: AP
“Chúng tôi phải tiếp tục nêu lên vấn đề”, Hãng tin tài chính Bloomberg dẫn lời Michale Glazer, 26 tuổi, nói sau khi họ tiến vào quảng trường McPherson, nơi những người cùng chí hướng với họ thuộc phong trào Chiếm lấy DC đang cắm trại.
Video đang HOT
Glazer là một trong khoảng 70 người đã đi bộ từ New York, Philadelphia và Baltimore với mục tiêu nâng cao nhận thức của dư luận về tình trạng bất bình đẳng trong thu nhập. Nhóm này vẫy cờ và hô vang “Chúng tôi là 99%”, một câu khẩu hiệu của những người biểu tình đã lan nhanh từ New York tới các thành phố trên bốn châu lục.
Những người tuần hành, bao gồm cả một số người đã cắm trại ở công viên Zuccotti ở vùng hạ Manhattan, New York từ ngày 17-9, khởi hành ngày 9-11. Họ đã đi bộ 20 dặm (32 km) mỗi ngày và mang theo các băngrôn, biển hiệu trên đường. Những người biểu tình còn lại ở công viên Zuccotti đã bị cảnh sát Mỹ đàn áp và giải tán bằng hơi cay vào ngày 15-11.
Những người biểu tình được chào đón hân hoan tại quảng trường McPherson gần Nhà Trắng. Họ nói họ muốn chứng minh quan điểm của mình bằng cách tuần hành qua các khu dân cư nghèo khổ. Họ cũng đã ghé thăm các trường đại học, bao gồm Đại học Maryland, Đại học Park… trong chuyến đi cuối cùng để nhấn mạnh gánh nặng của các khoản vay sinh viên.
Một siêu ủy ban của Quốc hội Mỹ đã được thành lập để giải quyết vấn đề cắt giảm thâm hụt ngân sách. Nhưng ngày 21-11, ủy ban này công bố không thể đạt được thỏa thuận trong khoản cắt giảm chi tiêu tự động 1,2 nghìn tỉ USD mà những người biểu tình lo ngại sẽ làm ảnh hưởng tới các chương trình phúc lợi xã hội và người nghèo sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Ủy ban này còn thời hạn trong ngày hôm nay, 23-11 (giờ Mỹ) để bớt khỏi chi ngân sách liên bang khoản tiền 1,5 nghìn tỉ USD.
Cuộc biểu tình “không phải là một phong trào chính trị – Sarah Handyside, 28 tuổi, nói trong một cuộc phỏng vấn sau khi đến được Washington từ New York – Cuộc biểu tình là về việc tạo ra một xã hội mới, chứ không phải là một xã hội mà những đồng đôla quan trọng hơn nhu cầu của người dân”.
Theo Tuổi Trẻ
Phong trào "Chiếm lấy Phố Wall" chưa có điểm dừng
Đúng một tháng sau khi một nhóm vài trăm người chống chủ nghĩa tư bản dựng trại trước Sở Giao dịch chứng khoán New York, phong trào "Chiếm lấy Phố Wall" đã vượt biên giới nước Mỹ lan sang nhiều châu lục và bắt đầu thu hút được sự chú ý của Nhà Trắng, cho dù không ai biết làn sóng này sẽ cuốn đến đâu.
Phong trào "Chiếm lấy Phố Wall" đã lan sang đến nước Anh. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Ngày 17/10, chiến dịch "Chiếm lấy Phố Wall" tròn một tháng tuổi được tiếp thêm động lực mới với gần 300.000 USD trong tài khoản ngân hàng do các du khách ủng hộ và thu hút sự chú ý của toàn thế giới vào vấn đề bất bình đẳng kinh tế.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon bày tỏ sự cảm thông với những người biểu tình và cho rằng một số vấn đề có thể sẽ được các chính phủ xem xét.
Nhà lãnh đạo Liên hợp quốc cho rằng các Bộ trưởng Tài chính Nhóm các nước công nghiệp phát triển và các nền kinh tế mới nổi (G-20) nên lắng nghe những người biểu tình. Những vấn đề trong chương trình nghị sự như thường lệ, hoặc chỉ quan tâm đến các vấn đề kinh tế nội bộ sẽ không đưa ra bất cứ câu trả lời nào cho cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu rất nghiêm trọng.
Theo Tổng thư ký Ban Ki-moon, những gì đang diễn ra trên khắp thế giới, bắt đầu từ Phố Wall, cho thấy người dân đang thể hiện nỗi thất vọng và cố gắng gửi một thông điệp rất rõ ràng và dễ hiệu đến toàn thế giới.
Phong trào biểu tình chống Phố Wall ở Mỹ vẫn chưa có dấu hiệu lắng xuống, trái lại còn khơi nguồn cảm hứng cho các cuộc biểu tình trên khắp thế giới, thu hút hàng trăm người tham gia, chủ yếu là ở khu vực Bắc Mỹ và châu Âu.
Tại lễ khánh thành một công trình tưởng niệm cố mục sư Martin Luther King Jr. ngày 16/10, Tổng thống Mỹ Barack Obama cho rằng nhà lãnh đạo dân quyền nổi tiếng này, nếu còn sống," sẽ muốn chúng ta công khai phản đối sự tham lam của Phố Wall."
Trên khắp nước Mỹ, làn sóng biểu tình tiếp tục lan rộng bất chấp ngày càng có nhiều người bị bắt giữ. Theo hãng tin AP (Mỹ), hơn 350 người đã bị bắt trong các cuộc biểu tình ở sáu thành phố thuộc nhiều bang ở Mỹ.
Ngày 17/10, người biểu tình lại dựng trại ở công viên Zuccotti, gần khu Phố Wall ở New York, bắt đầu bước vào tháng thứ hai của cuộc biểu tình tại đây, với kế hoạch tiếp sức cho các cuộc biểu tình lớn quanh khu vực Quảng trường Thời đại diễn ra vào dịp cuối tuần.
Cùng lúc, bên kia bờ Đại Tây Dương, các cuộc biểu tình chống Phố Wall thậm chí còn thu hút đông người tham gia hơn thế. Lực lượng biểu tình này liên kết với các cuộc biểu tình kéo dài từ nhiều tháng nay nhằm phản đối các biện pháp thắt lưng buộc bụng của chính phủ.
Cuối tuần qua, tại Rome, hàng trăm người biểu tình quá khích đã trà trộn vào một đoàn diễu hành gồm hàng chục nghìn người, gây thiệt hại cho thành phố ước tính ít nhất 1 triệu euro (1,4 triệu USD).
Trong khi đó, hàng trăm nghìn người tham gia các cuộc biểu tình hòa bình trên khắp châu Âu, từ Tây Ban Nha, qua Đức, đến Thụy Sĩ, rồi Anh, Áo và cả Pháp.
Trang web của phong trào "Chiếm lấy Phố Wall" thông báo tiếp sau chiến dịch "Đoàn kết vì một sự thay đổi toàn cầu" cuối tuần qua, một cuộc biểu tình quy mô tương tự có thể sẽ diễn ra vào cuối tuần này./.
Theo TTXVN
Hội chứng "Chiếm lấy phố Wall" Lần đầu tiên, một phong trào phản kháng lan rộng tại 951 thành phố ở 82 quốc gia với khẩu hiệu "Đoàn kết vì một sự thay đổi toàn cầu". Dòng người biểu tình đổ về Quảng trường Thời đại tại New York, Mỹ Xuất phát từ phong trào "Chiếm lấy Phố Wall" tại thành phố New York (Mỹ) và "Những người phẫn...